Chương 1.ALSACE VÀ LORRAINE TỪ NĂM 58 TRƯỚC CÔNG NGUYÊN ĐẾN CHIẾN TRANH PHÁP-PHỔ
2.2. Alsace và Lorraine trong quan h ệ Đức – Pháp từ năm 1871 đến năm 1910
2.2.3. Hoạt động của Đức ở Alsace và Lorraine 1871-1910
Sau khi sáp nhập vào Đức thông qua hiệp ước Frankfort ngày 10-5-1871, Alsace và Lorraine trở thành một bang trong Đế quốc Đức và tất cả bang khác đều có lợi ích ở vùng đất này. Alsace và Lorraine được chia làm ba quận:
Thượng và Hạ Alsace, Lorraine. Đứng đầu cơ quan hành chính ở đây là Chủ tịch của Thượng Alsace là một người độc tài, trụ sở đặt ở Strasbourg. Hai năm sau đó, tháng 1-1874, Đế quốc Đức đã thay thế chế độ độc tài này bằng một chính phủ lâm thời. Writs được chọn bổ nhiệm nhằm chọn ra 15 đại diện của khu vực này được vào Quốc hội Đức và cũng trong năm này, Hội đồng Elsass- Lothringen được thành lập. Lúc đầu, các cuộc họp của tổ chức này không được mở những sau đó các hành động của nó đều được phê chuẩn bởi Hội đồng Liên minh. Mọi quyền lực tối cao đều nằm trong tay người đứng đầu, và cơ quan này cũng được đặt ở Strasbourg. Người đứng đầu được giao mọi quyền hành của Chủ tịch Thượng Alsace và vua Đức cũng trao cho chức vụ này quyền lực tối cao nhưng phụ thuộc vào quyền phủ quyết. Bên cạnh đó, một bộ trưởng có trách nhiệm về tất cả các văn kiện hội nghị của chính quyền và cũng có quyền phủ quyết các hành động của người đứng đầu. Dưới người đứng đầu bang có bốn bộ trưởng chịu trách nhiệm bốn lĩnh vực khác nhau. Hội đồng của bang bao gồm bộ trưởng, thứ trưởng, tòa án tối cao và 12 người do Hoàng đế bổ nhiệm. Ủy ban quốc gia bao gồm 58 thành viên, trong đó có 34 là đại diện của các quận, 4 thành viên là đại diện của thành thị lớn, 20 thành viên của các bang nông thôn còn 2 đại diện của Elsass-Lothringen lại không được phép bỏ phiếu.
Với quá trình Đức hóa, Edmond About đã từng nói, trong số 1.100.000 người Alsace thì có đến 600.000 người từ chối chấp nhận quốc tịch Đức. Họ sẽ tìm cách đi về phía tây hoặc hoặc xa hơn nữa. số người di cư ở Lorraine là 45.000 người.
* Chính quyền
Sau chiến tranh Phỏp-Phổ, Phỏp phải cắt hoàn toàn tỉnh Alsace và ẳ tỉnh Lorraine cho Đức, nhưng đường biên giới phía Tây Bắc là do Đức tự ý quyết định, còn phía Tây Nam đường biên giới tự nhiên là dãy núi Vosge. Dãy núi này
về cơ bản vẫn thuộc Pháp nhưng Đức đã tự ý chiếm lấy những đỉnh núi và sườn dốc quan trọng. Do đó, vùng đất sáp nhập vào Đức mang tên là Elsass- Lothringen hay còn gọi là Reichsland có phía bắc giáp với công quốc Luxemburg, phía đông vẫn là dòng sông Rhine chạy dọc theo công quốc Baden và phía nam giáp với Thụy Sĩ.
Sau khi sáp nhập, Đức vẫn giữ lại cách chia khu vực trong vùng là Hạ Alsace, Thượng Alsace và Lorraine nhưng có sự thay đổi về tên gọi. Trong đó, Hạ Alsace hay còn gọi là Bas-Rhin đổi thành Unterelsass, Thượng Alsace hay còn gọi là Haut-Rhin đổi thành Oberesass, khu vực Meurth và Moselle được nhập lại gọi là Lorraine. Sự phân chia đó cụ thể như sau: Thượng Alsace có diện tích 1354 dặm vuông, Hạ Alsace có diện tích là 1848 dặm vuông và Lorraine có diện tích 2403 dặm vuông.
