Chủ thể quản lý hoạt động học tập theo tiếp cận năng lực của học

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động học tập theo tiếp cận năng lực của học sinh ở các trường phổ thông dân tộc nội trú khu vực tây nam bộ (Trang 64 - 67)

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP

1.4. Quản lý hoạt động học tập theo tiếp cận năng lực của học sinh ở trường phổ thông dân tộc nội trú

1.4.8. Chủ thể quản lý hoạt động học tập theo tiếp cận năng lực của học

Quản lý HĐHT của HS ở trường PTDTNT theo sự phân cấp quản lý từ các chủ thể trong trường. Theo đó, hiệu trưởng thực hiện quản lý thông qua tổ chuyên môn, tổ trưởng chuyên môn thực hiện quản lý HĐHT thông qua GV. Ngoài sự phân cấp thông thường nêu trên thì hiệu trưởng và tổ chuyên môn có thể trực tiếp quản lý HĐHT theo mục tiêu quản lý đặt ra. Cụ thể:

- Hiệu trưởng nhà trường

Hiệu trưởng có nhiệm vụ: thành lập các tổ chuyên môn; quản lý GV; quản lý chuyên môn; quản lý HS; xét duyệt kết quả đánh giá, xếp loại HS, ký xác nhận học bạ. Hiệu trưởng chỉ đạo toàn diện các hoạt động trong nhà trường, trong đó có nhiệm vụ quản lý HĐHT của HS. Hiệu trưởng thực hiện phân cấp quản lý đối với tổ chuyên môn và GV trong HĐHT của HS.

Hiệu trưởng thực hiện chức năng quản lý HĐHT của HS thông qua chỉđạo hoạt động các tổ chuyên môn bằng hệ thống kế hoạch thường xuyên (năm học, học kỳ, tháng, tuần) và các kế hoạch đặc thù (hoặc chuyên đề) cho tổchuyên môn. Trên cơ sở đó, hiệu trưởng điều chỉnh, cải tiến kế hoạch chỉ đạo hoạt động tổ chuyên môn; đặc biệt, hiệu trưởng cần tập trung vào định hướng, tạo tầm nhìn, tạo giá trị, tạo sựthay đổi hiệu quảcho HĐHT theo tiếp cận năng lực của HS đáp ứng yêu cầu đổi mới CTGDPT.

Ngoài ra, hiệu trưởng cũng có thể quản lý HĐHT của HS một cách trực tiếp

bằng cách dự giờ, thăm lớp đểquan sát việc HT của HS; theo dõi sổ đầu bài trên lớp hằng ngày của HS; dùng công cụ kiểm tra, khảo sát kết quả HT tại thời điểm kiểm tra thăm lớp và kiểm tra chất lượng HT theo định kỳ (giữa kỳvà cuối kỳ); theo dõi sổ ghi tên và ghi điểm – kết quả HT của HS; xem sản phẩm HT của HS; dự sinh hoạt tiết chủ nhiệm của lớp; dự sinh hoạt tổchuyên môn, nghe tổ trưởng báo cáo khi họp hội đồng chuyên môn; dự sinh hoạt chuyên môn; dự sinh hoạt với phụ huynh HS của lớp, nghe ý kiến các đoàn thểđóng góp ý kiến đểđánh giá năng lực HT của HS.

- Tổ trưởng chuyên môn

Tổ trưởng chuyên môn chịu trách nhiệm trước hiệu trưởng về hiệu quả quản lý HĐHT của GV, trực tiếp quản lý GV thực hiện quản lý HĐHT của HS, làm cho hoạt động này trở thành hoạt động chính để bắt buộc HS hoàn thành nhiệm vụ HT của mình để từđó hình thành thói quen, động cơ và hứng thú HT của HS.

Tổ trưởng chuyên môn xây dựng kế hoạch quản lý HĐHT của HS cho tổ chuyên môn; tổ chức, phân công thực hiện kế hoạch quản lý HĐHT của tổ chuyên môn; Tập huấn, hướng dẫn GV thực hiện kế hoạch quản lý HĐHT; thực hiện công tác kiểm tra đánh giá việc quản lý HĐHT của GV; đảm bảo các điều kiện về CSVC, thiết bị phục vụ HĐHT của HS.

