Tổ chức quán triệt tầm quan trọng về quản lý hoạt động học tập của học sinh ở trường phổ thông dân tộc nội trú khu vực Tây Nam Bộ cho các cấp quản lý

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động học tập theo tiếp cận năng lực của học sinh ở các trường phổ thông dân tộc nội trú khu vực tây nam bộ (Trang 112 - 214)

Chương 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC CỦA HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ KHU VỰC TÂY NAM BỘ

3.2. Biện pháp quản lý hoạt động học tập theo tiếp cận năng lực của học sinh ở các trường phổ thông dân tộc nội trú khu vực Tây Nam Bộ

3.2.1. Tổ chức quán triệt tầm quan trọng về quản lý hoạt động học tập của học sinh ở trường phổ thông dân tộc nội trú khu vực Tây Nam Bộ cho các cấp quản lý

3.2.1.1. Mục đích và ý nghĩa của biện pháp

- Tuyên truyền để nâng cao nhận thức cho đội ngũ làm công tác quản lý HĐHT hiểu được vai trò, ý nghĩa về HĐHT theo tiếp cận năng lực của HS ở trường PTDTNT khu vực Tây Nam Bộ, để họ có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của hoạt động này.

- Giúp đội ngũ CBQL và GV xác định rõ nhiệm vụ, nâng cao tinh thần trách nhiệm đối với công tác quản lý HĐHT theo tiếp cận năng lực của HS ở trường PTDTNT, nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới CTGDPT 2018; đồng thời, làm cho HS ở trường PTDTNT xác định động cơ, thái độ đúng trong quá trình HT ở các trường PTDTNT khu vực Tây Nam Bộ.

3.2.1.2. Nội dung biện pháp

- Lập kế hoạch tuyên truyền về vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng công tác quản lý HĐHT theo tiếp cận năng lực của HS ở trường PTDTNT; phân công nhiệm vụ cho từng cá nhân trong trường thực hiện công tác tuyên truyền.

- Xây dựng nội dung tuyên truyền sẽ dựa trên các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước; đặc biệt, về nội dung thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT, ngày 26/12/2018 của Bộ GD&ĐT hướng dẫn thực hiện đổi mới CTGDPT 2018 theo tiếp cận năng lực.

3.2.1.3. Cách thực hiện biện pháp

- Thứ nhất, tổ chức nghiên cứu, thảo luận trong CBQL, GV về việc phát huy vai trò của mình trong quản lý HĐHT theo tiếp cận năng lực đối với HS ở trường PTDTNT, cụ thể:

+ Hiệu trưởng là trưởng ban chỉ đạo quản lý HĐHT theo tiếp cận năng lực của HS, chịu trách nhiệm tổ chức xây dựng các nội dung tuyên truyền; đồng thời, phối hợp các đoàn thể và chỉ đạo các tổ trưởng chuyên môn thực hiện việc tuyên truyền đến các thành viên trong tổ;

+ Hiệu trưởng tổ chức lập kế hoạch bồi dưỡng nâng cao nhận thức về đổi mới quản lý HĐHT theo tiếp cận năng lực cho CBQL, GV, tạo điều kiện để đội ngũ này nghiên cứu thảo luận trong các buổi sinh hoạt tổ/nhóm chuyên môn, đoàn thể. Thông qua thảo luận, nghiên cứu, đội ngũ này sẽ hình thành thái độ tình cảm, tăng thêm nhận thức và trách nhiệm trong công việc của mình;

+ Hiệu trưởng chỉ đạo, phân công nhiệm vụ cho Phó Hiệu trưởng phụ trách trực tiếp công tác quản lý HĐHT theo tiếp cận năng lực của HS; từ đó, tác động vào nhận thức đểCBQL, GV xác định đúng mục tiêu, lựa chọn nội dung, phương pháp, phương tiện tổ chức HĐHT theo tiếp cận năng lực cho HS phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường và tâm sinh lý của HS ở các trường PTDTNT khu vực Tây Nam Bộ.

- Thứ hai, xác định quyền hạn và trách nhiệm của CBQL, GV trong quản lý HĐHT theo tiếp cận năng lực đối với HS ởtrường PTDTNT; theo đó:

+ Khi xây dựng nhiệm vụ chung của một nhà trường trong năm học, hiệu trưởng phải xác định quản lý HĐHT theo tiếp cận năng lực của HS là một nhiệm vụ bắt buộc. Đầu năm học và cuối năm học có hai hội nghị triển khai và tổng kết năm học, trong đó có nội dung về công tác quản lý HĐHT theo tiếp cận năng lực của HS;

+ Về việc giao nhiệm vụ quản lý HĐHT theo tiếp cận năng lực cho từng cá nhân GV của nhà trường: GV chủ nhiệm và GV quản sinh quản lý HĐHT của tất cả các môn học, GV bộ môn quản lý HĐHT theo tiếp cận năng lực của từng bộ môn; riêng GV quản sinh sẽ phải kiểm tra, giám sát HĐHT theo tiếp cận năng lực của HS về thời gian, ý thức và thái độ tự học ngoài giờlên lớp.

