Khủng hoảng Zabern năm 1913

Một phần của tài liệu Vấn đề Alsace và Lorraine trong quan hệ Đức - Pháp từ 1871 đến 1919 (Trang 95 - 99)

Chương 3. ALSACE VÀ LORRAINE TRONG QUAN HỆ ĐỨC-PHÁP TỪ NĂM 1911 ĐẾN NĂM 1919

3.1. Alsace và Lorraine trước chiến tranh thế giới thứ nhất

3.1.4. Khủng hoảng Zabern năm 1913

Năm 1913 đã xảy ra một mâu thuẫn giữa quân đội và nhân dân Zabern, bật hơn hết là sự thù oán trước đây. Quốc hội đã cho tiến hành cuộc bỏ phiếu của những ý kiến chỉ trích chính phủ nhưng cuối cùng người phạm tội cũng được tha bổng. Một trong những người chỉ trích nói rằng quân dội Đức ở Alsace thực tế là một kẻ thù của vùng đất này.

Đây là một cuộc khủng hoảng trong chính sách đối nội xảy ra ở Đế quốc Đức vào cuối năm 1913. Nguyên nhân của tình trạng này là do sự bất ổn về chính trị ở Zabern của Alsace và Lorraine, nơi đây có hai tiểu đoàn thuộc Trung đoàn Phổ thứ 99 đồn trú sau kih một trung úy xúc phạm người dân Alsace. Quân đội đã phản ứng lại các cuộc biểu tình với hành vi bất hợp pháp. Những hành vi vi phạm đã dẫn đến sự tranh luận trong Quốc hội Đức về cấu trúc quân sự của xã hội Đức cũng như vị trí của các nhà lãnh đạo có quan hệ với vua Đức Wilhelm II. Sự việc không chỉ gây nghiêm trọng đến mối quan hệ giữa Đức và Alsace và Lorraine mà còn dẫn đến sự mất mát đáng kể uy tín quân sự của vua Đức.

* Nguyên nhân

Nguyên nhân của vụ việc này là do một trung úy trong quân đội Phổ, Günter Freiherr von Forstner đã nói miệt thị người dân Savern. Ông nói như sau:

Nếu bạn bị tấn công sau đó sử dụng vũ khí của bạn, nếu bạn đâm như một Wackes bạn sẽ nhận được điểm mười từ tôi. Điều đáng nói ở đây là từ Wackes này bị cấm sử dụng trong quân đội Phổ ở Alsace.

Ngày 6-11-1913, hai tờ bỏo địa phương là Elsọsser Anzeiger và Zaberner Anzeiger thông báo sự việc này đến nhân dân. Người dân phản đối mạnh mẽ về cách giải quyết của quân đội Phổ trong vài ngày sau đó. Thống đốc lúc bấy giờ của Alsace và Lorraine là Karl von Wedel yêu cầu chỉ huy của trung đoàn là

Adolf von Reuter cũng như tổng chỉ huy Berthold von Deimling luân chuyển vị trung úy này đi nơi khác. Tuy nhiên, theo quan điểm của quân đội, cách giải quyết như vậy là không phù hợp với uy tín và danh dự của Lục quân của Đế quốc Đức. Do đó, Trung úy von Forstner chỉ bị kết án sáu ngày quản thúc tại gia và sự kết án này không được thông báo đến nhân dân làm cho họ nghĩ rằng vị Trung úy này không bị xét xử. Ngày 11-11-1913, những tuyên bố chính thức của các cơ quan Strasbourg đã giảm nhẹ vụ việc bằng cách giải thích từ "Wackes"

như là một từ dùng để chỉ những người hay gây gổ. Mười một này sau đó, mười lăm người trong Trung đoàn bộ bịnh 99 đã bị bắt vì bị cáo buộc đã bí mật tiết lộ thông tin vụ việc cho báo chí.