Số phận của Alsace và Lorraine sau năm 1871 hoàn toàn do Đức định đoạt.
Với cách cai trị độc đoán đã có từ lâu, Đức đã quyết định cách cai trị ở vùng đất này mà không cần đến ý kiến của người bản địa. Để thực hiện điều này, Đức đã đưa ra các hình thức chính quyền cho Alsace và Lorraine sao cho phù hợp với bối cảnh hiện giờ của Đế quốc Đức. Kế hoạch đầu tiên mà Đức vạch ra cho Alsace và Lorraine đó là vùng đất này sẽ được chia cho các bang lân cận như Phổ, Bavaria, Baden giống như đã từng làm với Ba Lan. Nhưng nhìn lại tình trạng lúc bấy giờ của Đế quốc Đức là một Đế quốc Liên bang, mỗi bang đều có quyền tự trị riêng nên nếu làm theo kế hoạch này sẽ vấp phải sự chống đối của các bang khác. Vì họ cho rằng tất cả các bang trong Đế quốc đều có công lao trong chiến lợi phẩm này nên tất cả họ đều phải được hưởng lợi. Do đó, kế hoạch này hoàn toàn không khả thi. Kế hoạch khác là Alsace và Lorraine sẽ sáp nhập vào chỉ mỗi bang Phổ, linh hồn của nước Đức và sau đó sẽ tiến hành đồng hóa vùng đất này. Nhưng so với kế hoạch đầu tiên, sự tính toán này càng không
hợp lí. Do đó, một thời gian sau Đức đã đi đến quyết định cuối cùng, thành lập một Lãnh thổ hoàng gia (Imperial Territory), Reichsland và nó sẽ thuộc về cả 25 bang của Đức. Nhưng Reichsland không phải là một bang như 25 bang khác của Đức là có toàn quyền trong lãnh thổ của mình mà lại được quản lí bởi vua Phổ nhân danh Hoàng đế Đức. Với sự sắp xếp này, Bismarck đã rất đắt ý và cho rằng đây là một biện pháp rất thông minh khi phát biểu vào ngày 25-5-1871: “Thứ nhất, sự đố kỵ giữa các bang sẽ không xảy ra, điều này sẽ làm hài lòng tất cả các thành viên trong Liên bang; thứ hai, Alsace và Lorraine sẽ không nhận được bất cứ đặc quyền nào từ các bang lân cận vì quyền ban cấp bây giờ thuộc về Hoàng đế; thứ ba, sự sắp xếp này sẽ làm thỏa mãn tất cả những thành viên dù lớn hay nhỏ trong liên minh ủng hộ cuộc chiến tranh Pháp-Phổ” [4, tr.110]. Đúng là một sự sắp xếp làm vừa ý tất cả các giới cầm quyền trng và ngoài Đế quốc nhưng ý kiến của đối tượng bị sắp xếp như vậy lại không được quan tâm.
Như đã trình bày, Reichsland được chia làm ba khu vực bao gồm Thượng Alsace, Hạ Alsace và Lorraine, mỗi khu vực có một nhóm người lãnh đạo thì nhóm lãnh đạo khu vực Thượng Alsace có sáu người, Hạ Alsace và Lorraine mỗi khu vực có tám người, đứng đầu mỗi nhóm người lãnh đạo này là Chủ tịch.
Đứng đầu toàn Reichsland là Chủ tịch cấp cao, chịu trách nhiệm giám sát khu vực Alsace và Lorraine trước Thủ tướng Đức ở Berlin.
