Chương 1.ALSACE VÀ LORRAINE TỪ NĂM 58 TRƯỚC CÔNG NGUYÊN ĐẾN CHIẾN TRANH PHÁP-PHỔ
2.2. Alsace và Lorraine trong quan h ệ Đức – Pháp từ năm 1871 đến năm 1910
2.2.2. Nguyên nhân Đức sáp nhập Alsace và Lorraine
Các biện minh của Đức về lí do sáp nhập Alsace và Lorraine
Luận điểm đầu tiên của Đức về quyền sáp nhập Alsace và Lorraine là yếu tố dân tộc học. Các sọ người được tìm thấy ở Alsace và Lorraine có sọ dài, thuộc loại của người Đức. Trong các cuộc tấn công từ phía đông sang phía tây, chúng ta không thể phủ nhận rằng người Đức thường xuyên thâm nhập vào Alsace và chính họ cũng can thiệp vào đời sống của những người nguyên thủy ở đây – người Celtic. Nhưng thực chất, sự lí giải này của Đức cũng vấp phải những luồng dư luận phản đối. Họ đặt ra vấn đề nếu các quốc gia ngày nay được thống nhất theo tiêu chí dân tộc học và sắc tộc là yếu tố quyết định đường biên giới quốc gia thì tại sao Đức không sáp nhập Hà Lan hay Pháp không sáp nhập Bỉ, Tây Ban Nha sáp nhập Bồ Đào Nha. Cũng theo đó, tại sao Scotland lại tách khỏi nước Anh hay tại sao không có hai hay ba nước Thụy Sĩ, vài nước Nga và vài chục nước Áo? Rõ ràng, nếu thực hiện theo lí thuyết mà người Đức đã đề ra với Alsace và Lorraine thì thế giới này sẽ chịu nhiều thay đổi kinh hoàng.
Một lí do khác Đức đưa ra để biện minh cho hành động của mình là yếu tố ngôn ngữ học. Họ nói Alsace và Lorraine nói tiếng Đức nên có quan hệ gần gũi với Đức hơn bất kì quốc gia nào khác. Lập luận này cũng nhanh chóng bị phản đối mạnh mẽ. Họ lập luận rằng mỗi một quốc gia thường không chỉ có một ngôn ngữ được sủ dụng. Ví dụ điển hình cho luận điểm này là Thụy Sĩ, quốc gia này có hơn bốn ngôn ngữ chính được sử dụng là Đức, Pháp và Ý. Và theo quan điểm của Đức thì Đức chiếm lấy phần lớn vùng đất của Thụy Sĩ, Pháp được một vùng nhỏ hơn và Ý cũng có được một khu vực nhỏ. Nhưng ngay cả ở Alsace và
Lorraine, khu vực được Đức áp dụng lí thuyết này cũng không chính xác. Phần lớn khu vực Lorraine bị sáp nhập vào Đức, ngôn ngữ được sử dụng là tiếng Pháp. Ngay cả ở Alsace, cũng có một số huyện nói tiếng Pháp như ở phía Tây Nam và thung lũng núi Vosge. Rõ ràng, việc áp dụng lí thuyết này là một sự đe dọa của Đức đối với các quốc gia khác ở châu Âu.
Người Đức còn đưa ra một quan điểm khác về việc thiết lập lại đường biên giới phía tây. Sự sáp nhập Alsace và Lorraine chỉ tuân thủ theo đường biên giới tự nhiên – dãy núi Vosge. Nhưng khi nhìn lại đường biên giới mà Đức đã vẽ vào năm 1871, chúng ta nhận thấy khi nó phù hợp với mong muốn của người Đức thì đường vẽ đi theo đỉnh núi Vosge nhưng nếu không phù hợp thì đường biên giới lại bị đẩy sang phía tây sao cho đúng với mong muốn của họ. Do đó, núi Vosge được xem là đường biên giới tự nhiên nhưng chính người Đức lại không tuân theo học thuyết của họ.
Một lí do quan trọng khác mà Đức cũng nêu ra để biện minh cho hành động sáp nhập của mình là lịch sử. Như ở chương trước đã trình bày, Alsace và Lorraine thật sự đã từng nằm trong biên giới của Đế quốc La Mã Thần Thánh.
