Chiến tranh Ba mươi năm và Hiệp ước Hòa bình Westphalia

Một phần của tài liệu Vấn đề Alsace và Lorraine trong quan hệ Đức - Pháp từ 1871 đến 1919 (Trang 25 - 35)

Chương 1.ALSACE VÀ LORRAINE TỪ NĂM 58 TRƯỚC CÔNG NGUYÊN ĐẾN CHIẾN TRANH PHÁP-PHỔ

1.1.5. Chiến tranh Ba mươi năm và Hiệp ước Hòa bình Westphalia

Chiến tranh Ba mươi năm là cuộc chiến tranh chủ yếu diễn ra ở nước Đức, tức là Đế quốc La Mã Thần Thánh lúc bấy giờ. Ở quốc gia này, sau một cuộc cải cách tôn giáo và chiến tranh nông dân thất bại, tình hình kinh tế, chính trị xã hội

càng sa sút hơn. Điều đó làm cho chế độ phong kiến phân quyền càng được củng cố. Dưới chế độ này, các cuộc chiến tranh phong kiến, xung đột vũ trang luôn xảy ra. Ngoài việc xâm lấn đất đai, các cuộc chiến tranh còn mang tính chất đấu tranh giữa hai “ý thức hệ”. Đại đa số vương hầu lớn nhất đi theo Tân giáo, chiếm ưu thế là đạo Luther, cũng có một vài vương hầu theo đạo Calvin. Phái cựu giáo đứng đầu là Hoàng đế Đức họ Habsbourg có một lãnh địa rất lớn bao gồm Áo (Thượng và Hạ Áo), Styria, Carinthia, Carniola, Czech, Hungary ở phía Đông đế quốc và Tyrol, Schwaben, Alsace ở phía Tây đế quốc. Với lực lượng hùng hậu và thế lực lớn mạnh như vậy, Hoàng đế Đức muốn thống nhất nước Đức về mặt lãnh thổ và tôn giáo. Nhưng với điều kiện hiện tại của Đế quốc, kinh tế sa sút và nông nghiệp chiếm ưu thế việc thống nhất là hết sức khó khăn.

Hoàng đế Đức cũng đã yêu cầu giúp đỡ từ người anh em cùng họ Habsbourg thuộc Vương triều Tây Ban Nha.

Sự thống nhất nước Đức không chỉ đe dọa đến sự tự do của những người theo Tân giáo mà còn ảnh hưởng đến các quốc gia khác ở châu Âu. Đầu tiên phải kể đến là nước Pháp. Nước Pháp nằm giữa vương triều Tây Ban Nha và Đế quốc La Mã Thần Thánh đều do họ Habsbourgcai quản. Nếu Đế quốc La Mã Thần Thánh thống nhất và câu kết với Tây Ban Nha sẽ đặt nước Pháp vào tình trạng nguy hiểm - một mình phải chiến đấu ở hai mặt trận. Mặt khác, nước Pháp cũng đang muốn mở rộng lãnh thổ của mình ra các thành thị nhỏ bé lân cận. Về phía Đan Mạch và Thụy Điển, cả hai quốc gia này đều muốn chiếm lấy các thành thị của Đế quốc Lã Mã Thần Thánh ở phía Bắc giáp biển Baltic vì những lợi ích về kinh tế và vị trí chiến lược mà nó mang lại. Do đó, sự thống nhất nước Đức đã đe dọa quyền lợi về kinh tế và chính trị của các quốc gia bên ngoài Đế quốc và cả các vương hầu Tân giáo bên trong đế quốc. Vì vậy, cả hai thế lực này đã liên kết với nhau chống lại Hoàng đế Đức.

Nguyên nhân dẫn đến chiến tranh do mâu thuẫn giữa Tân giáo và Cựu giáo.

