3.3.3.1. Mục đích, ý nghĩa của biện pháp
Đổi mới phương thức tổ chức hoạt động bồi dưỡng phù hợp với nội dung bồi dưỡng và đặc điểm hiệu trưởng trường THPT trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh là vận dụng phương thức tổ chức bồi dưỡng tích cực, phù hợp giúp nâng cao hiệu quả tiếp thu kiến thức của hiệu trưởng nhờ vào sự tương tác và đa dạng hóa các loại hình hoạt động của các lực lượng tham gia bồi dưỡng và sự chủ động dựa trên các hoạt động tích cực, chủ động sáng tạo của hiệu trưởng. Thực hiện linh hoạt các phương thức, chú trọng ứng dụng CNTT để giúp hiệu trưởng cân đối được thời gian công tác và thời gian tham gia bồi dưỡng, tạo sự cộng hưởng giữa các lực lượng tham gia bồi dưỡng và ý thức trách nhiệm tự giáo dục của hiệu trưởng, giúp hiệu trưởng xây dựng thái độ và phát triển tốt các năng lực để lãnh đạo và quản trị nhà trường hiệu quả.
3.3.3.2. Nội dung biện pháp
Để đáp ứng các nội dung bồi dưỡng mới, yêu cầu cao đối với các đối tượng tham gia bồi dưỡng trong bối cảnh khó bố trí thời gian để tham gia các lớp bồi dưỡng trực tiếp thì nên tập trung vào mô hình bồi dưỡng không trực tiếp, một mặt vừa phát huy vai trò chủ đạo của các lực lượng tổ chức bồi dưỡng, các lực lượng
này phải vừa có kiến thức vừa có kinh nghiệm quản lý, có khả năng tạo được cho đối tượng được bồi dưỡng niềm tin, lòng say mê, hứng thú với các chuyên đề bồi dưỡng và tạo ra môi trường hoạt động vui vẻ, thân thiện qua việc tìm tòi, lựa chọn và sử dụng phương thức nhằm tác động vào nhận thức, thái độ, tạo động lực, tạo điều kiện, khẳng định giá trị và tác động vào nhận thức cũng như khuyến khích hiệu trưởng tham gia phân tích, đúc rút bài học nhằm hình thành cho hiệu trưởng các phẩm chất, năng lực cần thiết, một mặt vừa phát huy tính chủ động, tich cực và thích ứng của đội ngũ hiệu trưởng trong bồi dưỡng thông qua mô hình bồi dưỡng bán trực tiếp, bồi dưỡng từ xa; bồi dưỡng trực tuyến bằng ứng dụng CNTT. Có thể xác định các cấu phần hoạt động của chính sách CNTT (Vai trò và ý nghĩa) trong hoạt động động bồi dưỡng như sau:
- Phát triển cơ sở vật chất: Cung cấp và phân bổ ngân sách cho các nguồn lực kỹ thuật;
- Đào tạo giảng viên: Phát triển chuyên môn cho giảng viên;
- Đổi mới nội dung chương trình và phương pháp sư phạm: Những thay đổi liên quan đến CNTT trong nội dung chương trình, phương pháp sư phạm và phương pháp đánh giá;
- Phát triển nội dung: Phát triển nội dung số hóa;
- Hỗ trợ kỹ thuật: Hỗ trợ kỹ thuật hoạt động.
3.3.3.3. Cách thức thực hiện biện pháp
Các chủ thể quản lý cần chỉ đạo các lực lượng trực tiếp tham gia bồi dưỡng cho hiệu trưởng có thể áp dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp “tấn công não”: giúp hiệu trưởng phát triển tư duy độc lập, mạnh dạn đưa ra ý tưởng, khuyến khích mọi người tham gia, khai thác kiến thức, kinh nghiệm của nhiều người.
