2.5.3. Thực trạng quản lý quy trình tổ chức hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường trung học phổ thông trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
2.5.3.3. Thực trạng phân bổ giảng viên thực hiện bồi dưỡng hiệu trưởng trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
Xu thế đổi mới phương pháp giảng dạy hiện nay là nhằm phát huy tối đa khả năng của người học, giúp người học tự khám phá và chiếm lĩnh tri thức. Đối với người học là các nhà quản lý, người dạy cần phát triển tối ưu năng lực trí tuệ, biết đặt và giải quyết vấn đề với tư cách là nhà giáo, nhà khoa học, nhà quản lý, nhà quản trị trường học năng động. Tổ chức bố trí giảng viên thực hiện bồi dưỡng vì vậy có vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả công tác bồi dưỡng hiệu trưởng trường THPT trong bối cảnh hiện nay.
Kết quả khảo sát ở bảng 2.23 cho thấy, nhóm hiệu trưởng, phó hiệu trưởng đánh giá công tác tổ chức bố trí giảng viên thực hiện bồi dưỡng hiệu trưởng trường THPT trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh nhìn chung đạt mức khá (3,4 ≤ ĐTB <
4,2); nhóm lãnh đạo Sở và lãnh đạo các phòng chuyên môn của Sở GD&ĐT Thành phố Hồ Chí Minh, CBQL, giảng viên một số cơ sở bồi dưỡng hiệu trưởng trường THPT, giáo viên trường THPT thì đánh giá các nội dung thuộc công tác Chỉ đạo bố trí giảng viên thực hiện bồi dưỡng hiệu trưởng trường THPT nhìn chung chỉ đạt mức trung bình (2,6 ≤ ĐTB < 3,4).
Bảng 2.23. Thực trạng phân bổ giảng viên thực hiện bồi dưỡng
hiệu trưởng trường trung học phổ thông trên địa bànThành phố Hồ Chí Minh
TT Nội dung HT, PHT CBQL, GV
t(552)
ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC
1 Bố trí giảng viên có trình độ chuyên môn
đáp ứng được yêu cầu của khóa bồi dưỡng 3.80 0.99 3.38 0.70 3.74***
2 Bố trí giảng viên áp dụng được kinh
nghiệm thực tiễn vào chuyên đề giảng dạy 3.36 0.93 3.33 0.88 0.67 3 Bố trí giảng viên sử dụng các phương pháp
giảng dạy phù hợp 3.65 0.96 3.43 0.86 2.04*
4 Bố trí giảng viên sử dụng phương pháp
kiểm tra, đánh giá phù hợp 3.85 0.98 3.37 0.84 4.33***
Chung 3.67 0.84 3.38 0.74 3.09**
Ghi chú: 1≤ĐTB≤5; *: p < 0,05; **: p < 0,01; ***: p< 0,001
Cả 02 nhóm đối tượng được khảo sát đều đánh giá nội dung thực hiện thấp nhất là “Tổ chức bố trí giảng viên áp dụng được kinh nghiệm thực tiễn vào chuyên đề giảng dạy” (ĐTB = 3,36; ĐLC = 0,93 và ĐTB = 3,33 và ĐLC = 0,88), nội dung này chỉ được đánh giá ở mức trung bình (2,6 ≤ ĐTB < 3,4). Một số giảng viên tham gia giảng dạy các lớp bồi dưỡng hiệu trưởng trường THPT trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh cũng cho biết: “Mặc dù rất muốn lồng ghép kinh nghiệm thực tiễn, các thông tin mới vào nội dung bài học nhưng hoặc là do cá nhân chưa từng trải qua công tác quản lý nhà trường, hoặc do nhu cầu bồi dưỡng của các đơn vị quá lớn, giảng viên thường phải dành hết thời gian đứng lớp, ít có thời gian cập nhật các kiến thức mới, chưa sâu sát với nhu cầu học tập của các đối tượng được bồi dưỡng”.