Mâu thuẫn này trở nên căng thẳng hơn dưới đời Hoàng đế Rudolf II (1552- 1612). Đỉnh điểm của mâu thuẫn diễn ra khi những vương hầu Tân giáo miền Nam và Tây Đức tập hợp nhau lại và lập ra Liên minh Kinh thánh (Protestantische Union) năm 1608 và phái Cựu giáo thành lập Mặt trận Thiên Chúa giáo (Katholische Liga) năm 1609. Tham gia vào Liên minh Kinh thánh có các vương hầu Bá tước Hessen, tuyển hầu Brandenburg và một số thành thị đế quốc như Strasbourg, Ulm,… đứng đầu là vương hầu Bá tước Pflaz sông Rhein Friedrich V. Trong khi đó, Mặt trận Thiên Chúa giáo lại có quan hệ trực tiếp với Hoàng đế Đức, vua Tây Ban Nha và Giáo hoàng La Mã. Cuộc chiến tranh này diễn ra từ năm 1618 đến năm 1648. Ban đầu, đó chỉ là cuộc chiến tranh của những người Tân giáo và Cựu giáo trong Đế quốc La Mã Thần Thánh, nhưng sau đó, các quốc gia ở châu Âu đã nhảy vào cuộc chiến, giúp đỡ những người Tân giáo cũng như bảo vệ lợi ích của riêng mình. Trước năm 1635, thế trận hoàn toàn có lợi cho Mặt trận Thiên Chúa giáo, hoàng đế Đức Ferdinand II đã liên tiếp đánh bại cuộc nổi dậy của xứ Bohemia, sự can thiệp của Đan Mạch và Thụy Điển. Từ sau năm 1635, chiến tranh có sự can thiệp trực tiếp của nước Pháp, đứng đầu là Hồng y giáo chủ Richelieu và vua Louis XIII. Trước đó, Pháp cũng là quốc gia tham gia cuộc chiến nhưng chỉ gián tiếp ủng hộ tiền bạc cho Đan Mạch và Thụy Điển. Nhưng trước những thắng lợi liên tiếp của Hoàng đế Đức, Pháp không thể đứng ngoài cuộc chiến khi biên giới phía Đông ngày càng bị đe dọa. Ban đầu, quân đội Pháp không thể giành ưu thế trước một lực lượng đã trải qua chiến tranh gần 20 năm nên có lúc bị quân đội Đức uy hiếp đến tận Paris.

Nhưng sau đó, sự kết hợp với Đan Mạch và Thụy Điển đã đảo ngược tình thế và giành thắng lợi.

Chiến sự ở Alsace

Trong chiến tranh 30 năm (1618-1648), Alsace là bộ phận ở phía Tây của Đế quốc La Mã Thần Thánh. Cũng giống như những khu vực khác, Alsace cũng bị lôi kéo cuộc chiến tranh với lí do truyền bá tôn giáo theo lãnh thổ, nghĩa là vùng đất nào thì phải tuân theo tôn giáo của người cai trị nó - cujus regio, ejus religion. Không ngoại lệ, Alsace không những bị rơi vào cuộc chiến tranh giữa Tân giáo và Cựu giáo mà còn trở thành bãi chiến trường chịu nhiều thiệt hại trong cuộc chiến.

Trước khi trực tiếp tham gia vào cuộc chiến Pháp đã dùng tiền giúp đỡ các quốc gia khác để tham gia gián tiếp vào cuộc chiến, trong đó có Thụy Điển.Vua Thụy Điển lúc bấy giờ là Gustavus Adolphus, được hỗ trợ tài chính từ Hồng y Richelieu đã liên tiếp giành được nhiều thắng lợi. Ông được những người Đức theo giáo phái Tin Lành xem như là vị cứu tinh. Về phía Mặt trận Thiên Chúa giáo, Hoàng đế Đức Ferdinand II cũng có được vị tướng tài giỏi tên Wallenstein, mặc dù trước đó ông đã bị Hoàng đế Ferdinand II phế truất. Năm 1632, cả hai vị tướng tài ba này chạm trán nhau ở Lutzen, mặc dù quân đội của Gustavus Adolphus chiếm được ưu thế nhưng ông bị tử trận và quân đội của ông theo đó cũng dần tan rã. Có thể nói, trong chiến tranh Ba mươi năm, Đức đã trở thành bãi chiến trường của các quốc gia như Pháp, Áo, Thụy Điển, Đan Mạch, Hà Lan, riêng Alsace trở thành nơi giao chiến của Pháp, Áo và Thụy Điển. "Có tài liệu còn cho biết chỉ trong một thời gian ngắn Alsace đã bị chiếm đi chiếm lại đến mười lần" [16, tr.48].

Mặc dù cho đến giai đoạn cuối của cuộc chiến tranh Pháp mới tham gia nhưng chính Pháp mới là quốc gia bị đặt vào tình trạng nguy hiểm nhất. Như đã biết, Tây Ban Nha và Đức lúc bấy giờ đều cùng thuộc họ Habsbourg. Nếu Đức thống nhất được đất nước và với sự giúp sức của Tây Ban Nha thì Pháp sẽ bị đặt

vào thế bị kẹp giữa hai quốc gia hùng mạnh. Nên có thể nói Pháp là quốc gia đóng vai trò lớn nhất trong việc ngăn cản thống nhất nước Đức. Điều này thể hiện rõ khi Pháp là một quốc gia theo Công giáo nhưng lại ủng hộ những người theo đạo Tin Lành. Và người đứng đầu nước Pháp lúc bấy giờ là vua Louis XIII và vị quan đầu triều Richelieu cũng luôn muốn lợi dụng tình hình rối ren để mở rộng biên giới về phía Đông.