+ Tổ trưởng chuyên môn quản lý HĐHT của HS thông qua hoạt động dự giờ thăm lớp để trực tiếp theo dõi HĐHT của HS; phỏng vấn HS trên lớp; quản lý HĐHT của HS thông qua theo dõi sổđầu bài hằng ngày của lớp; báo cáo sinh hoạt dưới cờ, báo cáo của GV khi sinh hoạt tổchuyên môn, dự sinh hoạt với phụ huynh HS của lớp; nghe ý kiến các đoàn thể góp ý trong các cuộc họp và diễn đàn về HT của HS; tổ chức các cuộc thi nhằm rèn luyện năng lực HT của HS.

- Giáo viên bộmôn

GV bộmôn là chủ thể quản lý trực tiếp HĐHT của HS bằng hệ thống nhiệm vụ dạy học và giáo dục theo chương trình, kế hoạch giáo dục của nhà trường theo chế độ làm việc của GV do Bộ GD&ĐT quy định; quản lý HS trong các hoạt động giáo dục

do nhà trường tổ chức; tham gia các hoạt động chuyên môn; chịu trách nhiệm về chất lượng HĐHT thuộc bộmôn mình giảng dạy. GV bộmôn thực hiện chức năng quản lý HĐHT trực tiếp thông qua giờ học chính khóa (HT trên lớp) và quản lý HĐHT của HS thông qua việc giao nhiệm vụ HT ở nhà (học tập ngoài lớp chính khóa).

GV bộmôn thực hiện quản lý HT của HS trên lớp (giờ học chính khóa) thông qua việc soạn kế hoạch dạy học, chuận bịđồdùng HT, chuẩn bịphương pháp và hình thức, cũng như điều kiện HT. Việc GV tự chuẩn bị cho các giờ lên lớp là việc quan trọng nhất trong quy trình lao động sư phạm. Việc tự chuẩn bị của GV là một khâu lao động trí óc đặc biệt, độc lập, GV có thể tự quyết định thực hiện ở nhà hay ở trường (nơicó điều kiện làm việc thuận lợi nhất). Nếu người GV không có đầy đủ tinh thần trách nhiệm, không có chếđộlàm việc trong ngày không rõ ràng, không chuẩn bị sớm cho các giờlên lớp thì công việc sẽ hời hợt và mang tính hình thức.

GV bộ môn thực hiện quản lý HĐHT của HS, thông qua việc tổ chức thực hiện HĐHT trên lớp theo mục tiêu HT đã quy định; tổ chức HĐHT phù hợp theo từng đối tượng HS trên lớp; chuẩn bịcông cụđánh giá kết quả HT trên lớp theo từng tiết học; sử dụng nhiều hình thức kiểm tra, đánh giáphù hợp nội dung và đối tượng HS; hướng dẫn HS tự đánh giá và đánh giá bạn trong từng giờ học theo mục tiêu bài học; thực hiện quy định chương trình, thời khóa biểu HT một cách nghiêm túc; thực hiện các quy trình kiểm tra, đánh giá, xếp loại môn học; rèn luyện cho HS phương pháp học nhóm, học cá nhân…. phù hợp với nhiệm vụ HT; thành lập các câu lạc bộ học (năng khiếu) trong HS.

- Giáo viên chủ nhiệm và GV quản sinh

GV chủ nhiệm là chủ thể quản lý HS thông qua các hoạt động giáo dục; GV chủ nhiệm có nhiệm vụ phối hợp chặt chẽ với gia đình HS, với GV bộ môn, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, các tổ chức xã hội có liên quan trong việc hỗ trợ, giám sát việc HT, rèn luyện, hướng nghiệp của HS lớp mình chủ nhiệm.

Trong giờ sinh hoạt chủ nhiệm (sinh hoạt lớp và sinh hoạt đầu giờ mỗi ngày học), GV chủ nhiệm có nhiệm vụ theo dõi, giám sát, kiểm tra nề nếp HT, chất lượng

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động học tập theo tiếp cận năng lực của học sinh ở các trường phổ thông dân tộc nội trú khu vực tây nam bộ (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(214 trang)