Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.2. Những nghiên cứu về quản lý hoạt động học tập theo tiếp cận năng lực
Giáo dục dựa trên năng lực được định nghĩa là một cách tiếp cận mà cho phép HS phát triển dựa trên khả năng thành thạo một kỹnăng hoặc năng lực riêng bất kể môi trường. Phương pháp này được điều chỉnh để đáp ứng các khả năng HT khác nhau và có thể dẫn đến kết quả. Hoạt động HT theo tiếp cận năng lực là động lực thúc đẩy quá trình thay đổi; tạo ra được sự phát triển của các năng lực phức hợp cho phép HS suy nghĩ và hành động trong các lĩnh vực hoạt động khác nhau; từđó, dẫn đến đạt
được kiến thức trong hành động, kết quả của một nền tảng kiến thức vững chắc có thể được đưa vào thực tế và được sử dụng để giải thích những gì đang xảy ra [67].
Bàn về “Những vấn đề cơ bản của Khoa học quản lý giáo dục” tác giả Trần Kiểm cho rằng: “Sự thành bại của nhà trường phụ thuộc một phần rất quan trọng (nếu không nói là quyết định) vào hoạt động quản lý và lãnh đạo của người Hiệu trưởng” [61]; đồng thời, qua kết quả nghiên cứu “Tiếp cận hiện đại trong quản lý giáo dục”, tác giả Trần Kiểm đã đi sâu phân tích về quản lý nhà trường hiệu quả, quản lý và lãnh đạo nhà trường, cũng như phẩm chất của hiệu trưởng với cách tiếp cận năng lực được trình bày và phân tích trong các nội dung [62].
Lê Thanh Hải, (2017), “Thực trạng quản lý HĐHT của sinh viên trường Đại học Sư phạm Thành phố HồChí Minh”, đã chỉ ra được những tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý HĐHT của sinh viên, cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến HĐHT của sinh viên, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp quản lý HĐHT của sinh viên ngành sư phạm [44].
Phạm Thị Thanh Hương, (2017), “Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý HĐHT của sinh viên trường Đại học công nghiệp Việt – Hung”, với nghiên cứu này tác giả đã khẳng định rằng: Quản lý hoạt động hoc tập của sinh viên là một nội dung rất quan trọng trong công tác giáo dục ở trường đại học; nếu quản lý hoạt động hoc tập của sinh viên tốt sẽ nâng cao chất lượng HT của sinh viên [56].
Tác giả Nguyễn Văn Định, (2019), “Một số biện pháp quản lý HĐHT của HS các trường trung học phổ thông”. Qua nghiên cứu, tác giả đã đánh giá được thực trạng và đề xuất 6 giải pháp quản lý HĐHT của HS các trường trung học phổ thông, cụ thể là: (1) Tổ chức quản lý tốt kỷ luật HT; (2) Xây dựng môi trường HT; (3) Xây dựng và nâng cao năng lực của cán bộ quản lý và GV; (4) Phối hợp chặt chẽ với gia đình và lực lượng giáo dục; (5) Chú ý giúp đỡ từng HS cụ thể; (6) Thi đua khen thưởng nhằm đưa GD&ĐT của vùng theo kịp các vùng KT-XH khác, đáp ứng được các yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT và hội nhập quốc tế [39].
Nghiên cứu của tác giảTrương Tố Loan, (2020), “Thực trạng quản lý HĐHT tiếng Anh của sinh viên một số trường đại học không chuyên ngữ ở Hà Nội, đáp ứng chuẩn đầu ra”. Qua nghiên cứu của mình tác giả đã chỉ ra rằng sinh viên của các trường nhìn chung đều có ý thức HT, có khả năng tiếp thu nhanh và mong muốn có được trình độ chuyên ngoại ngữ sau khi tốt nghiệp. Tuy nhiên, HĐHT của sinh viên cũng như phương pháp HT chưa thực sự phù hợp với đại học; việc xây dựng kế hoạch HT còn mang nặng tính hình thức. Kết quả HT còn thấp, sinh viên chưa chủ động xây dựng kế hoạch tự học tiếng Anh, có tư tưởng trông chờ, ỷ lại các bài giảng tiếng Anh của Thầy cô [65].