- Phương pháp “giải quyết vấn đề”: nhằm huy động sự tham gia của tất cả hiệu trưởng vào việc giải quyết vấn đề một cách độc lập, sáng tạo, qua đó phát triển các khả năng đánh giá và tự đánh giá.
- Phương pháp “thảo luận nhóm”: giúp hiệu trưởng chủ động vào quá trình học tập, tạo cơ hội cho hiệu trưởng có thể chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, ý kiến để
giải quyết một vấn đề có liên quan đến nội dung bồi dưỡng. Do vậy, phương pháp này còn giúp hiệu trưởng hiểu biết sâu sắc, bền vững hơn làm cho việc chuyển tải thông tin mang tính cộng đồng hơn, vì mỗi hiệu trưởng tham gia vào hoạt động là một mắt xích trong quá trình trao đổi thông tin.
- Phương pháp “đóng vai”: giúp hiệu trưởng suy nghĩ sâu sắc về vấn đề trong tình huống giả định chứa đựng nội dung bồi dưỡng cần truyền tải. Đây là phương pháp nhằm giúp hiệu trưởng thực hành, “làm thử” và suy nghĩ sâu sắc về một vấn đề bằng cách tập trung vào một sự kiện cụ thể mà họ quan sát được và sau đó hiệu trưởng sẽ thảo luận, trao đổi với nhau. Đây là phương pháp sử dụng các kỹ năng tư duy phê phán, tư duy sáng tạo, kỹ năng ứng xử, gây hứng thú cho người học…
Các phương pháp trên chỉ mới giải quyết được việc nâng cao hiệu quả tiếp thu cho hiệu trưởng về các nội dung bồi dưỡng mới, để công tác bồi dưỡng phù hợp với đặc điểm hiệu trưởng các trường THPT trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, Sở Giáo dục và Đào tạo cần chỉ đạo, khuyến khích hiệu trưởng tự học, tự bồi dưỡng qua mạng, đồng thời chỉ đạo quyết liệt các trường được giao nhiệm vụ tổ chức bồi dưỡng ứng dụng CNTT để chuyển từ “Bồi dưỡng trực tiếp, tập trung” sang “Kết hợp học qua mạng và trực tiếp” hoặc “Tự học trực tuyến qua mạng, có sự hỗ trợ của lực lượng tham gia tổ chức bồi dưỡng”. Xin được đề xuất một số hình thức bồi dưỡng ứng dụng công nghệ cao theo định hướng đổi mới giáo dục và đào tạo giai đoạn hiện nay:
(1) Giảng dạy bằng bài giảng điện tử: Giảng dạy bằng bài giảng điện tử theo công nghệ e Learning có ưu điểm là tạo hứng thú cho cả thầy và trò trong buổi học nhờ có sự truyền đạt và tiếp nhận bài giảng thông qua những hình thức phong phú, đa dạng như hình ảnh, âm thanh bài giảng dễ hiểu hơn. Giảng viên không lo
“cháy” giáo án vì thời gian được kiểm soát bằng máy. Giảng viên được giảm nhẹ việc thuyết giảng, có điều kiện trao đổi, thảo luận với học viên về những vấn đề nảy sinh. Qua đó, học viên được kích thích khám phá tri thức qua thông tin thu nhận được, có thể nêu câu hỏi với giảng viên, giúp cho giờ học thêm sinh động. Giảng viên không phải soạn bài giảng nhiều lần mà chỉ cần đầu tư cho lần soạn đầu tiên và cập nhật, chỉnh sửa cho bài giảng tốt hơn vào những lần sau. Muốn có một tiết dạy
với bài giảng điện tử theo công nghệ e Learning có hiệu quả, đồi hỏi giảng viên phải dành nhiều thời gian cho việc sưu tầm, chuẩn bị chu đáo về tài liệu, kiến thức để có được những hình ảnh minh hoạ, âm thanh phục vụ cho bài giảng. Giảng viên viên phải biết sử dụng thành thạo máy tính và một số phần mềm hỗ trợ cho việc soạn bài giảng điện tử như PowerPoint, AutoCad… Điều này góp phần phát triển năng lực cá nhân của đội ngũ giảng viên.
