Chương 3. ALSACE VÀ LORRAINE TRONG QUAN HỆ ĐỨC-PHÁP TỪ NĂM 1911 ĐẾN NĂM 1919
3.3. Alsace và Lorraine sau Chi ến tranh thế giới thứ nhất
3.3.2. Alsace và Lorraine trong Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay
Alsace ngày nay
Từ sau năm 1945 đến nay, Alsace thuộc quyền quản lí của nước Pháp.
Ngày nay, Alsace là một tỉnh nhỏ thứ năm trong số 27 tỉnh của Pháp. Alsace tọa lạc ở biên giới phía Đông của nước Pháp nằm ở bờ Tây của Thượng lưu sông Rhine, giáp với Đức và Thụy Sĩ. Thành phố lớn nhất của Alsace là Strasbourg, thành phố đóng vai trò quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hóa của Alsace bởi nó là trụ sở của nhiều tổ chức quốc tế. Vì vậy, Alsace là một khu vực quan trọng nhất về mặt chính trị đối với Liên minh châu Âu. Ngày nay, diện tích của Alsace vào khoảng 8.283 km2, là một đồng bằng nằm giữa sông Rhine ở phía Đông và dãy núi Vosge ở phía Tây. Nó được chia thành Haut-Rhin và Bas-Rhin, giáp với Đức ở phía Bắc và phía Đông, Thụy Sĩ ở phía Nam và Lorraine ở phía Tây.
Về chính trị, Alsace là một trong những khu vực lâu đời, bảo thủ của nước Pháp. Nó là một trong hai khu vực đạt được quyền tự quản lí thông qua cuộc bầu cử năm 2004 và được quản lí bởi Hội đồng khu vực Alsace. Người đứng đầu Hội đồng khu vực là Philippe Richert được bầu trong cuộc bầu cử của địa
phương năm 2007. Nó cũng là một trong số ít khu vực của Pháp được phép lên tiếng đồng ý trong Hiến pháp châu Âu năm 2005.
Về kinh tế, theo tờ Institut National de la Statistique et des Études Économiques (INSEE), năm 2002, sản phẩm nội địa của Alsace đạt 44.3 tỉ euro.
Thu nhập đầu người của thành phố là €24,804, đứng thứ hai ở Pháp. Tỉ trọng nền kinh tế, dịch vụ chiếm 68%, 25% là công nghiệp, làm cho Alsace trở thành một trong những khu vực công nghiệp hóa mạnh nhất của Pháp. Alsace có nhiều công ty mang tính chất quốc tế, có đến 35% là công ty nước ngoài, chủ yếu là của Đức, Mĩ, Thụy Sĩ và Nhật Bản
Hầu hết người dân Alsace theo Công giáo nhưng bởi vì đã từng là một bộ phận của Đức trong lịch sử nên một cộng đồng những người theo đạo Tin Lành vẫn tồn tại. Ngày nay, EPCAAL (nhà thờ theo kiểu Luther) là nhà thờ Tin Lành lớn thứ hai ở Pháp. Ngoài ra, Alsace còn có một bộ phận theo đạo Do thái.
Về ngôn ngữ, trong lịch sử, Alsace đã từng là một vùng đất thuộc Đế quốc La Mã Thần Thánh trong một thời gian khá dài nên mặc dù họ nói phương ngữ Đức nhưng ngôn ngữ được dùng chính thức là tiếng Pháp.
Năm 1951, theo điều 10 của bộ luật Deixonne về việc dạy các ngôn ngữ và phương ngữ ở địa phương cho các khu vực Breton, Basque, Catalan,… nhưng không có Alsace. Ngày 18-12-1952, một sắc lệnh được ban hành cho phép lựa chọn giảng dạy tiếng Đức cho những nơi thường xuyên sử dụng phương ngữ Alsace.
Năm 1972, Tổng thanh tra người Đức, Georges Holderith được ủy quyền giới thiệu lại tiếng Đức cho các tầng lớp trung lưu trên cơ sở thử nghiệm. Việc giảng dạy được đề cập như cuộc cải cách của ông, sau này đã mở rộng đến các em học sinh tiểu học. Cuộc cải cách về việc giảng dạy tiếng Đức này vẫn còn được tiến hành cho đến ngày nay. Hiến pháp của nền Cộng hòa thứ Năm cũng khẳng định chỉ có tiếng Pháp là ngôn ngữ chính thức. Tuy nhiên, người dân
Alsace vẫn dùng tiếng địa phương của họ. Và đến ngày nay, ngôn ngữ chính thức được dùng ở Alsace là tiếng Pháp.