Vua Pháp, Louis XIV đã tách hai khu vực này ra khỏi vương quốc Đức với sự thông đồng với các hoàng tử Đức nên Đức chỉ lấy lại những gì đã từng thuộc về mình. Nhưng lập luận này cũng rất không thuyết phục vì ngày nay cũng có nhiều quốc gia trước kia từng thuộc Đế quốc La Mã Thần Thánh những nay đã trở thành một quốc gia độc lập. Chẳng hạn như Thụy Sĩ, Hà Lan, Áo cũng đã từng là một bộ phận trong biên giới mỏng manh Đế quốc La Mã Thần Thánh, và theo học thuyết đó Đức có quyền sáp nhập các quốc gia này?
Nguyên nhân Đức sáp nhập Alsace và Lorraine
* Vị trí địa chiến lược và quân sự
Lãnh thổ nước Pháp giống như một hình lục giác với ba cạnh giáp biển, phía Nam giáp với Tây Ban Nha, phía Bắc giáp Luxemburg và phía Đông Bắc giáp với nước Đức. Trong đó, Alsace và Lorraine được xem là cửa ngõ phía Đông Bắc rất dễ bị tấn công và nước Đức có thể theo cửa ngõ này tấn công, xâm nhập vào Pháp. Kể từ sau Hiệp ước Ryswick năm 1697, khi Alsace và Lorraine đã cho xây dựng ở đây một hệ thống pháo đài kiên cố nhằm khóa chặt cánh cổng Alsace và Lorraine, ngăn chặn sự xâm nhập của Đức. Nếu Đức chọc thủng được hệ thống công sự này sẽ dễ dàng tiến về và uy hiếp thủ đô Pari của Pháp.Riêng ở Alsace, thành phố Strasbourg như đã trình bày được mệnh danh là "thành phố của những con đường" và Metz là hai trong nhiều thành phố nằm trên tuyến đường thương mại quan trọng của châu Âu.
Quân đội Đức đã nói thẳng ra mục đích của mình trong việc chiếm giữ khu vực Alsace, các đỉnh núi Vosge và khu vực giữa Thionville và Metz như là một công cụ cho việc bảo vệ nước Đức. Điều quan trọng nhất là Đức có thể kiểm soát được con đường giữa Thionville và Metz như là khu vực trọng yếu nếu như có một cuộc chiến tranh với Pháp trong tương lai
* Kinh tế
Nông nghiệp
Con sông Ill là một trong những nhánh sông quan trọng trong số các nhánh sông chảy qua Alsace. Bên cạnh đó, Alsace còn có các nhánh sông khác như Bruch, Doller, Thur, Lauch, Fecht, Weiss, Andlau,… nhưng trong số đó chỉ có
sông Rhine và sông Ill tàu bè mới có thể đi lại được, còn các con sông nhỏ hơn lại làm cho vùng đất này màu mỡ hơn và hỗ trợ nông nghiệp phát triển.
Bên cạnh mạng lưới dày đặt các con sông, vùng đất này còn có một hệ thống các con kênh đào mà tàu thuyền có thể đi lại được dưới chế độ của Pháp.
Điều này tạo ra một mạng lưới giao thông đường thủy nhân tạo kết nối với tất cả các khu vực của nước Pháp. Một trong những con kênh đào quan trọng là con kênh từ sông Rhône đến sông Rhine băng qua Alsace từ Belfort đến Strasbourg và một con kênh đào khác là bắt nguồn từ sông Marne đến sông Rhine, từ Lorraine thuộc Pháp chảy vào Strasbourg băng qua Saverne.
Các nhà địa lý đều thống nhất chia Alsace làm ba khu vực: vùng núi, vùng các đỉnh núi và vùng đồng bằng. Đường biên giới tự nhiên là dãy núi Vosge này bắt nguồn từ các vùng lân cận của Belfort đến đồng bằng của Bavaria ở phía Bắc. Nhìn chung, độ cao của dãy núi này cũng giảm dần về phía Bắc và được chia làm hai khu vực có địa hình khác nhau: phía nam là loại hình pha lê còn phía Bắc là loại hình đá vôi.