Trong lịch sử, dù là dưới sự cai trị của Đế quốc La Mã Thần Thánh hay Pháp, Alsace luôn được coi là một vùng đất tự trị với mười thành phố tự do như đã nêu ở chương trước đây. Nhưng sau năm 1871, tình hình chính trị hoàn toàn do Đức định đoạt, tính chất tự do trước đây hoàn toàn bị tước bỏ. Alsace nói riêng và Alsace và Lorraine nói chung được Đức xem như là một tài sản chung, không phân chia của cả 25 bang nước Đức. Alsace không còn là chủ sở hữu của chính vùng đất của mình. Luật pháp sử dụng ở Alsace cũng do Hội đồng Liên
bang (Bundesrath) và Hoàng đế Đức ban hành. Trong đó, điều luật số Mười được xem là điều luật độc tài nhất được ban hành ngày 30-12-1871, điều luật này nhằm thiết lập và hợp pháp hóa chính quyền Đức ở Alsace và Lorraine một cách đơn giản nhất. Theo điều luật này, Chủ tịch cấp cao có mọi quyền hành trong trường hợp Alsace và Lorraine gặp nguy hiểm, nghĩa là quyền lực của ông bao gồm cả quân đội, có quyền điều động quân đội đang chiếm đóng ở đây. Do đó, quyền lực của vị Chủ tịch cấp cao này rất lớn, ông ấy có quyền ban cho chính ông ấy quyền lực bất cứ khi nào ông cảm thấy Alsace và Lorraine gặp nguy hiểm và có quyền trục xuất cư dân ra khỏi khu vực này mà không cần thông qua xét xử. Điều này cho thấy chính quyền ở Alsace hoàn toàn là một chính quyền độc tài. Bộ luật này vẫn duy trì hiệu lực cho đến năm 1902.
Tính chất độc tài của chính quyền ở Alsace còn thể hiện ở chỗ cảnh sát xuất hiện khắp nơi, xen vào các công việc của quần chúng, các thành viên quan trọng trong xã hội bị loại khỏi các công việc của thành thị, Thị trưởng Strasbourg bị sa thải. Trước hành động này, Hội đồng thành phố Strasbourg đã chống lại hành động này vì Thị trưởng này là do người dân Strasbourg bầu ra.
Nhưng sau đó, Hội đồng đã bị giải tán từ năm 1873-1876, thay vào đó một Thị trưởng mới được Hoàng đế bổ nhiệm có quyền lực của cả Thị trưởng và Hội đồng thành thị. Qua hành động này ta thấy Đức hoàn toàn là một chế độ độc tài, mọi quyền hành đều nằm trong tay nhà vua và Alsace và Lorraine đã phải tập quen dần với điều này.
Từ năm 1871 trở đi, hệ thống chính quyền của Alsace và Lorraine cũng có vài lần thay đổi nhưng nhìn chung về cơ bản người dân vẫn không được hưởng quyền lợi ngang bằng với các bang khác. Một trong những lần thay đổi đáng đề cập là vào năm 1874. Năm này, Đức đã đưa Hiếp pháp vào Reichsland. Đầu tiên, luật pháp áp dụng ở Reichsland không còn được ban hành thông qua Hoàng
đế nữa mà cần có sự thông qua của Hội đồng Liên bang và Quốc hội Đức. Và cũng từ đây, Reichsland được đưa 15 đại biểu đến Quốc hội như các bang khác trong Đế quốc, nhưng họ lại không có đại biểu ở Hội đồng Liên bang, cơ quan quyền lực quan trọng của Đế quốc. Bởi vì thực chất Đức không xem Reichsland là một bang của Đế quốc.
Năm 1879, một bộ luật khác được xem như là Hiến pháp giành chong Alsace và Lorraine được ban hành. Theo đó, Reichsland được quản lí bởi một tổ chức chính quyền mang tên Landesauschuss, trong đó, quyền lực tối cao thuộc về Hoàng đế, người có quyền chỉ định hay phản bác, bên dưới là Thống đốc.
Thống đốc nhận được sự hỗ trợ từ Bộ trưởng và 4 người phụ trách 4 lĩnh vực gồm Nội vụ và Giáo dục; Tòa án và Tôn giáo; Tài chính; Thương mại, Nông nghiệp và các công trình công cộng. Thống đốc không phải chịu trách nhiệm trước cơ quan lập pháp mà chỉ chịu trách nhiệm trước Hoàng đế.
