Chương 3. ALSACE VÀ LORRAINE TRONG QUAN HỆ ĐỨC-PHÁP TỪ NĂM 1911 ĐẾN NĂM 1919
3.2. Alsace và Lorraine trong chiến tranh thế giới thứ nhất
3.2.2. Alsace và Lorraine trong Chi ến tranh thế giới thứ nhất
Trong những tháng đầu của năm 1914, những tư tưởng mới xuất hiện của những người theo chủ nghĩa tự do bị cuốn phăng đi bởi những người theo chủ nghĩa quân sự. Những quan chức cai quản Alsace và Lorraine kể từ sau Hiến pháp năm 1911 bị vua William II sa thải và thay vào đó là những quan chức người Phổ, mà tiêu biểu hơn hết là Thị trưởng von Dullwitz. Một chế độ luôn trong tình trạng chiến tranh đã được chuẩn bị sẵn sàng. Ngày 3-8-1914, vua Đức bắt đầu các hành động quân sự bằng việc ra vẻ chịu trách nhiệm về lời nói dối của mình về cuộc tấn công bất ngờ ở Nuremberg.
Tuyên chiến với tiếng Pháp
Bước đầu tiên là sự ép buộc một cách không văn minh của sắc lệnh chống lại tiếng Pháp mặc cho những lời đe dọa và khủng bố không ngừng lên hàng
ngàn người dân Alsace và Lorraine trung thành với Đức. Điều đó giáng một đòn nặng nề vào tâm hồn và tình cảm của người dân ở hai tỉnh này.
"Ví dụ như trường hợp ngày 22-6-1914, trưởng khu ở Boulay cho biết khi chiến tranh xảy ra, nhân dân Lorraine luôn phải xem chừng thái độ của những người Đức và quân đội Đức đóng quân ở khu vực này. Thị trưởng của khu vực này còn nói thêm: Những người mà biết tiếng Đức và am hiểu tiếng Đức đến mức có thể dùng tiếng Đức để hỗ trợ những người khác mà sử dụng tiếng Pháp trong cộng đồng sẽ bị coi như là cố tình khiêu khích và sẽ có biện pháp trừng trị phù hợp. Và biên bản tố tụng của Tòa án quân sự tại Metz đã ghi lại các hình thức xử phạt như sau: Hai người phụ nữ đã bị xử phạt giam hai tuần lễ vì đã sử dụng tiếng Pháp khi đang đi xe điện mặc dù đã có sự cảnh báo của nhân viên thu tiền; hay trong biên bản tố tụng của tòa án quân sự ở Strasbourg có ghi: Một mức phí xử phạt rất nặng dành cho một chủ cửa hàng khi ông ta không những sử dụng tiếng Pháp trên bảng hiệu của mình mà còn hơn thế nữa khi thêm vào một nhãn hiệu thuộc Pháp in trên bao bì của gói bưu kiện gửi cho một khách hàng biết tiếng Đức rất tốt. Nhưng ông đã được giảm nhẹ tội vì nơi ông sống nhiều ngôn ngữ được sử dụng. Có nghĩa là, việc cấm sử dụng tiếng Pháp còn diễn ra trong lĩnh vực kinh tế" [13, tr.76-77].
Một trường hợp khác xảy ra ở một cộng đồng nói tiếng Pháp ở thung lũng Bruche, Thị trưởng M. Humbert đã bị khởi tố vì đã sử dụng tiếng Pháp trên đường phố khi nói chuyện với cư dân ở đây. Tòa án quân sự Strasbourg đã phạt ông ba tháng tù.
Việc điều tra cấm sử dụng tiếng Pháp không chỉ diễn ra ở trên đường phố mà còn được thực hiện trong trường học. Việc dạy tiếng Pháp bị giảm xuống đến mức thấp nhất và việc sử dụng trong giao tiếp cá nhân cũng bị cấm đoán.
Biện pháp này nhằm đảm bảo không có việc chuyển tải các yếu tố lịch sử hay lòng yêu nước đến người dân.
Sau trường học, việc cấm sử dụng tiếng Pháp tiếp tục diễn ra ở nhà thờ.
