Biện pháp 5: Quản lý hiệu quả hoạt động học tập, nghiên cứu thực tế đáp ứng mục tiêu đổi mới chương trình bồi dưỡng hiệu trưởng trường THPT

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố hồ chí minh đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục (Trang 209 - 212)

3.3.5.1. Mục đích, ý nghĩa của biện pháp

Hoạt động nghiên cứu thực tế giúp hiệu trưởng phát triển các phẩm chất, năng lực đã được bồi dưỡng hoặc đã được hình thành trong thực tiễn quản lý. Hoạt động nghiên cứu thực tế làm cho nội dung bồi dưỡng không bị bó hẹp trong giáo trình, sách vở, mà gắn liền với thực tiễn nhà trường; là con đường gắn lý thuyết với thực tiễn, tạo nên sự thống nhất giữa nhận thức với hành động, góp phần đáp ứng mục tiêu bồi dưỡng hiệu trưởng hiện nay.

Kết quả khảo sát cũng cho thấy, việc “Chỉ đạo thực hiện hoạt động thực tế đáp ứng yêu cầu của chương trình bồi dưỡng hiệu trưởng trường trung học phổ thông” hiện nay chưa đáp ứng được nguyện vọng của các đối tượng tham gia bồi dưỡng, nhất là trong bối cảnh Thành phố Hồ Chí Minh đang triển khai thực hiện

Mô hình trường tiên tiến, hiện đại theo xu thế hội nhập quốc tế” - đây là mô hình trường học mới ở Việt Nam với quyền tự chủ, trách nhiệm giải trình cao, quản trị nhà trường, quản lý giáo dục đẳng cấp quốc tế. Hoạt động nghiên cứu thực tế vì thế sẽ giúp cho đội ngũ hiệu trưởng nắm bắt được những mô hình phát triển, rút ra những bài học kinh nghiệm để vận dụng sáng tạo vào công tác lãnh đạo, quản trị nhà trường hiện nay.

Điều này càng đòi hỏi cấp bách hơn việc triển khai thực hiện hoạt động nghiên cứu thực tế cho hiệu trưởng các trường THPT trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh một cách thiết thực, dựa trên các mối quan hệ có liên quan, phù hợp với

đặc điểm, nhu cầu của hiệu trưởng, phù hợp với môi trường phát triển của Thành phố Hồ Chí Minh.

3.3.5.2. Nội dung biện pháp

- Sở GD&ĐT Thành phố Hồ Chí Minh tham mưu cho Trưởng Ban Chỉ đạo bồi dưỡng hiệu trưởng trường THPT yêu cầu trường được giao nhiệm vụ tổ chức bồi dưỡng phải đưa nội dung “nghiên cứu thực tế” vào chương trình bồi dưỡng cho hiệu trưởng. Tổ chức các hoạt động nghiên cứu thực tế cho hiệu trưởng là nội dung mới, do đó, trường được giao nhiệm vụ tổ chức bồi dưỡng phải tổ chức tập huấn để đội ngũ tổ chức các hoạt động nghiên cứu thực tế cho hiệu trưởng nắm chắc mục đích, ý nghĩa, yêu cầu và các hình thức tổ chức hoạt động nghiên cứu thực tế.

- “Mô hình trường tiên tiến, hiện đại theo xu thế hội nhập quốc tế” là mô hình trường học mới ở Việt Nam. Hoạt động nghiên cứu thực tế cần thiết phải được triển khai thực hiện nhiều ở các nước có nền giáo dục THPT phát triển. Do đó, trước khi tổ chức hoạt động nghiên cứu thực tế, ngoài kỹ năng nghiên cứu thực tế, trường được giao nhiệm vụ tổ chức bồi dưỡng hiệu trưởng cần phải bồi dưỡng năng lực nền tảng như sử dụng ngoại ngữ cho hiệu trưởng, trang bị cho hiệu trưởng các nội hàm cơ bản của các thuật ngữ mới như “quản trị nhà trường”,...

3.3.5.3. Cách thực hiện biện pháp

- Xác định địa điểm nghiên cứu thực tế: Các kiến thức đã được học cần thiết phải được đối chiếu, so sánh với thực tiễn quản lý của bản thân để đánh giá, rút kinh nghiệm, nhưng đồng thời, cũng phải được tận mắt nhìn thấy những mô hình triển khai hiệu quả. Do đó, Ban Chỉ đạo bồi dưỡng hiệu trưởng trường THPT Thành phố cần rà soát, định hướng những địa điểm trong và ngoài nước để trường được giao nhiệm vụ tổ chức bồi dưỡng đưa vào kế hoạch thực hiện.