Lorraine ngày nay
Lorraine là một trong 27 khu vực của nước Pháp. Chính quyền khu vực bao gồm hai thành phố lớn với tầm quan trọng như nhau là Metz và Nancy. Ngày nay, Lorraine bao gồm bốn khu vực: Meurthe-et-Moselle, Meuse, Moselle và dãy núi Vosges, bao gồm 2.337 cộng đồng cư dân. Trong cuộc cách mạng Pháp, Lorraine là một khu vực bao gồm Barrois, Meuse, Meurthe, Moselle và Vosge.
Sau năm 1870, Moselle và Meurthe bị sáp nhập vào Đức, các phần còn lại được nhập lại gọi là Meurthe và Moselle. Sau năm 1918, Moselle được trả lại cho Pháp. Và từ giữa thế kỉ XX, tỉnh Lorraine được thành lập như ngày nay.
Lorraine là khu vực tiếp giáp với các quốc gia: Đức, Bỉ và Luxembourg và tiếp giáp với các khu vực của nước Pháp như Franche-Comté, Champagne- Ardenne, là hai khu vực từng là bộ phận của vương quốc Lotharingia ngày xưa và Alsace từng là một bộ phận của tỉnh Alsace và Lorraine, nay mỗi khu vực đã có chính quyền riêng. Lorraine nằm ở một vị trí chiến lược quan trọng vì nó là ngã tư của bốn quốc gia. Khu vực này đã từng nằm trong liên minh chính trị hay liên minh về mặt hôn nhân và chọn lựa đứng về phía Tây hay phía Đông trong các cuộc giao tranh, đóng vai trò hùng mạnh và quan trọng trong việc hình thành lịch sử của châu Âu và cũng là nơi bắt nguồn của nhiều vị vua của Đế quốc La Mã Thần Thánh, Đế quốc Áo-Hung và các nước khác.
Về mặt ngôn ngữ, hầu hết khu vực Lorraine đều dùng tiếng Pháp là ngôn ngữ thông dụng ngoại trừ Moselle ở phía Đông Bắc là khu vực nói tiếng Đức.
Theo truyền thống, hai ngôn ngữ bản địa của khu vực là Lorrain và Lorraine Franconian. Lorrain được sử dụng chủ yếu phái Đông Nam Lorraine. Còn Lorraine Franconian được sử dụng ở phía Bắc và phía Tây Lorraine. Nhưng vào
thế kỉ XIX và XX, cả hai ngôn ngữ này đều dần bị thay thế bởi tiếng Pháp thông qua chính sách dân tộc hóa khi các trường học chỉ được sử dụng tiếng Pháp.
Về kinh tế, năm 2000, Lorraine đạt được 44 tỉ euro, chiếm 3.4% GDP của Pháp. Mặc dù đứng thứ 11 về dân số nhưng Lorraine được xếp thứ 8 về GDP trong số 27 tỉnh của Pháp, là khu vực nằm trong nhóm có nền kinh tế phát triển cựng với Alsace và ẻle-de-France. Trong những năm gần đõy, ngành quõn sự hậu cần và dịch vụ tăng trưởng mạnh nhất, trong khi đó các ngành công nghiệp truyền thống như dệt, khai khoáng, luyện kim dần suy tàn. Kết quả là khu vực này phải đối mặt với một khó khăn lớn đó là gia tăng nạn thất nghiệp mặc dù tỉ lệ ở khu vực vẫn thấp hơn mức trung bình của cả nước Pháp. Năm 1997, mỏ sắt cuối cùng của Lorraine đã từng có thời kì sản xuất được 50 triệu tấn sắt đã đóng cửa.
TIỂU KẾT
Từ năm 1911 đến nay, mặc dù trải qua hơn một thế kỉ nhưng Alsace và Lorraine cũng đã ghi nhận thêm vào lịch sử tranh chấp giữa Anh và Pháp thêm hai lần vào Chiến tranh thế giới thứ nhất và Chiến tranh thế giới thứ hai. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, Alsace trở lại là một bộ phận của nước Pháp nhưng không phải vì thế mà Đức từ bỏ tham vọng đối với vùng đất này. Giai đoạn này càng khẳng định thêm vị trí chiến lược mà nó đem lại cho cả hai nước.