Tôn giáo bắt buộc phải theo đạo Ki-tô những ai không tin theo sẽ bị bắt bỏ tù giống như những Bộ trưởng theo đạo Tin Lành đều bị cách chức và ở tù như Dean Gerold ở Strasbourg.
Qua đó, tiếng Pháp hầu như không được sử dụng dù đó là khu vực nói tiếng Pháp hay tiếng Đức, dù trong giao tiếp hằng ngày hay trong trường học và kinh tế. Mục đích của biện pháp này nhằm ngăn cản tuyệt đối việc cung cấp thông tin hay nuôi dưỡng lòng yêu nước Pháp đối với cư dân nơi đây.
Các biện pháp của quân đội Đức ở Alsace và Lorraine
Thái độ của chính quyền Đức đối với vấn đề ở Alsace và Lorraine được miêu tả rằng sẽ tấn công vào bất kì ý kiến bên ngoài. Lúc bắt đầu cuộc chiến, chính quyền dân sự và quân sự đã tuyên bố rằng sẽ tuyên dương những người nào trung thành với Đức. Sau đó, tháng 4-1915, trong sự kiện thành lập Quốc hội địa phương, Thị trưởng cũng đã thẳng thắng tuyên chiến với những người yêu nước Pháp và sẽ trừng trị những kẻ phản bội, có qua lại với kẻ thù và khẳng định Alsace và Lorraine phải trở thành một thành trì của chủ nghĩa Đức.
Có rất nhiều người sẵn sàng tham gia trước sự kêu gọi của Đức nhưng mà đa số lại phục vụ trong quân đội Pháp. Có khoảng 14.000 người Alsace và Lorraine bất chấp nguy hiểm và chắc chắn sẽ hi sinh tìm cách tham gia, đứng dưới lá cờ chiến đấu của tổ quốc mình – nước Pháp. Trong khi đó, Hoàng đế Đức lại ra lệnh cho bất kì người dân nào ở Alsace và Lorraine có biểu hiện muốn trốn tránh trách nhiệm phải báo ngay cho cơ quan quân sự hoặc đồn cảnh sát gần nhất.
Mặt khác, tất cả những người Alsace và Lorraine làm chức vụ thư kí, phục vụ văn phòng sẽ được đưa ra mặt trận. Thủ tục cũng sẽ gửi đến những người Alsace và Lorraine xứng đáng phục vụ trong quân đội Đức sẽ được điều đi chiến
đấu ở mặt trận phía Đông. Ở đây tồn tại một sự không công bằng. Binh lính có gốc là người Alsace và Lorraine dù phục vụ trong lĩnh vực văn phòng hay trên mặt trận quân sự đều bị gửi ra chiến trường. Có nghĩa là có một sự phân biệt đối xử giữa binh lính Đức và binh lính người Alsace và Lorraine. Một trường hợp minh chứng cho sự cai trị này đó là một người ở Wissembourg gửi đến Palatinate. Điều này đã vi phạm việc không cho phép bất cứ lá thư nào gửi ra ngoài Alsace và Lorraine mặc dù bức thư này được gửi qua đường bưu điện. Kết quả là Mile Lina Sch, giáo viên dạy Piano ở Wissembourg bị phạt 100 mark vào tháng 3-1917 bởi Tòa án quân sự Saarbrucken. Nhưng Tòa án quân sự này cũng thể hiện sự không nhất quán trong việc xét xử khi một lãnh sự người Tây Ban Nha cũng đã vi phạm qui định này nhưng chỉ bị phạt 80 mark vào tháng 10- 1916.