Không thỏa mãn với cách giải thích này của chính quyền, nhân dân Zabern tiếp tục biểu tình. Như một hành động khiêu khích hơn nữa, Trung úy von Forstner xuất hiện ở nơi công cộng sau khi bị giam giữ tại gia với bốn binh sĩ vũ trang theo lệnh của quân đội đồn trú. Trước hành động này, nhân dân Zabern đã biểu tình và Đại tá Adolf von Reuter yêu cầu chính quyền dân sự địa phương phải lập lại trật tự cùng với sự giúp đỡ của cảnh sát nếu không ông sẽ có cách giải quyết của riêng ông. Nhưng chính quyền địa phương hoàn toàn thông cảm với hành động của nhân dân, mặt khác họ lại biểu tình trong hòa bình và cam kết không vi phạm pháp luật.

Trước tình hình này, ngày 28-11-1913, đám đông tiếp tục biểu tình trước doanh trại quân đội. Thiếu tá von Reuter đã cho người giải tán đám đông. Họ đã đẩy những người biểu tình vào một con hẻm nhỏ, đe dọa bằng vũ lực và bắt giữ nhiều người không có cơ sở pháp lí. Trong số những người bị bắt có người đứng đầu, hai thẩm phán và một công tố viên của tòa án Zabern. Những người bị bắt bị nhốt trong hầm than qua đêm. Tình trạng bị bao vây bao trùm lên thành phố và súng máy xuất hiện trên đường phố.

* Diễn biến

Trước những sự kiện diễn ra ngày càng căng thẳng ở Zabern, Hoàng đế Đức đang đi săn bắn ở Donaueschingen và đánh giá thấp khía cạnh chính trị của vụ việc ở Alsace. Lúc bấy giờ, Thống đốc Alsace và Lorraine là Karl von Wedel đã báo cáo sự việc này đến ông nhưng ông lại muốn chờ báo cáo từ trụ sở quân sự của ở Strasbourg. Ngày 30-11-1913, Bộ trưởng Bộ chiến tranh, Erich vonFalkenhayn, Tướng Berthold Deimling và một số quan chức cấp cao đã đến Donaueschingen bắt đầu thảo luận. Quần chúng Zabern càng giận dữ hơn vì điều đó bởi Hoàng đế Đức chỉ muốn nghe thông tin từ phía quân đội. Cuối cùng, Hoàng đế Đức đã cho rằng các sĩ quan quân đội của ông đã không vượt quá quyền hạn của mình.

Sau đó, Trung úy Forstner đã phạm phải một sai lầm nữa khi ẩu đả với một người dân trên đường và làm người này bị thương. Hành động này càng làm cho mối quan hệ càng thêm căng thẳng. Trong lần xét xử đầu tiên, Trung úy Forstner bị kết án 43 ngày giam nhưng sau đó tại phiên tòa phúc thẩm bản án đã bị đảo lộn hoàn toàn. Tòa án giải thích rằng hành động của Forstner là tự vệ, còn Blank lại bị phán tội là xúc phạm đến chính quyền.

Những sự kiện ở Zabern cũng gây ra những tranh cãi quyết liệt trong Quốc hội Đức. Đại diện của các Đảng Trung tâm, Đảng Dân chủ Xã hội và Đảng Nhân dân tiến bộ đã mở cuộc thảo luận vào ngày 3-12-1913 và lên tiếng phê bình về các hành động của quân đội ở Zabern còn Thủ tướng Đức lại ủng hộ hành động của quân đội và lên án mạnh mẽ sự tuyên truyền của báo chí. Đó chính là hai quan điểm rất khác nhau giữa Quốc hội Đức và Thủ tướng Đức.

Cuộc thảo luận còn tiếp tục diễn ra vào ngày 4-12-1913. Cùng ngày, Đức đã diễn ra cuộc bỏ phiếu kín bất tín nhiệm lần đầu tiên trong lịch sử đế quốc. Với 293 phiếu, bốn phiếu trắng, 54 phiếu chống nhưng cuộc bỏ phiếu này lại không được công nhận. Dù đã bị yêu cầu từ chức nhưng Thủ tướng Đức vẫn không chấp nhận và ông tuyên bố rằng ông chỉ phục vụ cho Hoàng đế Đức mà thôi. Do

đó, ông phủ nhận vai trò của Quốc hội. Do đó, vụ việc ở Zabern được xem như là một công cụ để nước Đức cân bằng lại quyền lực trong những năm đầu thế kỉ XX.