(2) Tìm kiếm tài liệu, tra cứu thông tin trên mạng Internet: Ngày nay, cán bộ giảng dạy và học viên phải có thói quen và khả năng tự học để bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tích luỹ kiến thức. Tuy nhiên, người dạy và người học thường gặp khó khăn trong việc tìm kiếm tài liệu, tra cứu thông tin do các thư viên truyền thống chưa đáp ứng đủ nhu cầu học hỏi, tìm hiểu và nghiên cứu của họ.
Vì vậy, Internet và máy vi tính chính là một phương tiện giúp mỗi người tự học tốt nhất. Giảng viên và học viên có thể tìm kiếm, tra cứu tri thức về mọi lĩnh vực. Hiện nay, có hai cách để tìm kiếm các thông tin trên mạng Internet: tìm kiếm tĩnh và tìm kiếm động. Tìm kiếm tĩnh là sử dụng danh bạ website. Chỉ cần gõ chính xác địa chỉ website là người dùng có thể truy cập vào trang thông tin điện tử để khai thác thông tin. Tìm kiếm động là tìm kiếm trực tuyến, cách này sử dụng những địa chỉ website là công cụ tìm kiếm (Search Engine). Từ cửa sổ của các trang web đó, người truy cập chỉ cần gõ trực tiếp những từ hoặc cụm từ cần tìm và gõ phím Enter, các trang chủ sẽ kết nối (link) đến các địa chỉ chứa những từ hoặc cụm từ người sử dụng cần tìm. Khi đó giảng viên và học viên có thể in trực tiếp hoặc lưu trữ bằng cách down load các tài liệu liên quan.
(3) Tham khảo sách điện tử, giáo trình điện tử: Đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng tăng cường hoạt động tự học, tự nghiên cứu là vấn đề bức thiết đặt ra cho mỗi giảng viên và học viên. Để tăng cường tính chất nghiên cứu, biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo của học viên, người dạy, với tư cách là người hướng dẫn quá trình cần phải chỉ ra cho học viên cách tìm kiếm, khai thác những nguồn học liệu mở trên mạng công nghệ thông tin toàn cầu. Hiện nay, phần lớn các thư viện, nhà xuất bản, viện nghiên cứu, trường đại học, cao đẳng trong nước và nước ngoài đều có trang web riêng. Trên các trang web đó có đăng tải các
công trình nghiên cứu khoa học, các cuốn sách và giáo trình điện tử. Có thể nói, với sách điện tử và giáo trình trên mạng Internet, mỗi giảng viên và học viên có thể tham khảo hàng loạt cuốn sách và bài giảng khác nhau ở bất cứ thời gian và không gian nào. Mỗi người có thể tìm cuốn sách và giáo trình mình cần một nhanh chóng, có thể tham gia diễn đàn và trao đổi những suy nghĩ của mình về một cuốn sách hay một vấn đề quan tâm, có thể viết lại ghi nhớ, đánh dấu những thông tin quan trọng của cuốn sách, có thể chuyển từ trang sách này sang trang sách khác một cách đơn giản. Tại các website này, giảng viên và học viên có thể tìm kiếm trực tuyến kho giáo trình ở các trình độ. Ở các trang web này có hầu hết các giáo trình quy định trong chương trình đào tạo. Trong mỗi giáo trình, các tác giả đã giới thiệu đề cương bài giảng của mình, trình bày những ý tưởng và cách thức tổ chức bài học. Cùng một nội dung bài học quy định trong chương trình và giáo trình nhưng có rất nhiều cách khai thác và tổ chức bài học khác nhau. Mỗi giáo trình thường có hai phần.