- Trường được giao nhiệm vụ tổ chức bồi dưỡng phải xây dựng kế hoạch sớm, bảo đảm tính khoa học, cụ thể, chi tiết; phân công nhiệm vụ rõ ràng, chính xác. Kế hoạch nghiên cứu thực tế cần phải lấy ý kiến phản hồi của các đối tượng có liên quan và phải được Ban Chỉ đạo bồi dưỡng hiệu trưởng trường THPT Thành phố phê duyệt.

- Trường được giao nhiệm vụ tổ chức bồi dưỡng nghiên cứu tổ chức phong

phú các chủ đề, nội dung, hình thức nghiên cứu thực tế như:

+ Tổ chức cho hiệu trưởng tìm hiểu hoạt động tin học hóa các hoạt động quản trị tổ chức, hành chính của nhà trường (Quản trị tổ chức, hành chính nhà trường).

+ Tổ chức cho hiệu trưởng tìm hiểu cách thức huy động các nguồn tài chính hợp pháp theo quy định nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường (Quản trị tài chính nhà trường)

+ Tổ chức cho hiệu trưởng tìm hiểu cách thức huy động các nguồn lực để tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị và công nghệ trong dạy học, giáo dục học sinh nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của trường (Quản trị cơ sở vật chất, thiết bị và công nghệ trong dạy học, giáo dục học sinh của nhà trường).

+ Tổ chức cho hiệu trưởng tìm hiểu cách thức tạo lập được mô hình trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường (Xây dựng trường học an toàn, phòng chống được bạo lực học đường).

+ Tổ chức cho hiệu trưởng tìm hiểu cách thức tạo lập được môi trường ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy, học và quản trị nhà trường (Ứng dụng được công nghệ thông tin).

- Trường được giao nhiệm vụ tổ chức bồi dưỡng nghiên cứu triển khai phương thức đánh giá kết quả nghiên cứu thực tế. Theo đó, kết quả nghiên cứu thực tế cần đánh giá theo từng đối tượng được tham gia bồi dưỡng, không đánh giá theo nhóm. Như vậy, mỗi đối tượng được tham gia bồi dưỡng phải có một báo cáo kết quả nghiên cứu thực tế của riêng mình. Báo cáo đó có thể được trình bày trước Hội đồng đánh giá (hình thức bảo vệ) hoặc được chấm 2 vòng độc lập (hình thức chấm).

Trong số các thành viên của Ban đánh giá kết quả nghiên cứu thực tế, nên có đại diện lãnh đạo của cơ quan, đơn vị là nơi học viên đến nghiên cứu thực tế.

- Kết quả nghiên cứu thực tế của đối tượng được tham gia bồi dưỡng cần được xem xét, sử dụng một cách hiệu quả. Theo đó, các kiến nghị của hiệu trưởng với tư cách là người trực tiếp so sánh, phân tích, đối chiếu giữa thực tiễn và kiến thức được học, giữa nhà trường mình đang quản lý và các mô hình kiểu mẫu cần thiết phải được các cơ quan, đơn vị liên quan nghiên cứu kỹ; tiếp thu và tổ chức thực hiện nghiêm túc đối với những nội dung phù hợp. Thực tế cho thấy, không ít

những kiến nghị từ thực tiễn trải nghiệm rất có giá trị đối với sự phát triển về mọi mặt cho các trường THPT. Kết quả nghiên cứu thực tế của các lớp bồi dưỡng cần tiến hành phân loại một cách khoa học và lưu trữ cẩn trọng; tạo điều kiện để cán bộ nghiên cứu, giảng dạy, các đối tượng có liên quan tiếp cận, khai thác và sử dụng.

3.3.5.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

- Phải vận dụng các mối quan hệ để liên hệ địa điểm nghiên cứu thực tế, tạo điều kiện tốt nhất cho hiệu trưởng thực hiện các nghiên cứu của bản thân.

- Phải gắn hoạt động nghiên cứu thực tế của hiệu trưởng với các tình huống từ thực tiễn quản lý, những vấn đề cần giải quyết, gắn với các mô hình trường học mới cần được triển khai.

- Đội ngũ tổ chức hoạt động nghiên cứu thực tế của hiệu trưởng chỉ là người hỗ trợ, hướng dẫn, không được làm thay.

- Phát huy tối đa vai trò tự chủ, sáng tạo, kinh nghiệm của hiệu trưởng trong tổ chức hoạt động nghiên cứu thực tế.

- Chủ đề nghiên cứu thực tế của hiệu trưởng không ngoài “tầm với” kiến thức của hiệu trưởng; Không quá ôm đồm kiến thức; Phải cân đối giữa chiều sâu kiến thức và bề rộng vận dụng; kiến thức phải đi dần từ thấp lên cao; hiệu trưởng phải được trải nghiệm ý nghĩa của các chủ đề bồi dưỡng.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố hồ chí minh đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục (Trang 209 - 212)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(310 trang)
w