Để đáp ứng được yêu cầu của người học hiện nay, người dạy với vai trò tổ chức, hướng dẫn quá trình sư phạm phải là tấm gương tự học, tự bồi dưỡng, thành thạo trong các kỹ năng tự học; người thầy có tự học, tự bồi dưỡng mới tự cập nhật được thông tin, làm chủ được tri thức, chuyên môn và đáp ứng tốt nhất việc nâng cao chất lượng bồi dưỡng. Bên cạnh đó, mặc dù chưa thực sự hài lòng về giảng viên nhưng các đối tượng tham gia bồi dưỡng vẫn thiếu các thông tin về giảng viên, chưa có sự lựa chọn giảng viên thực hiện bồi dưỡng. Đây chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến hiệu quả hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường THPT trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh chưa cao. Do đó, cần có những nghiên cứu chỉ đạo, bố trí giảng viên có kiến thức, kinh nghiệm tham gia các giảng dạy các khóa bồi dưỡng hiệu trưởng trường THPT trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
2.5.3.4. Thực trạng tổ chức thực hiện phương thức bồi dưỡng hiệu trưởng trường trung học phổ thông trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
Kết quả khảo sát ở bảng 2.24 cho thấy, nhóm hiệu trưởng, phó hiệu trưởng đánh giá công tác tổ chức thực hiện phương thức bồi dưỡng hiệu trưởng trường THPT trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh nhìn chung đạt mức khá (3,4 ≤ ĐTB
< 4,2); nhóm lãnh đạo Sở và lãnh đạo các phòng chuyên môn của Sở GD&ĐT Thành phố Hồ Chí Minh, CBQL, giảng viên một số cơ sở bồi dưỡng hiệu trưởng trường THPT, giáo viên trường THPT thì đánh giá các nội dung thuộc công tác Chỉ đạo thực hiện phương thức bồi dưỡng hiệu trưởng trường THPT trên địa bàn
Thành phố Hồ Chí Minh nhìn chung chỉ đạt mức trung bình (2,6 ≤ ĐTB < 3,4).
Cụ thể qua bảng:
Bảng 2.24. Thực trạng tổ chức thực hiện phương thức bồi dưỡng hiệu trưởng trường trung học phổ thông trên địa bànThành phố Hồ Chí Minh
TT Nội dung HT, PHT CBQL, GV t(552)
ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC
1 Thực hiện phương thức bồi dưỡng phù
hợp với nội dung bồi dưỡng 3.28 0.76 3.16 0.73 1.08 2 Thực hiện phương thức bồi dưỡng phù
hợp với đối tượng bồi dưỡng 3.49 0.72 3.34 0.83 1.33 3 Thực hiện phương thức bồi dưỡng phù
hợp với thời gian bồi dưỡng 3.91 0.94 3.20 0.69 6.39***
Chung 3.56 0.71 3.23 0.66 3.62***
Ghi chú: 1≤ĐTB≤5; ***: p< 0,001 Cả 02 nhóm đối tượng được khảo sát đều đánh giá nội dung thực hiện thấp nhất là “Chỉ đạo thực hiện phương thức bồi dưỡng phù hợp với nội dung bồi dưỡng” (ĐTB = 3,28; ĐLC = 0,76 và ĐTB = 3,16 và ĐLC = 0,73), nội dung này chỉ được đánh giá ở mức trung bình (2,6 ≤ ĐTB < 3,4). Đánh giá này phù hợp với kết quả khảo sát ở bảng 2.20 (thực trạng về hiệu quả thực hiện các phương thức bồi dưỡng hiệu trưởng trường THPT). Điều này cho thấy cần phải tăng cường ứng dụng CNTT, chuyển phương thức bồi dưỡng “trực tiếp, tập trung” như hiện nay sang “kết hợp học qua mạng và trực tiếp” hoặc “Tự học trực tuyến qua mạng, có sự hỗ trợ của cán bộ quản lý cơ sở giáo dục cốt cán hoặc chuyên gia từ các cơ sở bồi dưỡng” để phù hợp với nội dung bồi dưỡng, đối tượng bồi dưỡng và thời gian tham gia bồi dưỡng của hiệu trưởng các trường THPT trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
2.5.3.5. Thực trạng việc thực hiện quy chế và phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của hiệu trưởng tham gia khoá bồi dưỡng hiệu trưởng trường trung học phổ thông khu vực thành phố Hồ Chí Minh
Hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập là cơ sở quan trọng nhất để đánh giá kết quả học tập của hiệu trưởng tham gia khoá bồi dưỡng.