Sau khi Gustavus Adolphus mất, người kế nhiệm ông là công tước Bernard xứ Weimar, một người Đức theo giáo phái Tin Lành nhưng do bất đồng tôn giáo nên đã đi theo Pháp. Ông đã giúp quân đội Pháp phản công, chiếm được Alsace và Breisach.Lãnh thổ mà ông chinh phục được khá rộng, chiếm được cả Thượng và Hạ Alsace. Nhưng ông đã mất ở tuổi 35 vì một cơn sốt bất ngờ năm 1639. Sự ra đi đột ngột của Bernard làm cho quân đội của ông rơi vào tình trạng như rắn mất đầu. Nắm bắt được cơ hội đã đến, Richelieu tỏ ra cưu mang đội quân này, giúp đỡ họ trong việc chinh phục các vùng đất khác. Đội quân của Bernard đã chấp nhận sự giúp đỡ với điều kiện họ vẫn xem Bernard như là người đứng đầu của mình chứ không phải vương quốc Pháp. Alsace một lần nữa khẳng định tính chất nó là một vùng biên giới nói hai thứ tiếng khi quy định quân đội đồn trú ở Alsace bao gồm một nửa là quân đội Đức, một nửa là quân đội Pháp và Pháp phải tôn trọng các quyền riêng tư ở khu vực này.

Khi chiến tranh đã kéo dài hơn hai mươi năm, châu Âu đã bị tàn phá từ những thành thị nhộn nhịp trở thành đóng tro tàn người ta mới dần nhận ra làm sao để có thể đưa châu Âu trở lại hòa bình như trước đây. Vào lúc đó, Hoàng đế Ferdinand III của Đế quốc La Mã Thần Thánh, Louis XIII của Pháp và Nữ hoàng Christina của Thụy Điển đã đồng ý nên tổ chức một cuộc họp mà tất cả các nước tham chiến đều phải tham gia để đi tìm giải pháp hòa bình. Quá trình bàn luận và đi đến kết luận kéo dài từ năm 1642 đến 1648 ở hai thành thị

Osnabruck và Munster, tỉnh Westphalia thuộc Đức. Hiệp ước đã trở thành một tiền lệ cho việc thành lập các hội nghị để giải quyết các vấn đề quốc tế. Qua hiệp ước này, biên giới các quốc gia ở châu Âu cũng được xác định như Hà Lan, Đan Mạch,… trong đó có Alsace. Có thể nói, cho đến thời điểm hiện tại, quyền lực và uy tín của Đế quốc La Mã Thần Thánh đã bị suy giảm nhiều. Sau khi vua Charles V mất, hai người kế vị là Ferdinand II và Ferdinand III là những vị vua không quá tài giỏi, họ không đủ sức để cai trị một vương quốc rộng lớn cho đến nỗi sự cai trị chỉ còn về mặt hình thức mà thôi. Chế độ phong kiến phân quyền đã phát triển đến đỉnh điểm. Các lãnh địa trở thành các vương quốc nhỏ với các quyền về hành chính và tài chính hoàn toàn độc lập với Đế quốc.

Theo hiệp ước Westphalia, Alsace sẽ được sắp đặt theo lợi ích của Pháp.

Mặc dù ban đầu quân đồn trú ở đây bao gồm cả Pháp và Đức nhưng sau đó, triều Habsbourg đã dễ dàng nhượng quyền đồn trú ở khu vực này cho Pháp.

Điều 75 của Hòa ước Munster cho biết Hoàng đế Đức sẽ nhượng các quyền về đất đai, của cải ở các thành thị Breisach, Thượng và Hạ Alsace, các tổng và quận thuộc về 10 thành phố ở Alsace và tất cả các khu vực khác, các quyền khác, bất cứ điều gì thuộc các quận này cho Nữ hoàng Christina của Thụy Điển và vương quốc Pháp. Điều ước còn khẳng định không một vị hoàng đế nào, thậm chí Hoàng tử nước Áo cũng không thể chiếm bất kì vùng đất nào ở khu vực này.