Mặt khác, giai đoạn này cũng thể hiện những thất bại của Đức trên hai vùng đất này. Mặc dù Đức đã tiến hành nhiều biện pháp nhằm đồng hóa khu vực này, trong đó đa phần là các biện pháp bạo lực, ép buộc, độc tài và đôi lúc cũng có những nhượng bộ nhất định. Người dân Alsace và Lorraine chưa bao giờ mong muốn là một bộ phận của nước Đức và đến khi Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, người dân nơi đây đã hoàn toàn vui mừng thoát khỏi chế độ cai trị độc tài của Đức.
Nhìn chung, sau khi sáp nhập trở lại vào Pháp, sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, cả Alsace và Lorraine vẫn duy trì là một khu vực rất đặc biệt của Pháp. Cả hai vẫn là khu vực biên giới với những điều rất riêng không dễ bị hòa lẫn với các khu vực còn lại của Pháp. Một nền văn hóa pha trộn giữa Đức và Pháp rất phức tạp qua thời gian dài đã làm cho người dân ở đây dù sống dưới chế độ của nước Pháp nhưng vẫn luôn bảo tồn những giá trị văn hóa của riêng mình. Tiêu biểu là ngôn ngữ, mặc dù tiếng Pháp là ngôn ngữ chính thức nhưng họ cũng không từ bỏ hoàn toàn với ngôn ngữ bản xứ của mình. Alsace và Lorraine ngày nay vẫn đóng vai trò quan trọng trong tỉ trọng nền kinh tế của Pháp.
KẾT LUẬN
Mối quan hệ giữa nước Pháp và nước Đức luôn là một đề tài nóng bỏng trong lịch sử thế giới nói chung và lịch sử châu Âu nói riêng. Cả hai quốc gia đều đóng vai trò quan trọng trên đấu trường chính trị của khu vực. Do đó, trong lịch sử không ít lần cả hai quốc gia này xảy ra mâu thuẫn từ nhỏ đến lớn, từ đơn giản đến phức tạp, từ những cuộc đấu tranh thầm lặng đến các cuộc chiến tranh.
Lịch sử đã cho thấy, cả hai quốc gia này đều khởi sinh từ Đế quốc của Đại đế Charlemagne. Nhưng kể từ sau thời kì ấy, hai quốc gia Pháp và Đức dần hình thành và quá trình tranh giành quyền lực giữa hai quốc gia cũng diễn ra song song.
Khu vực Alsace và Lorraine lại là khu vực nằm ngay vị trí đường biên giới của hai quốc gia này nên ít nhiều sẽ chịu ảnh hưởng từ chính sách của cả hai bên. Đến đây, người nghiên cứu xin rút ra một số kết luận về việc thôn tính của Pháp và Đức đối với khu vực này:
Alsace và Lorraine chịu sự tranh chấp giữa Đức và Phápbởi vị trị của nó rất thuận lợi về thương mại và quân sự. Vào thời trung đại, khi các mỏ khoáng sản chưa đóng vai trò quan trọng thì việc chiếm lấy khu vực này là bởi lí do thương mại. Alsace và Lorraine nằm trên ngã tư đường của thương mại châu Âu lúc bấy giờ, kinh tế cực kì phát triển. Mặt khác, vị trí của nó cũng có ý nghĩa về mặt quân sự rất quan trọng. Điều này nên gọi là may mắn hay không may mắn cho vùng đất này. Chính vị trí quan trọng đó chính là điều hấp dẫn hai quốc gia Pháp và Đức. Nó mang đến cho hai vùng đất này sự phát triển kinh tế cực kì mạnh mẽ nhưng cũng mang đến những phiền phức khác. Đó chính là trong lịch sử đã nhiều lần là chiến trường của các cuộc chiến tranh. Mỗi một cuộc chiến đi qua,
vùng đất này lại bị tàn phá nặng nề nhưng được thiên nhiên ưu ái và sức sống của con người nơi đây, kinh tế trong vùng nhanh chóng phục hồi và phát triển trở lại. Do đó, số phận của vùng đất này hoàn toàn gắn liền với mối quan hệ giữa hai quốc gia Pháp và Đức. Nhận lấy nhiều điều kiện tuyệt vời thì vùng đất này cũng chịu nhiều đau thương. Giá trị của vùng đất càng được gia tăng khi chủ nghĩa tư bản phát triển, cơn khát nguyên nhiên liệu dâng cao và một lần nữa, khu vực này lại một lần nữa hứng lấy cơn bão chiến tranh. Với những mỏ sắt dồi dào, kinh tế vùng phát triển, Alsace và Lorraine lại bị thay tên đổi chủ khi Pháp nhượng cho Đức sau năm 1870.