Bảng 2.25. Thực trạng việc thực hiện quy chế và phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của hiệu trưởng tham gia khoá bồi dưỡng hiệu trưởng trường trung học phổ thông trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
TT Nội dung HT, PHT CBQL, GV
t(552)
ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC
1
Tổ chức thực hiện các phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập phù hợp với đối tượng tham gia khoá bồi dưỡng, phù hợp với chương trình bồi dưỡng
3.28 0.57 3.14 0.87 0.94
2
Tổ chức thực hiện quy chế trongkiểm tra, đánh giá kết quả học tập của hiệu trưởng trường trung học phổ thông khách quan, chính xác, kịp thời
4.01 0.86 3.21 0.88 7.42***
Chung 3.65 0.66 3.18 0.83 5.10***
Ghi chú: 1≤ĐTB≤5; ***: p< 0,001 Kết quả khảo sát ở bảng 2.25 cho thấy, cả 02 nhóm đối tượng được khảo sát đều cho rằng việc “Thực hiện các quy chế và phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập phù hợp với đối tượng tham gia khoá bồi dưỡng, phù hợp với chương trình bồi dưỡng” được thực hiện chỉ ở mức trung bình (2,6 ≤ ĐTB < 3,4). Thực tế cũng cho thấy, kết thúc các khóa bồi dưỡng, các đối tượng tham gia chủ yếu viết thu hoạch, làm báo cáo chuyên đề hoặc tiểu luận; các hoạt động này thường theo cấu trúc quy định sẵn, chưa phù hợp với đặc thù công tác quản lý tại các trường THPT ở thành phố phát triển lớn nhất nước, và cũng chưa phát huy được sự sáng tạo của các đối tượng tham gia khóa bồi dưỡng. Thực trạng này đòi hỏi phải có nghiên cứu nghiêm túc để đề xuất phương án thực hiện có hiệu quả, có chất lượng, thiết thực các hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của hiệu trưởng tham gia khóa bồi dưỡng hiệu trưởng như hiện nay.
Kết quả phân tích Independent - Samples T Test ở bảng 2.25 cũng cho thấy, có sự khác biệt lớn về ý kiến về đánh giá công tác tổ chức thực hiện hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của hiệu trưởng tham gia khóa bồi dưỡng hiệu trưởng trường THPTtrên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giữa nhóm hiệu trưởng, phó hiệu trưởng và nhóm lãnh đạo Sở và lãnh đạo các phòng chuyên môn của Sở GD&ĐT Thành phố Hồ Chí Minh, CBQL, giảng viên một số cơ sở bồi dưỡng hiệu trưởng trường THPT, giáo viên trường THPT(t(552) = 5,10; p < 0,001).
2.5.3.6. Thực trạng việc kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
Công tác tổ chức kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường THPT có vai trò quan trọng trong việc tìm ra, khẳng định những ưu điểm, phát hiện những hạn chế, sai sót, kịp thời thực hiện điều chỉnh cần thiết để hoạt động bồi dưỡng được thực hiện đúng hướng, đảm bảo thực hiện mục tiêu quản lý. Kết quả khảo sát ở bảng 2.26 cho thấy, công tác này đang được thực hiện chưa tốt tại Thành phố Hồ Chí Minh (ĐTB = 3,40; ĐLC = 0,69 và ĐTB = 3,18; ĐLC = 0,64).