Ở Alsace, các cánh đồng trồng nho bao phủ khắp các sườn đồi. Trước khi sáp nhập, các cánh đồng trồng nho ở Alsace vào khoảng 60.000 – 62.000 acre và có khoảng 20.000 hộ gia đình trồng nho. Thống kê đến năm 1913, hơn 67.000 acre toàn vùng sông Rhine (dĩ nhiên là bao gồm luôn Lorraine) trồng nho. Việc phát triển nghề trồng nho ở Alsace được chú trọng hơn ở Alsace vì Hoàng đế Probus chỉ chú trọng việc trồng nho ở vùng sông Rhine, bao gồm cả Alsace. Hầu hết, các vườn nho nằm dưới các sườn đồi của dãy núi Vosge giữa sông Thann và sông Mutzig. Cũng có những cánh đồng nho ở Sundgau, Kochersberg, dọc theo các sườn đồi ở Hạ Alsace như Wissembourg, các vùng lân cận sông Ill, Colmar và các đồng bằng gần Ochsenfeld. Loại rượu tốt nhất là ở Ribeauvillé, Riquewihr, Guebwiller và Thann, theo sau là Neuweiler, Wolksheim và tất cả
vùng Thượng Alsace. Rượu vang trắng chiếm đại đa số nhưng rượu vang đỏ cũng được sản xuất.
Các vùng trồng nho ở Alsace thì rất đông dân và màu mỡ. Ở Thượng Alsace, ngoài trồng nho còn trồng thêm các loại trái cây khác, còn Hạ Alsace, cây ngũ cốc chiếm ưu thế hơn. Ngoài ra, Alsace còn trồng thuốc lá.
Khác với Alsace, nông nghiệp ở vùng Lorraine nghèo nàn hơn rất nhiều vì địa hình ở đây chủ yếu là cao nguyên nên không thích hợp với việc trồng nho hay các loại cây ngũ cốc khác.
Công nghiệp
Alsace được chú trọng phát triển nông nghiệp như trồng nho nấu rượu, các loại cây ngũ cốc, thuốc lá thì phần đất Lorraine sáp nhập vào Đức lại được chú ý về giá trị khoáng sản hơn là giá trị về nông nghiệp. Người Đức đang muốn sở hữu các mở khoáng sản, kim loại, nghề nấu chảy kim loại, công nghiệp luyện kim, khai thác muối, làm gốm đang tồn tại ở khu vực này. Đây sẽ là một trong những động lực giúp Đức tiến hành một cuộc chiến tranh chia lại thị trường thế giới trong thời gian sau này.
"Ở Alsace, có sáu mỏ muối chủ yếu là ở Dieuze, Chateau-Satins và Forbach. Sản lượng hàng năm đạt khoảng từ 70.000 đến 77.000 tấn, mỗi tấn chỉ có giá trị 1 pound. Natri sunfat cũng đạt khoảng 8000 tấn một năm. Kể từ khi sáp nhập, mỏ Kali kiềm được tìm thấy ở Alsace và nó được chính phủ Phổ khai thác. Nó được ước lượng đáng giá lên đến tiền triệu. Sự sản xuất axit sunfuric và các hóa chất khác cũng rất được quan tâm. Các giếng dầu vẫn tồn tại ở Lampertsloch, Schwabwiller, và Pechelbronn nhưng sản lượng khai thác còn rất ít.
Bên cạnh đó cũng có vài mỏ than và sắt ở khu vực này.
Trong khi đó, mỏ sắt lại có rất nhiều ở phần Lorraine bị sáp nhập.
Và đây cũng là một trong những nguyên nhân mà Đức mong muốn sáp nhập khu vực này. Quả thật vậy, Lorraine có một trữ lượng sắt khổng lồ mà Đức rất muốn sở hữu để phục vụ cho ý đồ sau này của mình. Năm 1913, có đến hơn 28,607,000 tấn sắt Đức khai thác được thì có đến 21,135,000 tấn sắt là khai thác từ Lorraine. Con số này nói lên sự thiệt hại mà Pháp phải gánh chịu từ cuộc chiến tranh Pháp-Phổ nhưng Pháp lại tìm thấy các mỏ sắt khác ở thung lũng Briey. Dây là nơi mà vào năm 1870-1871 Đức chưa phát hiện ra quặng mỏ có giá trị nào ở đây. Sau này, do phải mở rộng các ngành công nghiệp của mình, Đức buộc phải nhập khẩu 14 triệu tấn sắt và con số này gần bằng với số lượng khai thác được ở Briey" [2].