Trước đó, ngày 28-11-1913, các ủy viên hội đồng Zabern đã viết một lá thư gửi đến Hoàng đế Đức Wilhelm II, Bethmann Hollweg và Falkenhayn phản đối việc bắt giữ tùy tiện các công dân của mình. Hai ngày sau, một hội đồng của Đảng Xã hội Dân chủ gồm 3000 người tham gia vào một cuộc biểu tình chống lại các hành vi bất hợp pháp của quân đội. Thị trưởng các thành phố ở Alsace và Lorraine yêu cầu Hoàng đế Đức phải có biện pháp bảo vệ những người dân chống lại chế độ độc tài quân sự. Làn sóng phẫn nộ lan rộng trên toàn đế quốc.

ngày 7-12-1913, bốn cuộc biểu tình lớn diễn ra ở 17 thành phố lớn của Đức:

Berlin, Breslau, Chemnitz, Duisburg, Düsseldorf, Elberfeld, Cologne, Leipzig, Mülheim an der Ruhr, Munich, Solingen và Strasbourg. Trước những hành động này, vua Đức không những không nhượng bộ mà còn quay lại xét xử những người công khai ủng hộ cuộc biểu tình. Cuộc biểu tình bị đàn áp và dần dần suy yếu.

* Hậu quả

Trước khi tòa án quân sự xét xử, Đại tá von Reuter và Trung úy Schadt được xử vô tội. Sau đó, tòa án quân sự đã nhận lỗi về hành vi vi phạm trước của binh lính nhưng lại đổ lỗi rằng chính quyền dân sự cần phải duy trì trật tự. Họ dựa vào sự sắp đặt của Phổ từ năm 1820. Theo cách sắp xếp đó, các quan chức quân sự cao cấp nhất của một thành phố phải nắm lấy quyền hành pháp để duy trì trật tự. Do đó, những quan chức quân sự này có thể không bị kết án.

Đối với Alsace và Lorraine, mối quan hệ với các khu vực còn lại của Đế quốc càng tồi tệ hơn. Người Alsace và Lorraine thấy rằng họ hoàn toàn tuyệt vọng trước sự chuyên quyền của quân đội. Họ lên án các hành động của quân đội và việc xử trắng án Đại tá von Reuter và họ đã thành lập một Liên minh quốc phòng Alsace và Lorraine ở Strasbourg vào ngày 26-2. Ngoài ra, Quốc hội

còn ban hành một nghị định ngày 16-6 rằng tất cả binh lính chỉ thực hiện nghĩa vụ của họ bên ngoài các bang của Đức, có nghĩa là ở Alsace và Lorraine.

Mặt khác, các vụ việc ở Zabern đã dẫn đến một số thay đổi về nhân sự và các chức vụ quan trọng ở Alsace và Lorraine. Ngày 31-1, Bộ trưởng Alsace và Lorraine, Hugo von Zorn Bülach được thay thế bởi Siegfried von Roedern.

Thống đốc là Karl von Wedel cũng bị thay thế bởi Bộ trưởng Bộ nội vụ của Phổ là Johann von Dallwitz. Người dân Alsace và Lorraine hoàn toàn thất vọng trước sự thay đổi này vì ông là người ủng hộ chế độ độc tài quân sự và từng phản đối việc ban hành Hiến pháp năm 1911 cho Alsace và Lorraine. Tuy nhiên, Chiến tranh thế giới thứ nhất đã ngăn lại sự mâu thuẫn hơn nữa giữa Alsace và Lorraine và Đế quốc Đức.

Một phần của tài liệu Vấn đề Alsace và Lorraine trong quan hệ Đức - Pháp từ 1871 đến 1919 (Trang 95 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)