Ngoài ra, hoàng tử Áo còn hủy bỏ các lời tuyên thệ trung thành của các quan chức ở khu vực này đối với mình. Điều đó cho thấy dường như Hoàng đế Đức và Hoàng tử nước Áo đã gần như tự bản thân họ giải phóng vùng đất này với tên gọi Alsace, ngay cả nước Pháp cũng đã nghĩ rằng họ đã có được một tỉnh lớn – une grande province.

Nhưng hiệp ước không dừng lại ở luận điểm này và chính điều này gây ra nhiều tranh cãi. Điều 89 lại nêu rằng toàn bộ nhà nước thuộc quyền quản lí trực

tiếp từ Hoàng đế. Các thành thị, lãnh thổ, quý tộc ở Hạ Alsace, tu viện sẽ thuộc đặc quyền của Đế quốc La Mã Thần Thánh. Ông sẽ nhượng các quyền này cho Hoàng tử Áo mà trước đó đã nhượng cho Pháp thông qua hiệp ước hòa bình này.

Chính sự nhập nhằng này mà chủ quyền ở khu vực này không được xác định rõ ràng. Không một hoàng tử nào trong Đế quốc mong muốn Pháp chiếm được Alsace. Và thực tế cho đến năm 1714, hơn nửa thế kỉ sau khi hiệp ước được kí kết thì công quốc Orange nằm trên phía bắc sông Rhine vẫn không có một quan hệ chính trị nào đối với Pháp, nó vẫn là một thái ấp của Hoàng đế. Trong khi đó, để đổi lấy các một số vùng trong Alsace, Pháp đã phải trả cho Áo ba triệu livre mặc dù sau đó Alsace vẫn thuộc về Đế quốc La Mã Thần Thánh. Hiệp ước Westphalia không được thực hiện nhưng người kế nhiệm Hồng y Richelieu là Mazarin cũng không có hành động gì để đạt được vùng đất này.

Mặc dù Alsace thật sự không thuộc về Pháp sau hiệp ước Westphalia nhưng đó cũng là một điều kiện thuận lợi để Pháp tiến hành những hành động mở rộng lãnh thổ của mình ở khu vực này. Năm 1651, vua Louis XIV đã viết một bức thư gửi đến tòa án Haguenau tiến cử người anh em của ông là Henry de Lorraine, Bá tước d’Harcourt làm quận trưởng ở Alsace. Ông Ruth Putman, tác giả quyển sách Alsace and Lorraine from Caesar to Kaiser 58 BC – 1871 AD nhận xét: "giọng điệu bức thư của vị vua Pháp dường như ngụ ý rằng ông hay bộ trưởng của ông thay mặt cho những người trẻ tuổi được đề cập giống như một lãnh chúa hoàng gia hơn là một quận trưởng đơn giản" [16, tr.61]. Trước hành động của vua Louis XIV, nhân dân Alsace đã tiến hành biểu tình, can thiệp vũ trang để chống lại việc Alsace phải chấp nhận đặt dưới chủ quyền của Pháp.

Người dân Alsace vốn đã quen sống dưới những đặc quyền tự do, không ràng buộc nên những hành động chống lại vua Louis XIV cũng dễ hiểu vì họ sợ những đặc quyền đó sẽ biến mất cũng như công việc hành chính và tài chính trong khu vực sẽ có sự can thiệp từ bên ngoài. Mulhouse, thành phố được công

nhận là độc lập và tự do tham gia vào Liên minh Thụy Sĩ còn Strasbourg vẫn tự duy trì một mình. Người dân Alsace vẫn muốn đặt mình dưới sự quản lí của Đế quốc La Mã Thần Thánh với những đặc quyền mà quốc gia này ban cho họ. Sau đó, các cuộc nội chiến diễn ra liên miên nhằm thi hành hiệp ước Hòa bình nhưng chính nó lại không mang lại hòa bình cho châu Âu. Sự bất đồng giữa vương quốc Pháp và Đế chế La Mã Thần Thánh một lần nữa đã gây ra một cuộc chiến tranh khác và phá hủy Alsace một lần nữa. Cuối cùng, Pháp đã giành được thắng lợi khi 8/10 thành phố của Alsace đã đồng ý thi hành Hiệp ước Westphalia, chỉ còn hai thành phố là Wissenburg và Landau vẫn duy trì quân đồn trú của Đế quốc La Mã Thần Thánh. Với những lợi thế có được trên chiến trường, một hiệp ước hòa bình mới đang được thảo luận với những điều kiện có lợi cho Pháp.

