* Tổ chức triển khai thử nghiệm giai đoạn 1 3.6.4.1. Tổ chức nghiên cứu chuẩn hiệu trưởng
Ngày 20 tháng 7 năm 2018, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã ban hành Thông tư số 14/2018/TT-BGDĐT ban hành Quy định chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông, có 5 tiêu chuẩn với 18 tiêu chí. Căn cứ trên chuẩn hiệu trưởng, bộ ban hành Thông tư số 18/2019/TT-BGDĐT về chương trình bồi dưỡng thường xuyên cho cán bộ quản lý trung học phổ thông. Cụ thể như sau:
Tiêu chuẩn 1. Phẩm chất nghề nghiệp - Tiêu chí 1. Đạo đức nghề nghiệp
- Tiêu chí 2. Tư tưởng đổi mới trong lãnh đạo, quản trị nhà trường - Tiêu chí 3. Năng lực phát triển chuyên môn, nghiệp vụ bản thân Tiêu chuẩn 2. Quản trị nhà trường
- Tiêu chí 4. Tổ chức xây dựng kế hoạch phát triển nhà trường - Tiêu chí 5. Quản trị hoạt động dạy học, giáo dục học sinh - Tiêu chí 6. Quản trị nhân sự nhà trường
- Tiêu chí 7. Quản trị tổ chức, hành chính nhà trường - Tiêu chí 8. Quản trị tài chính nhà trường
- Tiêu chí 9. Quản trị cơ sở vật chất, thiết bị và công nghệ trong dạy học, giáo dục học sinh của nhà trường
- Tiêu chí 10. Quản trị chất lượng giáo dục trong nhà trường Tiêu chuẩn 3. Xây dựng môi trường giáo dục
- Tiêu chí 11. Xây dựng văn hóa nhà trường
- Tiêu chí 12. Thực hiện dân chủ cơ sở trong nhà trường
- Tiêu chí 13. Xây dựng trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường Tiêu chuẩn 4. Phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình, xã hội
- Tiêu chí 14. Phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội để thực hiện hoạt động dạy học cho học sinh
- Tiêu chí 15. Phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội để thực hiện giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh
- Tiêu chí 16. Phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội trong huy động và sử dụng nguồn lực để phát triển nhà trường
Tiêu chuẩn 5. Sử dụng ngoại ngữ và công nghệ thông tin - Tiêu chí 17. Sử dụng ngoại ngữ
- Tiêu chí 18. Ứng dụng công nghệ thông tin
Các tiêu chí đều có biểu hiện cấp độ đạt được trong phát triển phẩm chất, năng lực. Có ba mức đối với mỗi tiêu chí theo cấp độ tăng dần: mức đạt, mức khá và mức tốt; mức cao hơn đã bao gồm các yêu cầu ở mức thấp hơn liền kề.
3.6.4.2. Xây dựng công cụ và tiến hành khảo sát về mức độ phù hợp của nội dung bồi dưỡng cho cán bộ quản lý các trường trung học phổ thông trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay
(1) Nghiên cứu nội dung bồi dưỡng của Trường Cán bộ quản lý giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh đang triển khai thực hiện bồi dưỡng CBQL các trường THPT trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, theo Quyết định số 382/QĐ-BGD&ĐT ngày 20 tháng 01 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT với 5 Module với 19 chuyên đề bồi dưỡng như sau [5]:
Module 1: Đường lối phát triển giáo dục và đào tạo Việt Nam - Chuyên đề 1: Đường lối phát triển giáo dục và đào tạo
Module 2: Lãnh đạo và quản lý
- Chuyên đề 2: Tổng quan về Khoa học quản lý và Quản lý giáo dục - Chuyên đề 3: Quản lý sự thay đổi
Module 3: Quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo
- Chuyên đề 4: Quản lý hành chính nhà nước về giáo dục và đào tạo
- Chuyên đề 5: Quản lý và thực thi hệ thống văn bản quản lý nhà nước trong giáo dục và đào tạo