Bảng 2.26. Thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng
hiệu trưởng trường trung học phổ thông trên địa bànThành phố Hồ Chí Minh
TT Nội dung HT, PHT CBQL, GV
t(552) ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC
1
Nắm được mục đích của hoạt động kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng
trường trung học phổ thông 3.49 0.70 3.22 0.81 2.73*
2 Xây dựng được các tiêu chuẩn, tiêu chí đánh
giá cụ thể, rõ ràng 3.31 1.00 3.07 0.74 1.83*
3
Chuẩn bị được lực lượng kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường trung
học phổ thông 3.36 0.77 3.22 0.68 1.58
4
Xây dựng được kế hoạch kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường trung
học phổ thông theo từng năm học 3.47 0.85 3.23 0.83 1.76 5 Đánh giá, rút kinh nghiệm, thực hiện các điều
chỉnh kịp thời sau đánh giá 3.35 0.90 3.18 0.77 1.32
Chung 3.40 0.69 3.18 0.64 2.18*
Ghi chú: 1≤ĐTB≤5; *: p < 0,05 Các đối tượng được khảo sát đều đánh giá công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường THPT trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh được thực hiện chưa tốt thể hiện ở các nội dung:
- Chưa xây dựng được các tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá cụ thể, rõ ràng.
- Chưa chuẩn bị được lực lượng kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường THPT.
- Việc đánh giá, rút kinh nghiệm, thực hiện các điều chỉnh kịp thời sau đánh
giá chưa được thực hiện một cách nghiêm túc, đầy đủ.
Đồng quan điểm với nhận định này, một lãnh đạo Sở GD&ĐT Thành phố Hồ Chí Minh cho biết: “Từ năm 2016 đến tháng 8 năm 2018, Sở Giáo dục và Đào tạo đã phối hợp tổ chức 23 lớp đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ cho 2.722 cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên. Ủy ban nhân dân thành phố cũng giao cho Sở Giáo dục và Đào tạo thực hiện việc tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá kết quả công tác đào tạo, bồi dưỡng để kịp điều chỉnh, bổ sung kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, tuy nhiên, trong thời gian qua Sở Giáo dục và Đào tạo chủ yếu nắm thông tin qua văn bản mà chưa chưa tiến hành kiểm tra thực tế để nắm tình hình”.
Trong công tác quản lý, nếu các nhà quản lý thiếu kiểm tra, đánh giá, hoặc thực hiện công tác này chưa tốt thì coi như đã đánh mất chức năng quản lý của mình. Không thực hiện tốt khâu quan trọng này, người quản lý sẽ không thể đánh giá được chính xác mức độ và hiệu quả của việc thực hiện kế hoạch đã đề ra, không thể rút ra được những bài học kinh nghiệm quý giá để có sự điều chỉnh trong quá trình thực hiện kế hoạch. Công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường THPT cần được Sở GD&ĐT Thành phố Hồ Chí Minh quan tâm thực hiện nhằm đảm bảo sự công bằng, chính xác, thường xuyên và liên tục hơn. Có như vậy mới phát huy được vai trò của bộ phận quản lý, từ đó nâng cao hiệu quả công tác bồi dưỡng hiệu trưởng trường THPT trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
Kết quả phân tích Independent - Samples T Test ở bảng 2.26 cũng cho thấy, có sự khác biệt ý kiến về đánh giáCông tác kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường THPT giữa nhóm hiệu trưởng, phó hiệu trưởng và nhóm lãnh đạo Sở và lãnh đạo các phòng chuyên môn của Sở GD&ĐT Thành phố Hồ Chí Minh, CBQL, giảng viên một số cơ sở bồi dưỡng hiệu trưởng trường THPT, giáo viên trường THPT(t(552) = 2,18; p < 0,05).