Bên cạnh đó, Alsace và Lorraine còn bị tách biệt khỏi các bang còn lại của Đế quốc Đức và chính quyền quân sự cũng tự do tiến hành các hành động rất ghê tởm mà luôn tồn tại trong suy nghĩ của người Đức. Họ đưa ra những điều cấm kị một cách bừa bãi và vô căn cứ. Đó là cấm giới tăng lữ theo Công giáo không được mặc áo của đạo mình chỉ vì một lí do đơn giản là đó là trang phục của những nước Latinh mà người Đức không thích. Vấn đề về cách ăn mặc của những người theo Công giáo không nhận lấy bất kì một giải quyết nào cả nhưng đồng thời những người cảnh sát cũng không có một lời xin lỗi nào cả. Một tờ báo Neue Strassburger Gazette đã phát hành một thông báo bán chính thức:
Trong suốt những tháng đầu của cuộc chiến tranh, Tướng chỉ huy các trung đoàn 14, 15, 16 và 21 đã ban hành một sắc lệnh về đồng phục của những người lính cứu hỏa và loại bỏ tất cả những yếu tố vẫn còn mang tính chất Pháp. Sắc lệnh này không được tuân thủ một cách nghiêm ngặt ở các huyện thị nhỏ khi có một vụ hỏa hoạn xảy ra ở Molsheim. Lính cứu hỏa vẫn còn mặc đồng phục cũ và họ vẫn sử dụng cây kèn của Pháp trước đây. Ngoài ra, học sinh các trường vẫn mặc đồng phục cũng giống với đồng phục của Pháp. Người Đức không chỉ cấm đoán
những điều liên quan đến nước Pháp mà còn cả những cư dân Alsace và Lorraine sống ở nước ngoài, nằm ngoài tầm kiểm soát của chính quyền quân sự.
Những người này bị yêu cầu quay về lãnh thổ nước Đức mà nếu họ không làm theo sẽ bị tước quốc tịch.
Bên cạnh đó, một số lượng đáng kể người dân từ 17 đến 60 tuổi của thành phố Mulhouse và các vùng lân cận được gọi nhập ngũ vào ngày 5-1-1916 và sau đó được gửi đến Trung bộ nước Đức. Hàng trăm người Alsace và Lorraine bị trục xuất khỏi Reichsland. Một hoạt động khác của chính quyền Đức ở Alsace và Lorraine là phạt tù đối với những người có họ hàng làm trong trong quân đội Pháp mà không có bất kì lí do chính đáng nào. Theo đó, Samain, một người Alsace đã bị bỏ tù ở Coblentz trước khi bị chuyển ra mặt trận ở Nga và M.
Bourson, phóng viên của tờ báo Le Martin cũng bị bỏ tù cùng với các nhà báo khác ở Cannstatt kể từ khi cuộc chiến tranh bắt đầu. Những chính sách mang tính khủng bố của chính quyền ở Alsace và Lorraine đã làm cho tình hình ngày càng căng thẳng và bất lợi cho Đức. Trước tình hình đó, ngày 6-12-1916, tờ Haguenauer Gazette đã ra thông báo chính thức với nội dung chủ yếu là khuyến khích mọi người dân tố cáo những hành động phạm pháp của người dân mà không cần sợ thông tin đó là đúng hay sai.
Chính sách khủng bố của Đức vẫn tiếp diễn đối với người dân Alsace và Lorraine. "Ví dụ như một của hiệu buôn tên Griessmann đã chào một tù binh người Pháp trên đường phố ở Strasbourg đã bị kết án tù sáu tháng cho hành động ghê tởm đó. Một trường hợp khác, Guillaume Kohler ở thành phố Saverne, một lính bộ binh bị gọi đến tòa án quân sự ở Saarbrucken vì hành động không tôn trọng cấp trên của mình vì ông đã chỉ trích các biện pháp vô nhân đạo của cấp trên ở ngoài chiến trường. Ông bị kết án hai năm tù giam. Hay Emilie Zimmerle, một phụ bếp trong một quán trọ ở Colmar đã vô tình hát những bài hát mang tính chất chống lại nước Đức trong lúc rửa chén bị phạt 30 mark" [13].
Mặt khác, các giáo sĩ theo đạo Tin Lành và Công giáo cũng không nằm ngoài chính sách tàn bạo của chính quyền Đức. Vào đầu năm 1915, tờ Neue Zurcher Gazette đã nói rằng, một giáo sĩ ở Strasbourg, Deacnory, một người mang cả hai dòng máu Đức và Thụy Sĩ đã truyền bá một tình yêu không phân biệt quốc tịch. Chính điều này mà chính quyền Đức đã yêu cầu ông từ chức ở Tòa án tôn giáo ở Metz và trở về quê hương của ông là Thụy Sĩ.
