bồi dưỡng hiệu trưởng trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
Xây dựng bộ máy quản lý hoạt động bồi dưỡng và tổ chức hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường THPT có vai trò quan trọng trong việc thực hiện thành công các kế hoạch đặt ra hướng tới đạt mục tiêu hình thành, nâng cao năng lực thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao của hiệu trưởng. Trong những năm gần đây, công tác này đang được Thành phố Hồ Chí Minh quan tâm thực hiện và ngày càng hoàn thiện, tuy nhiên, kết quả khảo sát ở bảng 2.9 cho thấy nhìn chung công tác tổ chức bộ máy quản lý hoạt động bồi dưỡng và tổ chức hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường THPT vẫn còn những bất cập, hạn chế nhất định (ĐTB = 3,37; ĐLC = 0,75 và ĐTB = 3,14; ĐLC = 0,65).
Bảng 2.13. Thực trạng về việc phân cấp quản lý hoạt động bồi dưỡng và tổ chức hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường trung học phổ thông
trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
TT Nội dung HT, PHT CBQL, GV
t(552) ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC
1
Xây dựng được bộ máy quản lý hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường trung học phổ thông từ cấp hệ thống (Bộ Giáo dục và Đào tạo) đến các Sở Giáo dục và Đào tạo
3.33 0.76 3.21 0.75 1.36
2
Xác định được chức năng, nhiệm vụ, phân công trách nhiệm cụ thể cho từng bộ phận, thành viên trong bộ máy quản lý hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường trung học phổ thông
3.73 0.94 3.21 0.74 4.93***
3
Xác định được mối quan hệ phối hợp, hỗ trợ, hợp tác giữa các bộ phận, thành viên trong bộ máy quản lý hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường trung học phổ thông
2.92 0.83 2.97 0.72 0.64
4
Xây dựng chương trình, nội dung tập huấn nâng cao năng lực cho các chủ thể quản lý hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường trung học phổ thông
3.35 0.93 3.13 0.78 2.02*
5 Tổ chức được các hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường trung học phổ thông phong phú và đa dạng, thiết thực với nhu cầu bồi dưỡng của hiệu trưởng trường trung học phổ
3.53 1.13 3.16 0.81 2.94**
TT Nội dung HT, PHT CBQL, GV
t(552) ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC
thông
Chung 3.37 0.75 3.14 0.65 2.73**
Ghi chú: 1≤ĐTB≤5; **: p < 0,01; ***: p< 0,001 Khi được hỏi về vấn đề này, một lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh cho biết: “Hàng năm, Sở Giáo dục và Đào tạo đã tham mưu cho thành phố xây dựng và triển khai các kế hoạch, tuy nhiên trong quá trình triển khai gặp nhiều khó khăn ở khâu phối hợp, hỗ trợ, hợp tác giữa các bộ phận, thành viên trong công tác bồi dưỡng hiệu trưởng trường THPT”.
Theo đánh giá của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng được khảo sát, những hạn chế lớn nhất trong công tác tổ chức bộ máy quản lý hoạt động bồi dưỡng và tổ chức hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường THPT ở Thành phố Hồ Chí Minh đó là:
- Chưa xác định được mối quan hệ phối hợp, hỗ trợ, hợp tác giữa các bộ phận, thành viên trong bộ máy quản lý hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường THPT (ĐTB = 2,92; ĐLC = 0,93).
- Chưa xây dựng được bộ máy quản lý hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường THPT theo cấp hệ thống (Bộ GD&ĐT) đến các Sở GD&ĐT (ĐTB = 3,33;
ĐLC = 0,76).
- Việc xây dựng chương trình, nội dung tập huấn nâng cao năng lực cho hiệu trưởng trường THPT của các chủ thể quản lý hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường THPT chưa tốt (ĐTB = 3,35; ĐLC = 0,93).
Kết quả khảo sát ở đối tượng lãnh đạo Sở và lãnh đạo các phòng chuyên môn của Sở GD&ĐT Thành phố Hồ Chí Minh, CBQL, giảng viên một số cơ sở bồi dưỡng hiệu trưởng trường THPT, giáo viên trường THPT cũng nhận được sự đồng tình về hạn chế lớn nhất trong công tác tổ chức bộ máy quản lý hoạt động bồi dưỡng và tổ chức hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường THPT ở Thành phố Hồ Chí Minh đó là Chưa xác định được mối quan hệ phối hợp, hỗ trợ, hợp tác giữa các bộ phận, thành viên trong bộ máy quản lý hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường
THPT (ĐTB = 2,97; ĐLC = 0,72).
Kết quả phân tích Independent - Samples T Test ở bảng 2.13 cũng cho thấy, mặc dù có 02 tiêu chí không có sự khác biệt về đánh giá, nhưng nhìn chung có sự khác biệt ý kiến đánh giá về công tác tổ chức bộ máy quản lý hoạt động bồi dưỡng và tổ chức hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường THPT giữa nhóm hiệu trưởng, phó hiệu trưởng và nhóm lãnh đạo Sở và lãnh đạo các phòng chuyên môn của Sở GD&ĐT Thành phố Hồ Chí Minh, CBQL, giảng viên một số cơ sở bồi dưỡng hiệu trưởng trường THPT, giáo viên trường THPT(t(552) = 3,73; p < 0,01).