- Chuyên đề 6: Thanh tra, kiểm tra trong giáo dục phổ thông
- Chuyên đề 7: Đánh giá, kiểm định chất lượng giáo dục phổ thông Module 4: Quản lý cơ sở giáo dục
- Chuyên đề 8: Lập kế hoạch phát triển trường phổ thông
- Chuyên đề 9: Quản lý hoạt động dạy học và hoạt động giáo dục trong trường phổ thông
- Chuyên đề 10: Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng và sáng kiến kinh nghiệm tại các trường phổ thông
- Chuyên đề 11: Quản lý nhân sự trong trường phổ thông
- Chuyên đề 12: Quản lý tài chính, tài sản trong trường phổ thông
- Chuyên đề 13: Xây dựng và phát triển các mối quan hệ của trường phổ thông - Chuyên đề 14: Xây dựng và phát triển văn hóa nhà trường
- Chuyên đề 15: Ứng dụng CNTT và truyền thông trong trường phổ thông Module 5: Các kỹ năng hỗ trợ quản lý
- Chuyên đề 16: Kỹ năng đàm phán và tổ chức cuộc họp - Chuyên đề 17: Kỹ năng ra quyết định
- Chuyên đề 18: Kỹ năng làm việc nhóm - Chuyên đề 19: Phong cách lãnh đạo
Ngoài 5 Module với 19 chuyên đề, nội dung bồi dưỡng còn có Tham quan học tập kinh nghiệm quản lý ngoài tỉnh, nghiên cứu thực tế tại cơ sở và viết 1 tiểu luận cuối khóa.
(2) Xây dựng phiếu khảo sát về mức độ phù hợp của nội dung bồi dưỡng hiện nay (đang được Trường Cán bộ quản lý giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện) so với yêu cầu của quy định về chuẩn hiệu trưởng theo quy định tại Thông tư số 14/2018/TT-BGDĐT và Thông tư số 18/2019/TT-BGDĐT về chương trình bồi dưỡng thường xuyên cho cán bộ quản lý trung học phổ thông (Phụ lục 5). Các tiêu chí trong phiếu đánh giá theo 5 cấp độ: 1. Hoàn toàn không phù hợp, 2. Không phù hợp, 3. Bình thường, 4. Khá phù hợp, 5. Rất phù hợp.
(3) Tiến hành khảo sát về mức độ phù hợp của nội dung bồi dưỡng hiện nay (đang được Trường Cán bộ quản lý giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện) so với yêu cầu đổi mới giáo dục của quy định về chuẩn hiệu trưởng theo quy định tại
Thông tư số 14/2018/TT-BGDĐT. Chúng tôi căn cứ vào điểm trung bình của các tiêu chí khảo sát rơi vào khoảng nào: 1, 2, 3, 4 hay 5 để đưa ra nhận định. Khoảng phân biệt giữa các mức độ là 0,8 [theo công thức (Max - Min)/n], như vậy ĐTB quy ước cho các mức độ là:
- Mức 1 (thấp nhất: Hoàn toàn không phù hợp): 1 ≤ ĐTB < 1,8
- Mức 2: 1,8 ≤ ĐTB < 2,6
- Mức 3 (trung bình: Bình thường): 2,6 ≤ ĐTB < 3,4
- Mức 4: 3,4 ≤ ĐTB < 4,2
- Mức 5 (cao nhất: Rất phù hợp): 4,2 ≤ ĐTB ≤ 5
Nghiên cứu xây dựng nội dung bồi dưỡng cho cán bộ quản lý các trường trung học phổ thông trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh phù hợp với chuẩn hiệu trưởng. Nội dung bồi dưỡng tương ứng với các yêu cầu của các tiêu chí thuộc tiêu chuẩn theo quy định về chuẩn hiệu trưởng được thể hiện như sau:
(I) Yêu cầu của chuẩn hiệu trưởng về phẩm chất nghề nghiệp (Tiêu chuẩn 1)
(1) Tiêu chí 1. Đạo đức nghề nghiệp
Nội dung bồi dưỡng 1: Nâng cao phẩm chất đạo đức nghề nghiệp trong quản trị cơ sở giáo dục phổ thông hiện nay, gồm: Các quy định đạo đức nhà giáo và yêu cầu đạo đức nghề nghiệp đối với CBQL cơ sở giáo dục phổ thông; Kế hoạch hành động và tổ chức thực hiện giáo dục đạo đức, lối sống trong nhà trường; Phát hiện, ngăn ngừa các biểu hiện vi phạm đạo đức của giáo viên, nhân viên, học sinh.