Phần đầu giới thiệu một số thông tin cần thiết và bắt buộc như: tên học phần và trình độ; người soạn (bao gồm họ tên, chức danh và địa chỉ e mail); địa chỉ nơi người soạn công tác; tài liệu học tập và giảng dạy (ghi những tài liệu tham khảo, phương tiện dạy học, các trích đoạn băng hình và tiếng, các phần mềm dùng cho việc học, làm bài tập, nghiên cứu); khối lượng và cấu trúc học phần (nêu rõ số đơn vị học trình, số tiết lý thuyết, số tiết thực hành); các khái niệm dạy học (nêu các khái niệm cơ bản sẽ đề cập và trình bày trong bài giảng). Phần hai: nêu nội dung bài giảng. Độ ngắn, dài, khái quát hay chi tiết của phần này phụ thuộc vào sự trình bày của người soạn.
(4) Sử dụng các thiết bị điện tử vào quá trình dạy học: Quá trình bồi dưỡng cho học viên cần đẩy mạnh sử dụng các thiết bị nghe nhìn để tăng hiệu quả tiếp thu, ghi nhớ bài giảng của học viên, giảm bớt việc ghi, đọc, chép của giảng viên và học viên. Các nghiên cứu giáo dục cho thấy người học chỉ nhớ được 10% những gì đã đọc, 20% những gì đã nghe và khoảng 50% những gì họ nghe và thấy. Một số thiết bị nghe thường dùng trong nhà trường là máy ghi âm (cassette) + băng từ, máy ghi âm kỹ thuật số; các thiết bị nhìn như máy đèn chiếu (slide projector) + phim dương bản, máy phóng hình (overhead projector) + phim (film) A4, máy chiếu vật thể
(visual projector) + phim A4 hoặc vật thể, máy chiếu phim dương bản 35mm (hành động) + phim nhựa; các phương tiện nghe nhìn như máy chiếu phim video, băng từ + Ti vi (television), đầu đĩa VCD, DVD + các loại CD room + Ti vi, máy chiếu đa chức năng (multimedia projector)… Học viên được học tập thường xuyên trong môi trường có các thiết bị điện tử sẽ luôn tăng hứng thú học tập, phát huy khả năng tư duy sáng tạo. Phương pháp dạy và học có sự tham gia nhiều hơn của học viên bằng thảo luận nhóm, nêu ý kiến sẽ phát huy nhiều hơn tính chủ động trong tiếp nhận kiến thức. Cùng một thời lượng như nhau, nhưng số lượng kiến thức và kỹ năng sinh viên thu nhận lại nhiều hơn, cụ thể, sinh động, sâu sắc hơn. Số lượng bài tập thực hành của học viên cũng được rèn luyện nhiều hơn. Từ đó, kỹ năng tự học, tự nghiên cứu sẽ phát huy có hiệu quả cao hơn.
(5) Gửi, nhận văn bản bằng thư điện tử: Thư điện tử hay e mail (electronic mail) là một hệ thống chuyển nhận thư từ qua các mạng máy tính. Một e mail có thể được gửi đi ở dạng mã hoá hay dạng thông thường và được chuyển qua các mạng máy tính, đặc biệt là mạng Internet. Nó có thể chuyển mẫu thông tin (bằng chữ, hình ảnh, âm thanh, phim) từ một máy chủ tới một hay rất nhiều máy nhận trong cùng một thời điểm. Điều này rất cần thiết trong việc trao đổi, liên lạc giữa cán bộ giảng dạy và học viên. Hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã xây dựng hệ thống e mail có tên miền @moet.edu.vn trên nền gmail để cung cấp cho các đơn vị, cơ sở giáo dục trong cả nước sử dụng thống nhất. Hệ thống email @moet.edu.vn được sử dụng trên nền gmail có khá nhiều ưu điểm: có thể truy cập ở mọi nơi, mọi lúc bằng chương trình duyệt web (như Firefox, Internet Explore) với địa chỉ http://mail.moet.edu.vn; có thể tải e mail về máy bàn để dùng trên Outlook với giao thức POP3, nghĩa là có thể dùng ngay Outlook để xem email này; có thể gửi e mail cho một nhóm đối tượng người sử dụng, như gửi e mail cho toàn thể học viên của lớp, của khoa… Với hệ thống email này, giảng viên có thể cung cấp cho học viên những tài liệu mình có bằng cách gửi qua email. Ngược lại, học viên nếu tìm được những tài liệu có giá trị thì cũng có thể chuyển cho thầy, cô giáo của mình.