Ở Alsace cũng có một vài nhà máy chế tạo máy được xây dựng đáng chú ý là Mulhouse, Guebwiller và Thann. Bên cạnh đó, công nghiệp giấy cũng được sản xuất ở Napoléon gần Mulhouse, đồ gốm và đồ sứ được sản xuất chủ yếu ở Sarreguemines, Sierck và Niedwiller. Thủy tinh được sản xuất chủ yếu gần Sarreguemines và Sarrebourg. Các nhà máy hóa chất ở Bouxwiller cũng quan trọng.
Nền công nghiệp dệt là ngành quan trọng và giá trị nhất đối với vùng sông Rhine. Đối với Đế quốc Đức, ngành công nghiệp sản xuất bông cũng rất quan trọng. Thật vậy, trước Chiến tranh thế giới Thứ nhất, Pháp phải nhập khẩu bông từ Đức và chủ yếu các sản phẩm bông này đều được sản xuất từ Alsace, trung bình đạt giá trị khoảng 1,120,000 pound hàng năm. Các nhà máy in bông ở Alsace được thiết lập đầu tiên ở Mulhouse do Samuel Koechlin sáng lập năm 1746 nhưng chỉ bắt đầu ở Alsace từ năm 1810 (vào giữa cuộc chiến tranh của Napoleon) khi các nhà máy được xây dựng ở Wesserling. Những sản phẩm ở
đây trở nên nổi tiếng hơn các loại vải ở các khu vực khác với kĩ thuật in hoa tạo nên sự khác biệt và thẩm mĩ cao.
Ngành công nghiệp len dạ cũng phát triển ở Alsace mặc dù không được thịnh vượng như sản xuất bông. Nhiều loại máy móc và hóa chất dùng để sản xuất bông cũng được chế tạo ở đây. Len dạ còn đường sản xuất ở Colmar, Turkheim, Winzenheim, Munster và Logelbach. Quần áo thì được tẩy trắng, nhuộm và hoàn thành ở thung lũng Thur. Wesserling, Cernay, Thann, Wilier, Moosch và Saint-Amarin sản xuất chỉ sợi, quần áo cũng như máy móc và hóa chất. Thung lũng Lieprette ở Sainte-Marie-aux-Mines và các vùng lân cận bông và len được sản xuất chung với nhau.
Mỏ sắt ở Lorraine
Có thể nói lí do mà Đức vẫn muốn chiếm lấy Lorraine – mặc dù đây là một khu vực nói tiếng Pháp, đi ngược lại với sự biện minh về mặt ngôn ngữ của Đức là vì Lorraine có trữ lượng khoáng sản, đặc biệt là sắt khổng lồ. Do đó, người nghiên cứu sẽ tìm hiểu sâu về trữ lượng sắt ở Lorraine.
"Lorraine nằm trong một bể các mỏ khoáng sản bao gồm phía Bắc nước Pháp, Tây Nam nước Đức, Luxemburg và phía Nam nước Bỉ. Khu vực có chứa khoáng sản của Lorraine thuộc Pháp bao gồm khoảng 150.000 acre. Khu mỏ này được chia ra làm các bể khai thác, trong số đó bể Briey là quan trọng nhất, ước tính chiếm khoảng 2/3 trữ lượng mỏ khoáng sản ở phần Lorraine thuộc Pháp. Cần phải nói thêm rằng, khi Đức quyết định đường biên giới giữa Đức và Pháp sau chiến tranh Pháp-Phổ, Đức chưa phát hiện Briey là một khu vực có chứa khoáng sản. Nên Đức mới để lại cho Pháp khu vực này. Và sau đó, Đức đã nhiều lần muốn phát động chiến tranh để thôn tính khu vực
này. Còn phần Lorraine thuộc Đức có diện tích khoảng 108.000 acre và khu vực này cung cấp một lượng lớn nguyên liệu cho công nghiệp sắt và thép ở phía Tây nước Đức. Tổng trữ lượng khoáng sản ở cả phần Lorraine thuộc Pháp và Đức ước lượng vào khoảng 5.330.000.000 tấn, có khả năng khai thác được 1.755.000.000 tấn sắt.