(2) Tiêu chí 2. Tư tưởng đổi mới trong lãnh đạo, quản trị nhà trường
Nội dung bồi dưỡng 2: Đổi mới quản trị nhà trường trong bối cảnh đổi mới giáo dục, gồm: Bối cảnh đổi mới giáo dục, đổi mới chương trình giáo dục phổ thông; Khái quát chung về quản trị trường THPT trong bối cảnh đổi mới giáo dục, đổi mới chương trình giáo dục phổ thông; Yêu cầu, nội dung quản trị trường THPT trong bối cảnh đổi mới giáo dục, đổi mới chương trình giáo dục phổ thông.
(3) Tiêu chí 3. Năng lực phát triển chuyên môn, nghiệp vụ bản thân
Nội dung bồi dưỡng 3: Phát triển chuyên môn, nghiệp vụ của CBQL trường THPT, gồm: Tầm quan trọng của việc phát triển chuyên môn, nghiệp vụ của CBQL trường THPT; Yêu cầu, nội dung và phương thức phát triển
(II) Yêu cầu của chuẩn hiệu trưởng về quản trị nhà trường (Tiêu chuẩn 2)
(1) Tiêu chí 4. Tổ chức xây dựng kế hoạch phát triển nhà trường
Nội dung bồi dưỡng 4: Tổ chức xây dựng kế hoạch phát triển trường THPT gồm: Khái quát chung về kế hoạch năm học, kế hoạch phát triển trường THPT; Nội dung, phương pháp và quy trình về xây dựng kế hoạch năm học, kế hoạch phát triển trường THPT; Giám sát, đánh giá việc thực hiện kế hoạch năm học, kế hoạch phát triển trường THPT.
(2) Tiêu chí 5. Quản trị hoạt động dạy học, giáo dục học sinh
Nội dung bồi dưỡng 5: Quản trị hoạt động dạy học, giáo dục trong trường THPT, gồm: Khái quát chung về quản trị hoạt động dạy học, giáo dục trong trường THPT theo chương trình giáo dục phổ thông; Kế hoạch dạy học và giáo dục theo yêu cầu phát triển phẩm chất, năng lực học sinh; Phân công, hướng dẫn, giám sát, đánh giá giáo viên, tổ chuyên môn thực hiện hoạt động dạy học và giáo dục trong trường THPT.
(3) Tiêu chí 6. Quản trị nhân sự nhà trường
Nội dung bồi dưỡng 6: Quản trị nhân sự trong trường THPT, bao gồm:
Thực trạng đội ngũ CBQL, giáo viên, nhân viên (số lượng, cơ cấu, chất lượng); Việc tham mưu tuyển dụng, sử dụng đội ngũ;
Triển khai việc đánh giá, sàng lọc và bồi dưỡng cho CBQL, giáo viên, nhân viên; Tạo động lực làm việc, phát triển năng lực nghề nghiệp cho CBQL, giáo viên, nhân viên trong nhà trường; quản lý, giải quyết mâu thuẫn, xung đột trong nhà trường.
(4) Tiêu chí 7. Quản trị tổ chức, hành chính nhà trường
Nội dung bồi dưỡng 7: Quản trị tổ chức, hành chính nhà trường trong trường THPT, gồm: Quản trị hoạt động văn thư, lưu trữ; hoạt động tổ chuyên môn và các bộ phận khác trong trường THPT (các hình thức tổ chức, điều hành hoạt động…); Sắp xếp bộ máy trong trường theo hướng tinh gọn, hiệu quả; Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản trị tổ chức, hành chính nhà trường.
(5) Tiêu chí 8. Quản trị tài chính nhà trường
Nội dung bồi dưỡng 8: Quản trị tài chính trường THPT theo hướng tăng cường tự chủ và trách nhiệm giải trình, gồm: Hoạt động quản trị tài chính trong trường THPT (xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ; lập dự toán ngân sách; quản lý thu - chi; báo cáo tài chính; kiểm tra tài chính; công khai tài chính); Sử dụng hiệu quả các nguồn tài chính và huy động các nguồn tài chính hợp pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; Quản trị tài chính trường THPT theo hướng tăng cường tự chủ và trách nhiệm giải trình.
