Alsace và Lorraine trong cuộc chiến tranh Pháp-Phổ

Một phần của tài liệu Vấn đề Alsace và Lorraine trong quan hệ Đức - Pháp từ 1871 đến 1919 (Trang 47 - 50)

Chương 1.ALSACE VÀ LORRAINE TỪ NĂM 58 TRƯỚC CÔNG NGUYÊN ĐẾN CHIẾN TRANH PHÁP-PHỔ

1.3. Alsace và Lorraine trong cu ộc chiến tranh Pháp-Phổ. Hiệp ước Frankfort

1.3.1. Alsace và Lorraine trong cuộc chiến tranh Pháp-Phổ

Nguyên nhân của cuộc chiến tranh Pháp – Phổ bắt nguồn từ sự phân chia quyền lực giữa các cường quốc kể từ sau cuộc chiến tranh Napoleon. Riêng Đức và Pháp đã là hai quốc gia láng giềng và có mối thù sâu sắc với nhau kể từ sau Hiệp ước Verdun năm 843, phân chia vương quốc Charlemagne. Mối bất hòa giữa hai nước này đã có từ lâu. Nhưng nguyên nhân gần nhất dẫn đến cuộc chiến tranh Pháp – Phổ là Cách mạng Pháp và chiến tranh Napoleon. Trong hai sự kiện này, Áo và Phổ tấn công sang Pari trong những năm 1792 – 1793 trong khi Pháp xâm lược Áo và Phổ trong những năm 1813 – 1814. Sang thế kỉ XIX, với việc Napoleon đệ tam lên ngôi và Otto von Bismarck trở thành Thủ tướng của Phổ, căng thẳng giữa hai nước này lên cao sau cuộc chiến tranh với Áo năm 1866. Nước Phổ trở trành một cường quốc mới nổi trên lục địa châu Âu, đe dọa địa vị của Pháp.

Vị thế của Pháp trên chính trường châu Âu vốn đã suy giảm, nay càng yếu thế hơn khi Phổ đã đánh bại Áo trong chiến tranh Phổ - Áo. Sự kiện này đánh dấu sự thất bại trong chính sách ngăn cản thống nhất nước Đức của Napoleon III. Mặt khác, tình hình nước Pháp lúc bấy giờ cũng rất rối ren. Trong nước, những người cộng hòa muốn tiến hành cải cách và bị gây sức ép khi liên tục thua trận trong các cuộc chiến tranh thuộc địa. Trước tình hình đó, Napoleon III muốn tìm một chiến thắng bên ngoài nhằm xoa dịu tình hình bên trong đất nước, tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân. Hơn nữa, Pháp cũng lo sợ một nước Đức thống nhất, hùng mạnh hình thành sẽ gây bất lợi cho mình.

Về phía Phổ, quốc gia này vấp phải một số khó khăn trong việc thống nhất đất nước. Các tiểu quốc ở Đức mang tính độc lập cao, không muốn bị ai kiểm

soát. Nhưng Otto von Bismarck đã là người cố kết các tiểu quốc này vốn rất thân với Pháp khi để lộ ra các vấn đề đàm phán với vua Napoleon về việc cắt các vùng đất dọc sông Rhine cho Pháp. Chính thông tin này làm cho các tiểu quốc e dè với tham vọng lãnh thổ của Pháp và quay sang kết hợp với Phổ. Do đó, lãnh thổ vùng dọc sông Rhine có một ý nghĩa quan trọng trong việc cố kết các tiểu quốc trong Đế quốc Đức sau này.

Chính sự đàm phán giữa Napoleon III và Otto von Bismarck đã dẫn đến cuộc chiến tranh Pháp – Phổ mà được xem là sai lầm lớn nhất của vua Napoleon III và là thắng lợi quân sự lớn nhất mà Bismarck đem về cho Phổ và Đế quốc Đức sau này. Bismarck mong muốn tạo nên một Đế quốc Đức đem lại lợi ích cho Phổ nếu như sức mạnh của Pháp bị suy yếu. Muốn làm được điều đó, ông quyết tâm phải lấy đi vùng đất biên giới dọc sông Rhine bằng cách sáp nhập tỉnh Alsace vào Đức. Việc sáp nhập một phần Lorraine lại là một thành công lớn ngoài sự mong đợi sau chiến tranh của quân đội Đức. Vào tháng 9-1870, sau trận Sedan, trong khi Bazaine vẫn còn chiếm giữ được Metz, Bismarck nói với Jules Favre, Bộ trưởng Quốc phòng ngoại giao rằng giá của hòa bình bây giờ là Alsace và tiền bồi thường chiến phí là hai triệu franc nhưng sau khi chiến tranh kết thúc ông lại yêu cầu thêm một phần của tỉnh Lorraine với một số tiền bồi thường lớn hơn.