Landesauschuss có 58 thành viên, có quyền đề xuất các bộ luật ở địa phương nhưng không được ban hành nếu không có sự đồng ý của Hội đồng Liên bang và Quốc hội Đức. Với hiến pháp này, dường như chính quyền Đế quốc đã có nhượng bộ nhất định đối với Reichsland nhưng xem xét kĩ lại thì sự thay đổi này cũng không đáng kể. Việc ban hành luật pháp do Hội đồng Liên bang và Landesauschuss thực hiện, nhưng thực chất nó cũng có thể được ban hành hoặc bãi bỏ bất cứ lúc nào bởi Hội đồng Liên bang và Quốc hội mà không cần xem xét ý kiến của Landesauschuss. Mặt khác, dựa vào Điều luật độc tài năm 1871, Thống đốc vẫn là người có quyền hành rất lớn ở Reichsland.
Như vậy, chính quyền chuyên chế đã nhanh chóng được thiết lập ở khu vực này mà nó chưa bao giờ trải qua trước đây. Các thế kỉ trước đây, dưới sự cai trị của Đế quốc La Mã Thần Thánh, Strasbourg và Mulhouse là hai trong Mười thành phố tự do, là hai nền cộng hòa, tự do và có thể chế chính trị độc lập. Cả
hai thành phố này sau này được sáp nhập vào Pháp cũng vì tính chất dân chủ của cuộc Cách mạng Pháp đã thu hút họ. Cho nên, Pháp và tính chất Pháp trở nên phổ biến ở Alsace là vì nguồn gốc dân chủ chứ không có sự áp đặt nào mà Đức đã và đang làm với Alsace và Lorraine.
Với hình thức chính quyền mà Đức áp dụng cho Alsace và Lorraine rõ ràng cho thấy vùng đất này đã không được đối xử công bằng. Reichsland bị Đức coi như là một chiến lợi phẩm của toàn Liên bang chứ không phải là một phần của Liên bang. Điều này làm cho Alsace và Lorraine không hưởng được các quyền lợi như các bang khác mà lại bị khai thác triệt để nhằm phục vụ cho mục đích quốc phòng và kinh tế của toàn Đế quốc. Người dân Alsace vốn đã quen sống trong môi trường tự do, dân chủ qua hàng thế kỉ nay phải chịu sự áp bức, nô dịch từ Đức chắc chắn có những biểu hiện chống lại sự đàn áp này.
“Trong suốt thời gian đầu sáp nhập, Đức luôn vấp phải những khó khăn trong việc đồng hóa khu vực này. Một số quan chức người Đức cũng đã lên tiếng thừa nhận khó khăn này. Bộ trưởng người Đức, von Werder từng nói: “Tôi ghét người Alsace bởi vì họ yêu nước Pháp”, còn Hertzog, một quan chức cấp cao cũng đã công khai thừa nhận: “Chủ nghĩa lí tưởng đã bắt rễ sâu vào tâm hồn người Đức và họ không thể đưa điều đó vào trái tim của người Alsace”. Ngay cả Bismarck cũng đã từng phát biểu vào ngày 30-11-1874: “Alsace được sáp nhập không phải vì nó có đôi mắt đẹp mà vì nó sẽ cung cấp một vị trí phòng thủ quân sự xuất sắc cho Đế quốc, một chuỗi các pháo đài quan trọng và Đức cũng không quan tâm đến những lời than vãn hay sự tức giận của người dân Alsace” [4, tr.118-119].
Những lời phát biểu này một phần nào cho thấy Đức đã chấp nhận sự chống đối lại của người dân Alsace là sự hiển nhiên nhưng họ cũng không quan tâm đến biểu hiện đó.
* Quân đội và giáo dục
Quân đội và giáo dục là hai cơ quan chức năng chính trong công cuộc Đức hóa ngay từ đầu đã được chú ý đến. Trước khi Alsace và Lorraine thuộc về người Đức thông qua Hiệp ước Frankfort thì Đức đã tiến hành một số hoạt động ở khu vực này. Việc làm đầu tiên mà Đức là tiến hành loại bỏ hoàn toàn các nghiên cứu về nước Pháp ra khỏi chương trình đào tạo và quy định bắt buộc phải tham gia chương trình giáo dục bắt buộc.