Sự thất bại của chính sách khủng bố của Đức
Vào tháng 11-1916, vua Đức là William II muốn sáp nhập Warsaw của Ba Lan vào Phổ nhưng đã vấp phải sự phản đối từ trong nước: Từ kinh nghiệm ở Alsace và Lorraine, sẽ rất khó tìm thấy một vị chính khách nào chấp nhận sự mong muốn và nỗ lực đó. Một trường hợp khác, tờ Rheinische-Westfdlische Gazette đã ghi lại một ý kiến của một Thành viên trong Hội đông thành phố:
Alsace và Lorraine là nguồn gốc của sự yếu đuối. Nhưng khi chiến tranh dần đến hồi kết thúc, các ngành kinh tế và quân sự vẫn còn tìm cách bóc lột nguồn gốc của sự yếu đuối nhằm đưa cuộc chiến tranh đến thắng lợi. Và kể cả lúc Bismarck quyết định thành lập Lãnh thổ hoàng gia (Imperial Territory) thì vị Đại Thủ tướng của chúng ta cũng không cố gắng làm hài lòng những người Alsace và Lorraine. Mối quan tâm duy nhất của ông là đảm bảo được sự thành công cuối cùng của Đế quốc. Vì vậy, ông cũng rất bối rối khi chứng kiến sự phát triển của khu vực này so với các bang còn lại của Liên bang.
Dưới sự cai trị của Bismarck, người dân Alsace và Lorraine luôn bị phân biệt đối xử với người Đức. Cụ thể, người dân Alsace và Lorraine không được gửi thư trong nước Đức vì trong mắt của Bismarck, người Alsace và Lorraine không phải là người Đức.
Để thấy được sự thất bại thật sự của chính sách Đức hóa ở Alsace và Lorraine, những chi tiết rất cụ thể được ông Thomas Willing Balch thu nhận
trong chuyến đi đến vùng đất này, trải nghiệm thực tế cuộc sống ở nơi đây vào những năm cuối thế kỉ XIX và được tập hợp trong tác phẩm Some facts about Alsace and Lorraine.
Theo như ông kể, điều làm ông chú ý đầu tiên khi đặt chất đến nơi đây là ông thấy tên gọi và biển hiệu bằng tiếng Đức xuất hiện ở khắp mọi nơi trong lúc ông đang ngồi trên xe từ Basle đến Strasbourg. Người dân cũng dùng tiếng Đức giao tiếp trong xã hội. Thoạt nhìn có lẽ người ta đã vội vàng kết luận công cuộc Đức hóa của Đế quốc Đức đã thành công. Nhưng càng đi sâu vào vùng đất này, ông lại phát hiện ra nhiều sự thật ẩn sau cái đang bày ra trước mắt ông. Nhưng ở Mulhouse, ông thấy một nhóm ba, bốn người đang cầm trên tay tờ báo Le petit Journal của Paris. Cũng trên chuyến xe ấy, ông còn quan sát thấy một gia đình gồm hai vợ chồng, một người chị gái và một người con trai còn nhỏ. Dĩ nhiên, trông họ rất giống người Đức. Khi giao tiếp giữa hai vợ chồng và cô con gái, họ dùng tiếng Đức nhưng khi nói chuyện với cậu con trai nhỏ thì họ lại dùng tiếng Pháp. Có nghĩa là người dân ở đây biết cả hai thứ tiếng bởi kể cả tài xế lái chuyến xe đó cũng nói tiếng Pháp rất giỏi. Và họ cũng muốn dạy con mình cả hai thứ tiếng. Hơn thế nữa, người mẹ còn đọc tờ báo Le Petit Journal bằng tiếng Pháp cho con trai của mình. Ông thấy được sự sử dụng rộng rãi tiếng Pháp ở khu vực này nên khi xuống xe, vào khách sạn, ông đã dùng tiếng Pháp nhưng họ lại cố gắng nói tiếng Đức như thể để nhấn mạnh đó mới là quốc tịch của họ.
Nhưng dễ dàng phát hiện rằng tình yêu mà họ thật sự giành cho là nước Pháp.
Bởi mặc dù biển hiệu là tiếng Đức nhưng họ luôn cố thể hiện tình yêu ấy của mình. Đơn giản như việc họ bọc hai cây nến màu trắng bằng một miếng giấy màu đỏ có dòng chữ màu xanh.