Việc tìm hiểu mối quan hệ giữa Đức và Pháp còn thể hiện một điều rằng Alsace và Lorraine là một khu vực có nền văn hóa rất phức tạp. Nhiều lần sang tên đổi chủ đã tạo ra một Alsace và Lorraine với nhiều điểm đặc trưng không dễ hòa lẫn với các khu vực khác. Văn hóa của vùng đất này hết sức phức tạp khi nó là sự kết hợp giữa văn hóa Pháp và văn hóa Đức trong một khoảng thời gian khá dài. Rất khó để phân biệt hay chia tách đâu là văn hóa Pháp hay văn hóa Đức trên mảnh đất này. Cả tiếng Pháp và tiếng Đức đều được sử dụng ở vùng đất này. Điều này càng phức tạp hơn khi cả Pháp và Đức khi cai trị đều muốn đồng hóa khu vực này bằng ngôn ngữ. Dưới sự cai trị của mỗi quốc gia, ngôn ngữ của quốc gia đó được truyền bá rộng rãi làm cho người dân nơi đây dần dần trở trành những người thành thạo cả hai thứ tiếng. Do đó, việc cấm sử dụng thứ tiếng này và chỉ sử dụng thứ tiếng còn lại đều dẫn đến những phản ứng tiêu cực trong quần chúng nhân dân. Kết quả là ngày nay, mặc dù tiếng Pháp về mặt luật pháp là ngôn ngữ chính thức, nhưng người dân khu vực này vẫn sử dụng tiếng địa phương của mình.
Một đặc điểm khác của vùng đất này đó chính là tinh thần tự chủ rất cao.
Đây là một đặc điểm truyền thống của khu vực này bởi khi đặt dưới sự cai trị
của Đế quốc La Mã Thần Thánh, vùng đất được hưởng những đặc quyền tự do nhất định. Trong lịch sử, vùng đất đã từng tồn tại Mười thành phố tự do dưới sự bảo trợ của Hoàng đế Đế quốc La Mã Thần Thánh. Họ không quen với việc chịu sự cai trị từ một chính quyền khác. Lịch sử đã chứng minh điều đó. Họ đã từng đặt mình dưới sự cai trị của Cộng hòa Pháp vì họ bị thu hút bởi tính chất dân chủ của chế độ này. Nhưng họ lại phản ứng quyết liệt khi bị đặt dưới sự cai trị của Đế quốc Đức từ năm 1871-1918. Quyền lợi và sự tự do bị tướt đoạt mặt khác, họ cũng không có được một vị trí ngang hàng với các bang khác của nước Đức thời kì này. Hay sau khi sáp nhập trở lại Pháp, chính quyền Pháp đã áp đặt một lần nữa lên người dân nơi đây và cũng tiếp tục đấu tranh vì quyền tự chủ trong các vấn đề nội bộ của đất nước. Do đó, vấn đề Alsace và Lorraine thuộc về nước Pháp hay nước Đức không do hai nước này quyết định. Bởi vì Đức đã từng nêu ra rất nhiều lí do để hợp thức hóa việc sáp nhập vùng đất này vào lãnh thổ của mình nhưng cũng vấp phải sự phản đối từ người dân nơi đây. Hay Pháp, quốc gia tự nhận là mẹ đẻ, là Tổ quốc của vùng đất này cũng bị những phản ứng tiêu cực từ việc sáp nhập. Các tiêu chí về đường biên giới tự nhiên, ngôn ngữ hay lịch sử đều trở thành vô nghĩa với khu vực này. Họ có quyền tự quyết của mình và họ lựa chọn quốc gia nào có chế độ chính trị phù hợp với nguyện vọng của họ nhiều hơn mặc dù đôi khi họ không được lựa chọn
Trước đây, để quyết định một lãnh thổ thuộc về quốc gia nào người ta thường đưa ra các tiêu chí về ngôn ngữ, đường biên giới tự nhiên, văn hóa, lịch sử để xem xét. Nhưng qua trường hợp Alsace và Lorraine, các tiều chí ấy dường như chưa đủ sức thuyết phục. Bởi quyết định lãnh thổ ấy thuộc quốc gia nào không ai khác phải do dân tộc, người dân nơi ấy quyết định mà cho đến nay không phải quốc gia nào cũng nhận thức và thực hiện điều đó.