Chương 1.ALSACE VÀ LORRAINE TỪ NĂM 58 TRƯỚC CÔNG NGUYÊN ĐẾN CHIẾN TRANH PHÁP-PHỔ
1.1.4. Giấc mơ về một “Middle Kingdom”
Nếu Alsace đặt dưới quyền lực của Charlesmagne một cách toàn vẹn thì Alsace đã có một lịch sử khác vì vương triều Carolingian đã có dự định làm cho Colmar và Schlestadt trở thành nơi trú ngụ của ông và là thủ phủ của Trung Âu với tầm quan trọng ngày càng lớn. Từ đây có thể nhìn về phía Đông và phía Tây khắp một miền đế quốc rộng lớn. Nhưng từ sau năm 870, Alsace chỉ được xem là một khu vực biên giới đã bị Đức hóa không hơn không kém mặc dù những thay đổi tiếp tục làm cho sự sáp nhập này không chắc chắn. Cụ thể là vào thế kỉ XII, trong khi Alsace vẫn trung thành với Đại Đức và Hoàng đế La Mã năm 1152 thì quyền cai trị ở đây nằm trong tay các thế lực khác nhỏ hơn.
Strasbourg là một thành phố tự do ngày càng trở nên mạnh mẽ bằng cách bỏ tiền ra mua các đặc ân từ các Hoàng đế luôn cần tiền để tiến hành các cuộc chinh phục hay tham vọng của cá nhân, hoặc là được những người muốn bảo vệ
thị dân khỏi những quý tộc quá mạnh mẽ trao tặng một cách tự nguyện. Trong khoảng thời gian này, đã có mười cộng đồng như vậy hình thành ở Alsace, trong khi đó Strasbourg ngoài việc là một thành phố vẫn là một tổng giám mục cấp cao. Rất lâu trước đó, vua Frederick II đã ban hành hai giải pháp vào năm 1220 và 1232 đã ban cho những quý tộc và giám mục có những quyền lực riêng trong những thành thị riêng của họ. Giáo phận trên lãnh thổ Alsace đã giành được sự độc lập về mặt lãnh thổ và một mức độ cao về quyền thế tục.
Nửa sau thế kỉ XV, chính quyền Alsace được tổ chức như sau:
Đầu tiên, phải thấy rằng giai đoạn của công tước Ettich – Etticho hay Attich đã không thể phục hồi được. Ở Alsace thời kì này tồn tại hai lãnh địa, chia Alsace thành hai huyện (gauen) là Sundgau và Nordgau, trong đó Nordgau là Hạ Alsace thuộc quyền quản lí của Tòa giám mục Strasbourg và Sundgau là Thượng Alsace chịu sự cai quản của Viện Habsbourg. Nhưng cả hai gauen không phải là những đơn vị chính trị thực sự. Các thành phố tự do rải rác đây đó ở Alsace bao gồm mười thành phố: Haguenau – tọa lạc ở tỉnh Prefecture hay Landvogtei, Colmar, Landau, Schlestadt, Wissenburg, Obernheim, Rosheim, Kaysersberg, Turkheim và Munster au Val. Đây là vùng đất tốt lành của sự tự do chống lại một chính quyền thống nhất đặt dưới sự cai quản của Quận trưởng cha truyền con nối của Viện Habsbourg. Nhưng cần phải nhận thấy rằng các thành phố này cũng là thành viên của vương quốc và có những quyền riêng của họ.
Mulhouse là một thành phố tự do khác không chịu sự quản lí của Quận trưởng nên mức độ độc lập cao hơn.
Ngoài ra, ở đây còn có 5 tỉnh đất phong thuộc quyền quản lí của Bá tước, tiêu biểu nhất là Ferrette và 22 thái ấp phong kiến cấp thấp hơn thuộc quyền quản lí của Habsbourg và các lãnh chúa khác, thêm vào đó là hơn 200 lâu đài
tọa lạc trên cao nguyên Vosge và đồng bằng, nhiều nơi thuộc quản lí của nhà thờ và nhiều làng mạc, địa hạt đặt dưới sự quản lí của Strasbourg.
Như đã biết, Strasbourg là thủ phủ của Hạ Alsace với vai trò là Tòa giám mục. Còn Habsbourg lại một câu chuyện khác. Habsbourg trước khi được biết đến là thủ phủ của Thượng Alsace thì đó chỉ là một lâu đài được xây dựng vào thế kỉ XI bởi một vị giám mục Strasbourg và một người anh trai của ông tên Radbod. Ban đầu Habsbourg có tên là Habitchsburg theo tên của con chim đại bàng đã dẫn Radbod đến vùng đất này. Dần dần, trải qua hai thế kỉ, dòng họ này phát triển mạnh mẽ được đánh dấu bởi sự kiện năm 1273 khi Rudolph trở thành Quốc vương, Bá tước đầu tiên của khu vực này. Có thể đây chính là nguyên nhân dẫn đến sự phân chia Alsace thành hai gauen như đã đề cập ở bên trên.