Cuối cùng, ngày 5-2-1679, Hiệp ước Nimeguen được kí kết giữa Đế quốc La Mã Thần Thánh và đại diện của Pháp. Nó được vua Louis XIV phê chuẩn ngày 26- 2, Diet ngày 23-3 và Hoàng đế Đức ngày 29-3. Hiệp ước Nimeguen một lần nữa khẳng định lại Hiệp ước Munster nằm trong hiệp ước Westphalia. Như vậy, cho đến nửa sau thế kỉ XVII Alsace đã được sáp nhập vào Pháp mặc dù đáng lẽ điều này đã được thực hiện vào 30 năm trước đây.

Số phận của Strasbourg – thành phố tự do

Như đã đề cập ở các phần trước, Strasbourg có tiền thân là thành phố Argentoratum được thành lập từ thời Hoàng đế La Mã Augustus năm 12 TCN.

Thành phố ban đầu chỉ là một tiền đồn của tỉnh Germania Superior. Quân đoàn La Mã Legio VIII Augusta dưới quyền chỉ huy của Piranus Clemens đã xây dựng trong năm 74 một con đường từ Augusta Vindelecorum qua thung lũng Kinzig đến Argentoratum (Strasbourg) kết nối với đường đi đến Mogontiacum – một tiền đồn của người La Mã ở bờ bên kia sông Rhine. Từ thế kỉ IV, Strasbourg rơi vào tay của nhiều vương quốc khác nhau như Alamani, Hung Nô

và Frank. Nhưng kể từ đầu thời trung đại, Strasbourg thuộc về Đế quốc La Mã Thần Thánh và đã phát triển trở thành một trung tâm kinh tế quan trọng. Bắt đầu từ năm 1262 Strasbourg là thành thị đế chế độc lập, tự do nhưng được sự bảo vệ của Đế quốc La Mã Thần Thánh.

Do đó, khi Đế quốc La Mã Thần Thánh đang suy yếu và mất dần sức mạnh và địa vị chính trị cũng chính là lúc Strasbourg phải đối mặt với nguy cơ bị sáp nhập. Sau chiến tranh Ba mươi năm, nước Pháp mà đại diện lúc bấy giờ là Hồng y Richelieu đã tích cực nỗ lực mở rộng lãnh thổ vương quốc Pháp về phía đông và Strasbourg đã nằm trong tầm ngắm của ông. Nhưng Alsace nói chung và Strasbourg nói riêng vốn là một vùng đất tự do nên việc phải chịu sự quản lí từ một thế lực bên ngoài là khó chấp nhận được. Mục tiêu đó được tiếp nối dưới thời vua Louis XIV khi ông quyết tâm chiếm được thành thị này cùng với sự giúp sức của một chính khách sắc sảo Louvois và một bộ trưởng tài ba Montclar.

Vào tháng 9-1681, quân đội Pháp bao vây Strasbourg và yêu cầu đầu hàng vô điều kiện. Đứng trước một thế lực quá mạnh mà lúc bấy giờ thành thị này không thể có được sự giúp đỡ từ một thế lực nào. Vào rạng sáng ngày 30-9-1681, quân đội Pháp tiến vào Strasbourg mà không rơi một giọt máu nào.Vốn là một nhà nước phong kiến Công giáo nên khi Pháp đặt chân đến thành thị này, tính chất tự do tôn giáo ở vùng đất này đã giảm đi phần nào. Các công dân theo đạo Tin Lành không còn được làm trong các công sở nhưng thực chất đạo Tin Lành vẫn đóng vai trò quan trọng trong đời sống người dân nơi đây. Mặt khác, Strasbourg lại tồn tại một hàng rào thuế quan với Pháp mà không có ranh giới nào với nước Đức nên về cơ bản Strasbourg cũng như Alsace vẫn chịu nhiều ảnh hưởng của văn hóa Đức. Ngày 23-10, vua Louis XIV cùng nữ hoàng đã đến Strasbourg để đánh dấu sự sáp nhập vùng đất này vào vương quốc Pháp. Vua Louis XIV cố tình đi bằng con đường băng qua dãy núi Vosge vốn chia cắt Alsace với Pháp nhằm thể hiện sự xóa bỏ ranh giới đó. Lễ đón diễn ra rất vui vẻ với những biểu

Một phần của tài liệu Vấn đề Alsace và Lorraine trong quan hệ Đức - Pháp từ 1871 đến 1919 (Trang 25 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)