(6) Tiêu chí 9. Quản trị cơ sở vật chất, thiết bị và công nghệ trong dạy học, giáo dục học sinh của nhà trường
Nội dung bồi dưỡng 9: Quản trị cơ sở vật chất, thiết bị và công nghệ trong dạy học, giáo dục học sinh ở trường THPT, gồm: Các quy định hiện hành về quản trị cơ sở vật chất, thiết bị và công nghệ trong dạy học, giáo dục học sinh của trường THPT; Nội dung, biện pháp quản trị cơ sở vật chất, thiết bị và công nghệ trong dạy học, giáo dục học sinh ở trường THPT; Huy động các nguồn lực để tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị và công nghệ trong dạy học, giáo dục học sinh ở trường THPT nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
(7) Tiêu chí 10. Quản trị chất lượng giáo dục trong nhà trường
Nội dung bồi dưỡng 10: Quản trị chất lượng giáo dục trường THPT, gồm:
Các quy định hiện hành về chất lượng và quản trị chất lượng trong giáo dục;
Các hoạt động quản trị chất lượng giáo dục trong trường trung học phổ thông;
Quản trị chất lượng nhà trường để phát triển chất lượng bền vững đối với trường THPT.
(III) Yêu cầu của chuẩn hiệu trưởng về xây dựng môi trường giáo dục (Tiêu chuẩn 3)
(1) Tiêu chí 11. Xây dựng văn hóa nhà trường
Nội dung bồi dưỡng 11: Xây dựng văn hóa nhà trường ở trường THPT, gồm các nội dung: Khái quát chung về xây dựng văn hóa nhà trường ở trường THPT;
Các con đường xây dựng văn hóa nhà trường ở trường THPT; Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, thân thiện ở trường THPT.
(2) Tiêu chí 12. Thực hiện dân chủ cơ sở trong nhà trường
Nội dung bồi dưỡng 12: Tổ chức thực hiện quy chế dân chủ trong trường THPT gồm các nội dung: Khái quát chung về thực hiện dân chủ trong nhà trường;
Nguyên tắc, nội dung, hình thức thực hiện quy chế dân chủ trong trường THPT;Xây dựng và tổ chức thực hiện quy chế dân chủ và tạo lập môi trường dân chủ trong trường THPT.
(3) Tiêu chí 13. Xây dựng trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường Nội dung bồi dưỡng 13: Xây dựng trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường trong trường THPT, gồm: Quy định chung về xây dựng trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường trong trường THPT; Các nguy cơ tiềm ẩn về tình trạng mất an toàn và bạo lực học đường trong trường THPT; Xây dựng kế hoạch hành động về xây dựng trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường trong trường THPT.
(VI) Yêu cầu của chuẩn hiệu trưởng về phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình, xã hội (Tiêu chuẩn 4)
(1) Tiêu chí 14. Phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội để thực hiện hoạt động dạy học cho học sinh
Nội dung bồi dưỡng 14: Phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong thực hiện hoạt động dạy học để nâng cao kết quả học tập của học sinh trong trường THPT, gồm: Khái quát lý luận về phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội trong hoạt động dạy học để nâng cao kết quả học tập của học sinh; Các nội dung phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội trong hoạt động dạy học để nâng cao kết quả học tập của học sinh; Xây dựng kế hoạch hành động phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong thực hiện hoạt động dạy học để nâng cao kết quả học tập của học sinh trong trường THPT.
(2) Tiêu chí 15. Phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội để thực hiện giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh
Nội dung bồi dưỡng 15: Phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh trường THPT, gồm: Khái quát lý luận về phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội để thực hiện giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh; Các nội dung phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội để thực hiện
giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh; Xây dựng kế hoạch hành động phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội để thực hiện giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh trong trường THPT.
(3) Tiêu chí 16. Phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội trong huy động và sử dụng nguồn lực để phát triển nhà trường
Nội dung bồi dưỡng 16: Phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong huy động và sử dụng nguồn lực phát triển nhà trường: Khái quát lý luận về phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội trong huy động và sử dụng nguồn lực để phát triển nhà trường; Các nội dung phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội trong huy động và sử dụng nguồn lực để phát triển nhà trường;
Xây dựng kế hoạch hành động phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong huy động và sử dụng nguồn lực để phát triển nhà trường đối với trường THPT.