Trữ lượng sắt của Lorraine thuộc Đức chiếm khoảng 2/3 trữ lượng của toàn Đế quốc và trữ lượng của phần Lorraine thuộc Pháp chiếm đến 90% trữ lượng của Pháp" [3].
Trữ lượng sắt mỏ sắt của toàn châu Âu được ước tính năm 1910 vào khoảng 12.031.900.000 tấn với trữ lượng sắt tương đương là 4,732,800,000. Do đó, trữ lượng của Pháp trước chiến tranh chiếm khoảng 45% trữ lượng mỏ sắt của châu Âu và hơn 40% trữ lượng kim loại sắt [3, tr.534].Khu vực Lorraine là một trong sáu quận mỏ sắt dẫn đầu thế giới.
Tầm quan trọng của Lorraine không chỉ dừng lại ở sự giàu có về các mỏ khoáng sản. Không giống như các khu vực khác đã đề cập trong bảng thống kê ở trên, Lorraine còn là vấn đề về đường biên giới chính trị. Tầm quan trọng của Lorraine càng được nhấn mạnh hơn khi ngay trước cuộc chiến tranh bùng nổ, các nhà máy sắt và thép được xây dựng dựa trên nguồn nguyên liệu ở đây. Năm 1913, sản lượng sắt của Đức bao gồm cả Luxemburg là khoảng 26,771,598 tấn.
Sự sản xuất này lớn hơn bất cứ quốc gia nào khác trên thế giới ngoại trừ Mỹ.
Trên tổng số sản lượng của Đức thì có tới 21,135,554 tấn khai thác từ Lorraine.
Nếu sản lượng khai thác ở Luxemburg là 7,332,000 tấn thêm vào sản lượng của Lorraine thì sản lượng Lorraine-Luxemburg lên đến gần 28,500,000 tấn và toàn lãnh thổ Đế quốc Đức là hơn 34,000,000 tấn. Năm 1913, Pháp khai thác được 21,572,835 tấn sắt trong đó có 90% được khai thác từ vùng Lorraine thuộc Pháp
như Briey, Nancy, Longwy. Vì vậy, cho đến trước chiến tranh, Lorraine cung cấp cho châu Âu khoảng 45-50 triệu tấn sắt. Đó là một con số khổng lồ.
Sự sản xuất rộng lớn như vậy là do sự nở rộ của ngành công nghiệp sắt và thép của Đức và cũng như là sự phát triển ở Pháp. Nếu như không có sự khai thác các mỏ sắt ở Lorraine thì sự phát triển lạ lùng của ngành công nghiệp sắt và thép của Đức là điều không tưởng và do đó, sự sáp nhập một số lượng lớn các mỏ khoảng sản của Đức vào năm 1871 là một động lực lớn thúc đẩy sự phát triển này. Tầm quan trọng của các mỏ sắt ở Lorraine có liên quan đến sự tăng trưởng công nghiệp này không chỉ bởi sự sản xuất sắt thép của Alsace và Lorraine mà toàn bộ nền công nghiệp của huyện Rhenish-Westphalia và Sarre đều phụ thuộc vào Lorraine. Sản lượng gang của Đức năm 1913 đạt đến 19,291,920 tấn được thống kê vào bảng sau [3, tr.537]:
Theo bảng thống kê, tỉnh Sarre và Rheinland-Westphalia cùng với Lorraine và Luxemburg năm 1913 chiếm hơn 80% tổng sản lượng gang của toàn Đế quốc Đức. Nền công nghiệp sắt thép của các vùng này đều dựa trên sự khai thác ở Lorraine.
Tuy nhiên, trong những năm trước chiến tranh, Đức bị nhập siêu sắt. Năm 1913, Đức nhập khẩu lên đến hơn 14,000,000 tấn, trong đó 4,558,000 tấn từ Thụy Điển, 3,811,000 tấn từ Pháp và 3,632,000 tấn từ Tây Ban Nha.
Nền công nghiệp sắt thép của Pháp chưa bao giờ phụ thuộc vào Lorraine nhiều như của Đức. Tuy nhiên, sự sản xuất sắt thép cũng chưa bao giờ phát triển một cách bất ngờ như ở Đức. Các mỏ sắt của Pháp cũng lớn như người láng giềng của mình và các mỏ ở Lorraine thuộc Pháp được ước lượng còn nhiều hơn ở Lorraine thuộc Đức. Tuy