Để tiến hành chiến tranh, mỗi quốc gia ngay lập tức tìm kiếm các đồng minh của mình. Đức muốn dựa vào các tiểu quốc có biên giới gần với Pháp như Baden, Bavaria, Wurttemberg, Hess nhưng phần lớn cac quốc gia này không hào hứng lắm. Trong khi đó, Pháp lại dựa vào sự trợ giúp của Áo và Ý. Áo chắc chắn sẽ giúp đỡ cho Pháp nhưng mà Áo chưa sẵn sàng và luôn cho rằng chiến tranh sẽ diễn ra vào năm 1871. Do đó, đồng minh của Pháp cũng không chắc chắn.

Ngày 27-7-1870, vua Napoleon III đến Metz, một trong những trụ sở chính của quân đội. Ngày 2-8-1870, quân đội Đức bị tấn công ở Saarbrucken dưới sự chỉ huy của tướng Frossard. Đây được xem là cuộc thử lửa đầu tiên. Ngày 4-8- 1870, tướng Abel Douay, lãnh đạo 9000 quân bị tấn công bất ngờ bởi hai Trung đoàn của Phổ và một đạo quân lớn của Bavaria. Quân đội của Douay chiến đấu dũng cảm nhưng cuối cùng thất bại. Ngay cả Douay cũng hi sinh trên chiến trường. Đến ngày 6-8-1870, MacMahon bị tấn công bởi quân đội Phổ mà chính ông cứ nghĩ rằng quân Phổ không thể đến trước ngày 8-8-1870. Sau đó, ông đã yêu cầu quân chi viện từ tướng Failly nhưng ông đã điều quân đi sai hướng, thay vì đến Lemberg gần vùng Worth, ông lại điều quân đến Lemberg gần vùng Bitche. Quân đội Pháp đã chặn đường rút lui của MacMahon và họ đã thành công với sự hi sinh của 489 sĩ quan, hơn 10.000 người chết và bị thương, còn thiệt hại của Pháp là khoảng 6000 người và bắt bỏ từ 9000 người. Đạo quân thứ năm trên đường đến Bitche có khoảng 2500 người bỏ trốn, một số đi đến Phalsbourg, trong khi đó một số người khác thì tìm cách đến Strasbourg. Quân đội Pháp hoàn toàn tan rã.

Sau đó, quân Pháp tiến về Forbach, Haguenau, Sarreguemines và Saint- Avoid. Điều này làm chấn động cả Paris. Ngày 9-8, Phalsbourg bị bao vây và pháo đài nhỏ tên là La Petit Pierre được sơ tán. Ngày 10-8, quân đội Đức đã có mặt ở Strasbourg và hai ngày sau đó quân Đức tràn vào Nancy, thành phố được phòng thủ với khoảng 20.000 người, lãnh đạo tướng Alexis Uhrich. Quân đội Đức vào khoảng 7000 người. Ngày 13-8, Uhrich nỗ lực ngăn cản sự bao vây của Đức. Đến này 27-8, Uhrich gửi thư đến Bộ chiến tranh ở Pari rằng Strasbourg sẽ thất thủ ngoại trừ khi có quân tiếp viện. Đêm 29-8, Strasbourg hoàn toàn thất thủ. Và thủ phủ của Lorraine cũng bị bao vây bởi các kị binh mang thương của Đức. Đồng thời, quân đội Đức cũng đang tràn qua dãy núi Vosge. Trong khi đó, các vùng lân cận Metz lại xảy ra xung đột. Nhiều nơi của Pháp bị quân Đức tấn

công như Borny, Courcelles, Vionville,… Đến tháng 8-1870, các vị trí quan trọng ở Alsace và Lorraine đều bị bao vây và chiếm đóng.

Trước tình hình đó, vua Napoleon III đã gặp MacMahon tìm cách giải quyết và ông muốn rút quân về bảo vệ Thủ đô nhưng tướng Palikao, Bộ trưởng bộ chiến tranh nói rằng nếu họ rút quân sẽ có một cuộc cách mạng bùng nổ ở Pari. Sau đó, cuộc chiến diễn ra trên đất Pháp với trận mở màn là trận Sedan, kéo théo sự thất bại liên tiếp của quân đội Pháp.

Một phần của tài liệu Vấn đề Alsace và Lorraine trong quan hệ Đức - Pháp từ 1871 đến 1919 (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)