Mặc khác, trường PTDTNT là trường chuyên biệt dành cho HS các DTTS, bản thân và gia đình của HS thường trú ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo. Hệ thống các trường PTDTNT đã đóng vai trò quan trọng trong việc đào tạo nguồn nhân lực cho vùng có đồng bào DTTS sinh sống, góp phần vào công cuộc xây dựng phát triển KT-XH của vùng dân tộc và miền núi. Do vậy, việc nghiên cứu về quản HĐHT của HS ở trường PTDTNT có nhiều tác giả nghiên cứu quan tâm trên nhiều khía cạnh khác nhau, qua tìm hiểu chúng tôi nhận thấy có những đề tài nghiên cứu về HĐHT của HS người DTNT, cụ thể như:
Tác giả Phạm Hồng Quang, với nghiên cứu “Các biện pháp tổ chức tự học ở trường phổthông dân tộc nội trú nhằm nâng cao chất lượng đào tạo”; đề tài cấp Bộ GD&ĐT, mã số B97-03-15. Qua nghiên cứu lý luận và thực tiễn, tác giả đã phân tích kỹ về đặc điểm tâm lý của HS, những nét đặc thù về lịch sử, địa lý, kinh tế, truyền thống văn hoá, giáo dục; từ đó, đưa ra phương pháp và các hình thức tổ chức HT phù hợp với HS về lý luận dạy học và thực tiễn giáo dục DTTS [70].
Nghiên cứu đềtài “Đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh phổ thông theo cách tiếp cận năng lực”, tác giả Nguyễn Công Khanh khẳng định: “Vấn đề quản lý đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh phổ thông theo cách tiếp cận năng lực đặt ra với hiệu trưởng không chỉ trên cơ sở khoa học mà còn có ý nghĩa trách nhiệm,
lương tâm nghề nghiệp của nhà giáo đối với sự nghiệp giáo dục. Để HĐHT của HS có chất lượng theo cách tiếp cận năng lực, hiệu trưởng nhà trường đóng một vai trò hết sức quan trọng, giải quyết nhiều nội dung” [59].
Đặng Xuân Cảnh, (2015), “Vận dụng mô hình CIPO trong quản lý HĐHT của HS trường dự bị đại học Dân tộc”, Tạp chí giáo dục, số đặc biệt, tháng 10/2015. Qua nghiên cứu của mình, tác giả đã khẳng định việc vận dụng mô hình CIPO trong quản lý HĐHT của HS trường dự bịđại học dân tộc là rất cần thiết, bởi lẽ mô hình CIPO sẽ giúp nhà quản lý thực hiện theo một quy trình chặt chẽ từ việc đánh giá bối cảnh đến quản lý kết quả đầu vào, quá trình và đầu ra [26].
Đặng Xuân Cảnh, (2015), “Biện pháp quản lý HĐHT của HS trường dự bị đại học dân tộc đáp ứng yêu cầu tạo nguồn đào tạo cán bộ cho miền núi”. Kết quả nghiên cứu và đánh giá thực trạng; đồng thời, tác giả đã đề xuất 4 nhóm giải pháp quản lý HĐHT của HS trường dự bị đại học dân tộc [25].
Đặng ThịLan, Trương Thị Thảo, (2016), "Các yếu tốảnh hưởng đến mức độ thích ứng với HĐHT của sinh viêndân tộc thiểu sốtrường Đại học Hồng Đức", qua nghiên cứu, nhóm tác giả đã khẳng định HĐHT có vai trò rất quan trọng đối với sinh viên DTTS, thông qua các HĐHT giúp các định hướng, điều chỉnh một cách tự giác, tích cực về thái độ, hành vi để đáp ứng yêu cầu của quá trình HT [63].
Tác giả Nguyễn Văn Tý, (2019), “Quản lý HĐHT của HS người dân tộc thiểu sốở các trường trung học cơ sở huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị”. Kết quả nghiên cứu, đánh giá thực trạng, được tác giả đã đưa ra sáu giải pháp quản lý, và qua đó chỉ ra được tầm quan trọng của công tác quản lý HĐHT cho HS nói chung và quản lý HĐHT của HS người DTTS ởcác trường THCS huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trịnói riêng là rất cấp thiết và rất quan trọng [88].
Do đó,nghiên cứu về HĐHT và quản lý HĐHT theo tiếp cận năng lực là một vấn đề có tính thời sự, cấp thiết để đáp ứng với CTGDPT mới, giúp cho HS tái tạo kiến thức lý thuyết và thực hiện các HĐHT hiệu quả hơn.