(V) Yêu cầu của chuẩn hiệu trưởng về sử dụng ngoại ngữ và công nghệ thông tin (Tiêu chuẩn 5)
(1) Tiêu chí 17. Sử dụng ngoại ngữ
Nội dung bồi dưỡng 17: Xây dựng môi trường sử dụng ngoại ngữ trong trường THPT:
Yêu cầu sử dụng ngoại ngữ trong trường THPT; Xây dựng kế hoạch phát triển năng lực sử dụng ngoại ngữ trong trường THPT; Tạo lập môi trường phát triển năng lực ngoại ngữ trong trường THPT.
(2) Tiêu chí 18. Ứng dụng công nghệ thông tin
Nội dung bồi dưỡng 18: Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản trị trường THPT, gồm: Vai trò, tầm quan trọng và xu hướng ứng dụng công nghệ thông tin trong quản trị trường THPT; Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản trị trường THPT; Tạo lập môi trường ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy, học và quản trị trường THPT.
Ngoài 18 nội dung bồi dưỡng nêu trên, để đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục THPT Thành phố Hồ Chí Minh và đặc điểm hiệu trưởng trường THPT Thành phố Hồ Chí Minh, sau khi kết thúc khóa học, các đối tượng được bồi dưỡng còn
phải thực hiện thêm 02 nội dung:
- Nghiên cứu thực tế (đáp ứng yêu cầu của chương trình bồi dưỡng và chủ trương phát triển trường THPT của Thành phố Hồ Chí Minh). Yêu cầu của hoạt động nghiên cứu thực tế (cả trong và ngoài nước):
+ Phải vận dụng các mối quan hệ để liên hệ địa điểm nghiên cứu thực tế, tạo điều kiện tốt nhất cho hiệu trưởng thực hiện các nghiên cứu của bản thân.
+ Phải gắn hoạt động nghiên cứu thực tế của hiệu trưởng với các tình huống từ thực tiễn quản lý, những vấn đề cần giải quyết, gắn với các mô hình trường học mới (Mô hình trường tiên tiến, hiện đại theo xu thế hội nhập quốc tế) cần được triển khai tại Thành phố Hồ Chí Minh.
+ Đội ngũ tổ chức hoạt động nghiên cứu thực tế của hiệu trưởng chỉ là người hỗ trợ, hướng dẫn, không được làm thay.
+ Phát huy tối đa vai trò tự chủ, sáng tạo, kinh nghiệm của hiệu trưởng trong tổ chức hoạt động nghiên cứu thực tế.
+ Chủ đề nghiên cứu thực tế của hiệu trưởng không ngoài “tầm với” kiến thức của hiệu trưởng; Không quá ôm đồm kiến thức; Phải cân đối giữa chiều sâu kiến thức và bề rộng vận dụng; kiến thức phải đi dần từ thấp lên cao; hiệu trưởng phải được trải nghiệm ý nghĩa của các chủ đề bồi dưỡng.
- Viết đề án về đổi mới hoạt động quản lý tại đơn vị đang công tác (Học viên có thể lựa chọn một trong các nội dung đã được bồi dưỡng để thực hiện).
3.6.4.3. Xây dựng công cụ và tiến hành khảo sát về mức độ phù hợp của nội dung bồi dưỡng (mới) cho cán bộ quản lý các trường trung học phổ thông trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay
(1) Xây dựng phiếu khảo sát về tính phù hợp của nội dung bồi dưỡng mới so với yêu cầu của quy định về chuẩn hiệu trưởng theo quy định tại Thông tư số 14/2018/TT-BGDĐT (Phụ lục 6). Các tiêu chí trong phiếu đánh giá theo 5 cấp độ: 1.
Hoàn toàn không phù hợp, 2. Không phù hợp, 3. Bình thường, 4. Khá phù hợp, 5.
Rất phù hợp.
(2) Tiến hành khảo sát về tính phù hợp của nội dung bồi dưỡng mới so với yêu cầu của quy định về chuẩn hiệu trưởng theo quy định tại Thông tư số