Mỗi khi học viên làm tiểu luận, viết báo cáo… thì có thể gửi qua e mail để giảng viên góp ý, sửa chữa trực tiếp trên máy tính. Một ưu điểm nữa là học viên có thể
viết thư điện tử xin phép các nhà khoa học, các nhà giáo để download các bài báo, các cuốn sách phục vụ cho việc học tập của bản thân.
(6) Tổ chức lớp học bồi dưỡng trực tuyến qua các ứng dụng công nghệ cao:
Ứng dụng các phần mềm tương tác từ xa để tổ chức bồi dưỡng trực tuyến cho học viên như: BigBlueButton - Mã nguồn mở do Tạp chí Điện tử xây dựng cho quá trình thử nghiệm - Free Test; VNPT E-Learning – Lớp học số thời 4.0; Zoom Meeting – Phần mềm dạy học trực tuyến miễn phí tốt nhất; Edubit – Nền tảng dạy học online chuyên nghiệp có phí; Thực hiện video giảng dạy online nhanh chóng qua ứng dụng Skype; Tổ chức lớp học trực tuyến miễn phí với ứng dụng meeting từ google: Hangouts meet; Áp dụng Workplace - Facebook vào dạy học trực tuyến;
Phần mềm học trực tuyến VioEdu; AIC Education; Kahoot giúp việc dạy học online trở nên đơn giản và vui vẻ hơn.
Các phần mềm này mã nguồn mở chạy trên nền tảng Web, hỗ trợ việc dạy học online hay hội nghị trực tuyến. Các tính năng hỗ trợ giảng dạy rất đa dạng và phong phú. Ngoài những tính năng cơ bản của một phần mềm hội nghị trực tuyến còn hỗ trợ thêm lớp học ảo để chia nhóm, có thể đặt lịch học để giảng viên nắm được lịch trình giảng dạy tiếp theo của mình, có thể tạo thăm dò ý kiến người học cùng với khả năng bảo mật tốt... Do đó, việc sử dụng phần mềm vào giảng dạy sẽ rất phù hợp. Để học trực tuyến miễn phí học viên chỉ cần truy cập đường dẫn và đăng ký tài khoản để tạo Room để lấy mã phòng. Học viên được cấp mã phòng là có thể join phòng học trực tuyến một cách dễ dàng.
Bên cạnh việc đảm bảo các tính năng của lớp học như: cập nhật tin tức, sự kiện, hệ thống, phân quyền, người dùng, khóa học, kho học liệu, kho tài liệu, ngân hàng câu hỏi, báo cáo,… các ứng dụng này không chỉ hỗ trợ cho học viên trong quá trình tìm lại kiến thức mà còn giúp ích cho giảng viên, giảm thiểu tài liệu, bài soạn, giúp việc giảng dạy trở nên đơn giản và nhanh chóng hơn. Đồng thời giúp nhà trường dễ dàng quản lý.
Mặt khác, các ứng dụng có thể giúp số hóa tài liệu, thiết kế bài giảng điện tử, giúp chuẩn bị tài liệu, thiết lập giáo án điện tử,… Các tư liệu có thể ở dạng phim, ảnh hoặc tài liệu, nhằm thu hút học viên. Ngoài ra còn hỗ trợ theo dõi học viên,