Sự thật là đã có đến hơn 3 triệu đôla hoặc có thể hơn được chi cho việc xây dựng Trường Đại học Strasbourg nhưng ý tưởng của nhà chức trách là muốn xây dựng một trường đại học của Đức, một trung tâm tinh thần thuộc nước Đức, khoa học Đức trên lãnh thổ mà họ đã chinh phục được. Năm 1872, Đại học Straburg có 46 giáo sư, 212 sinh viên, năm 1900 có 136 giáo sư, 1169 sinh viên, năm 1910 có 175 giáo sư. Trong số 175 đội ngũ giảng dạy của trường chỉ có 15 người là người Alsace. Con số này có thể nói lên chính sách đồng hóa bằng biện pháp giáo dục của Đức rất rõ ràng. Đức cố gắng đưa càng nhiều người Đức vào hai tỉnh này càng nhiều càng tốt.
Một trong những biện pháp đầu tiên mà Đức sử dụng sau khi sáp nhập đó là ngăn chặn việc giảng dạy tiếng Pháp ở các trường tiểu học, và tiếng Pháp được phép giảng dạy ở các bậc cao hơn mặc dù điều đó không được khuyến khích lắm. Sau đó, tiếng Pháp bị bãi bỏ ở tất cả các trường học. Năm 1908, ông M. Kubler đã kiến nghị lên Landesauschuss rằng: Phải giảng dạy tiếng Pháp ở bậc tiểu học vì lí do kinh tế và họ sinh sống ở vùng biên giới nên cần phải biết cả hai ngôn ngữ. Kiến nghị này hoàn toàn được Landesauschuss nhất trí thông
qua. Nhưng chính quyền bên trên của Landesauschuss là Hội đồng Liên bang đã không có bất cứ một hành động nào. Cuối cùng chính quyền Alsace trả lời rằng:
Sẽ có một số khu vực việc giảng dạy tiếng Pháp sẽ là vô ích.
“Sau đó, một bản kiến nghị khác cũng được nêu ra với nội dung là tiếng Pháp cần phải được giảng dạy ở trường tiểu học khắp các địa phương mà các hội đồng thành phố nên yêu cầu thực hiện điều này.
Ngay lập tức, chính quyền của các thành phố lớn nhất trí ủng hộ kiến nghị này. Cuối cùng, ngày 12-5-1909, Bộ trưởng tuyên bố rằng theo luật tiếng Pháp được giảng dạy chỉ ở các trường tiểu học ở các vùng biên giới, bên ngoài khu vực đó thì việc giảng dạy sẽ làm phương hại đến chương trình đào tạo chung, làm đảo lộn các kế hoạch nghiên cứu và ảnh hưởng đến cơ hội học tập các chương trình cao hơn của học sinh. Câu trả lời không làm hài lòng ông Kubler và các thành viên khác của Landesauschuss. Một nhiệm vụ đặc biệt được giao cho Kubler – chủ tịch và Abbé Wetterlé – thư kí có nhiệm vụ nghiên cứu các kiến nghị khác. Ủy ban này đã trình bày một bản báo cáo vào 16- 7-1909 yêu cầu chính phủ ủng hộ tiếng Pháp bằng việc tiếng Pháp phải được giảng dạy ít nhất 4 tiếng một tuần cho các lớp trên tiểu học, không hạn chế hơn các bang khác, người giảng dạy không chỉ là giáo viên, cho phép giáo viên được dạy tiếng Pháp bên ngoài lớp học và không hạn chế số lượng học sinh, cho phép cộng đồng tổ chức bên ngoài trường học nhưng có sự giám sát của nhà trường và thực hiện từng bước để tiếng Pháp được dạy ở tất cả các trường và yêu cầu cần phải có khi tốt nghiệp” [4, tr.170-171].
Về căn bản, bản kiến nghị này hoàn toàn có ý nghĩa quan trọng đối với việc duy trì tinh thần nước Pháp ở Alsace và Lorraine nhưng mà đối với một nước