Vào giữa thế kỉ XV, cai quản vùng đất này là Archduke (Đại công tước) Sigismund. Ông không có được những chư hầu tốt để cai quản vùng đất này từ thủ phủ Innspruck. Mặt khác, ông luôn phải đối mặt với một hàng xóm rất phiền toái là Thụy Sĩ. Sigismund luôn bị đặt trong tình trạng chiến tranh với biên giới với các bang, thành phố của Thụy Sĩ, đôi khi với cả hai. Cuối cùng ông đã quyết định mua hòa bình từ Thụy Sĩ nhưng ông lại đang vướn vào một khoản nợ không mong muốn. Do đó, ông đã nghĩ đến việc cầu cứu ra bên ngoài. Đầu tiên, ông yêu cầu sự giúp đỡ từ người anh em của mình là Hoàng đế Frederick III, nhưng tình trạng của ông vua này cũng không khá hơn ông. Sau đó, ông tìm đến sự giúp đỡ của vua Pháp Louis XI, nhưng vị vua này đã từ chối vì sợ hãi quân đội Thụy Sĩ. Cuối cùng, ông nhận thấy Charles xứ Burgundy là thích hợp hơn cả. Vì vị vua này đang muốn thống nhất các công quốc ở Netherland và các lãnh địa ở Burgundy cùng với vùng đất của Sigismund sẽ lắp đầy khoảng trống tạo thành một “Midle Kingdom” mới ở châu Âu. Chính ham muốn này đã ảnh hưởng rõ ràng lên các chính sách của Charles trong nhiều lĩnh vực.
Ngày 9-5-1460, một loạt các hiệp ước đã được kí kết về quyền kiểm soát Alsace mà không hề quan tâm đến ý kiến của người dân xứ này. Charles đồng ý trả 10.000 florin ngay lập tức và 40.000 florin trước ngày 24-9 để đổi lấy sự nhượng quyền của Sigismund ở các lãnh địa của Alsace, vùng Ferrette và một vùng ở sông Rhine. Nhưng những vùng đất mà vị vua này dùng để trao đổi với vua Charles đã từ lâu đã không còn thuộc quyền sở hữu của ông. Vì đa số các vùng đất này đã bị ông cầm cố cho các thế lực khác như giám mục, tu viện trưởng hay những người đứng đầu thành thị, một số nơi đã bị cầm cố cách đây cả một thế kỉ. Do đó, Charles muốn tiếp quản vùng đất này để thực hiện giấc mộng “Midle Kingdom” là rất khó khăn. Thỏa thuận giữa Charles và Sigismund khác hẳn với các giao ước khác, không chỉ ở mức độ hiện vật mà còn cho phép công tước xứ Burgundy sáp nhập thái ấp này cũng như việc áp đặt, bãi bỏ luật pháp và quyền cha truyền con nối ở các lãnh địa. Nhưng khi quyền hạn đã không còn nằm trong tay của Sigismund thì những thỏa thuận đó Charles phải một mình tiến hành. Kết quả là Charles đã không đạt được một lợi ích nào từ Hiệp ước Saint Omer.Ở Alsace, vai trò của các hoàng tử Áo ảnh hưởng đến đời sống chính trị xã hội của họ rất ít.
Năm 1477, Charles qua đời ở Nancy, Sigismund đã khấu trừ Alsace cho Habsbourg. Các lãnh thổ ở Sundgau và Ferrette trở lại thuộc Áo với sự rối rắm về các khoản nợ và các khoản thế chấp.
Vào cuối thế kỉ XV đầu thế kỉ XVI, giống như các khu vực khác ở châu Âu, Alsace đã cảm nhận được sự thức tỉnh của những người nông dân và sự trổi dậy của những người theo giáo phái Tin Lành. Người châm ngòi cho cuộc nổi dậy của những người theo đạo Tin Lành là Brandt. Ông là người Strasbourg nên ông biết cách để thu hút người dân Alsace và đối tượng chủ yếu của ông là nông
dân. Ông đã cho in ra các tranh biếm họa vào năm 1494 và đưa tới tay quần chúng.
Ở Strasbourg, ngày 20-2-1529 đã diễn ra một cuộc họp Hội đồng, 21 trong 300 thành viên của hội đồng đã không tham dự. Họ tiến hành bỏ phiếu và có 184 phiếu đồng ý bãi bỏ ngay lập tức các quy tắc cổ xưa, 94 phiếu cho rằng nên hoãn việc giải quyết vấn đề cho đến khi có quyết định từ Hoàng đế. Vấn đề đã được giải quyết với đa số phiếu tán thành bãi bỏ các quy tắc cổ xưa. Ngoài ra, Strasbourg còn là nơi tự do cho tất cả các tôn giáo, tín ngưỡng khác nhau và cũng là nơi mà những người bị đối xử hà khắc do sự khác biệt tôn giáo tìm đến.
Ngay cả những tín đồ của giáo phái rửa tội lại cũng được bảo vệ ở Strasbourg.
Nếu Strasbourg vượt qua cuộc khủng hoảng tôn giáo một cách thuận lợi thì Habsbourg ở Alsace lại không như vậy. Ở đây đã xảy ra một cuộc đàn áp dã man. Các tổ chức đảng phái thần học ở đây quá khác nhau, một vài thành thị chịu ảnh hưởng của Thụy Sĩ, một số khác chịu ảnh hưởng của tư tưởng Palatine, trong khi đó những đảng phái còn lại chịu ảnh hưởng phản động. "Cuộc cải cách ở Strasbourg được so sánh như một ngọn lửa sáng bừng và có thể nhen nhóm thành một đám cháy lớn ở bất cứ nơi nào nếu như không có những biện pháp dập tắt đám cháy đó ngay lập tức" [16, tr.44]. Điều đó dẫn đến các cuộc đấu tranh trong nội bộ thành thị, thêm vào đó là các cuộc chiến tranh phong kiến liên miên và các cuộc đấu tranh của nông dân vì một điều kiện sống tốt hơn đã làm cho Alsace trở thành một vùng đất hoang tàn.