- Thứ ba, khắc phục những nhận thức chưa đúng đắn, chưa đầy đủ về vai trò của CBQL, GV trong quản lý HĐHT theo tiếp cận năng lực đối với HS ở trường PTDTNT, cụ thể:

+ Bên cạnh việc quán triệt quan điểm, nhận thức về công tác quản lý HĐHT theo tiếp cận năng lực của HS cho các CBQL, GV của nhà trường thì việc phát hiện những suy nghĩ sai lệch, nhận thức chưa đúng đắn của CBQL, GV về quản lý HĐHT theo tiếp cận năng lực của HS là hết sức cần thiết; điều này, sẽ giúp lãnh đạo các trường có kế hoạch điều chỉnh chính sách của mình; đưa ra những định hướng phù hợp với nhận thức của CBQL, GV và HS đang theo học ở trường PTDTNT. Đồng thời, thực hiện khen thưởng kịp thời khi CBQL, GV có các nghiên cứu như mô hình, sáng kiến kinh nghiệm hoặc đề tài nghiên cứu khoa học hay và có tính sáng tạo cao;

+ Yêu cầu tất cả thành viên trong nhà trường phải nêu cao tinh thần trách nhiệm, tự giác, tích cực trong việc nhận thức về vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác quản lý HĐHT theo tiếp cận năng lực; đồng thời, cấp ủy Đảng chỉđạo các đoàn thểcùng phối hợp thực hiện và tổ chức kiểm tra, đánh giá thực trạng nhận thức của GV, CBQL về vai trò, ý nghĩa của HĐHT theo tiếp cận năng lực để từ đó có kế hoạch bồi dưỡng.

3.2.1.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

Để thực hiện hiệu quả biện pháp này, cần nâng cao nhận thức cho đội ngũ CBQL, GV vềvai trò, tầm quan trọng về quản lý HĐHT theo tiếp cận năng lực của HS ở trường PTDTNT. Từ đó, các cấp quản lý thực hiện nhiệm vụ quản lý HĐHT theo tiếp cận năng lực của HS theo chức năng lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá HĐHT; đồng thời, mỗi CBQL, GV phải tiến hành một cách đồng bộ, khoa học, nền nếp, phải có kỹnăng tổ chức, chỉđạo thực hiện kế hoạch thường xuyên và liên tục.

3.2.2. Quản lý quy tr nh tự học và mô h nh nâng cao năng lực sử dụng ngôn ngữ cho học sinh ở các trường phổ thông dân tộc nội trúkhu vực Tây Nam Bộ

3.2.2.1. Mục đích và ý nghĩa của biện pháp

- Ở mục 2.1.2. của luận án, đã cho thấy HS ở trường PTDTNT có những đặc điểm riêng về nhận thức, có khó khăn hơn về điều kiện HT so với HS ở những vùng phát triển. Cụ thể: từ mục đích, động cơ HT đến quá trình nhận thức, các phẩm chất ý chí, tinh thần, thái độ HT của các em có những đặc trưng, đòi hỏi các lực lượng giáo dục phải chú ý trong quá trình tổ chức tự học. Trong quá trình HT ở các trường PTDTNT, nhiều HS chưa có kĩ năng tự học hoặc có nhưng ở mức độ thấp. Do vậy, hìnhthành và phát triển kỹnăng tự học cho HS ởtrường PTDTNT là phương hướng có tính quyết định đến việc nâng cao chất lượng HT của HS. Từ đó, giúp cho HS ở trường PTDTNT có khả năng tự HT trong giờ học chính khóa (học trên lớp), có khả năng tự HT ở ngoài lớp một cách hiệu quả; đồng thời, giúp cho HS chủ động HT với các phương pháp và kỹ thuật HT tích cực, phù hợp với năng lực HS và điều kiện của các trường PTDTNT; rèn luyện cho HS có các kỹ năng tự quản lý HĐHT của bản thân, hình thành thói quen tự HT, tựnghiên cứu suốt đời.

- Cũng tại mục 2.3.3. khi phân tích đánh giá thực trạng HĐHT của HS ở các trường PTDTNT đã chỉ ra: đa phần các em gặp khó khăn trong việc tiếp thu bài giảng do rào cản về ngôn ngữ tiếng Việt; đồng thờì, HS Khmer khi vềnhà sinh hoạt

cùng gia đình lại nói và nghe bằng ngôn ngữKhmer, nhưng cả 2 ngôn ngữnày hầu hết HS Khmer đều không thông thạo. Do vậy, việc nâng cao năng lực sử dụng tiếng Việt và ngôn ngữ Khmer cho HS ở các trường PTDTNT có ý nghĩa vô cùng quan trọng; nó không chỉ là phương tiện hỗ trợ giao tiếp, mà quan trọng hơn cả đó là hướng đến mục đích giúp HS ở trường PTDTNT có được tâm thế, động cơ, năng lực đểcùng GV triển khai việc dạy và HT một cách hiệu quả.

3.2.2.2. Nội dung biện pháp

- Quản lý việc bồi dưỡng cho HS ở trường PTDTNT một số kỹ năng tự học hiệu quả như: (i) Kỹ năng đọc hiểu tích cực; (ii) Kỹ năng lắng nghe tích cực, chủ động; (iii) Kỹ năng ghi chép hiệu quả (khi nghe giảng và tự đọc tài liệu); (iv) Kỹ năng phản hồi tích cực (phân tích, phản biện, thuyết trình); (v) Kỹnăng lựa chọn tài liệu HT phù hợp; (vi) Kỹ năng sử dụng các phương tiện HT, khai thác tài liệu HT hiện đại hiệu quả (CNTT và truyền thông). Đồng thời, hình thành cho HS ở trường PTDTNT các kỹ năng tự quản lý HĐHT của bản thân như: (i) Rèn luyện kỹ năng lập kế hoạch HT; (ii) Rèn luyện kỹ năng nghe và ghi chép bài học trên lớp; (iii) Rèn luyện kỹnăng đọc sách giáo khoa và tài liệu môn học; (iv) Rèn luyện kỹ năng làm bài tập ở nhà; (v) Rèn luyện kỹ năng tự kiểm tra, đánh giá quá trình HT.

- Triển khai đồng bộ quản lý nội dung dạy học song ngữ (tiếng Việt và Khmer) cho HS; đồng thời, tổ chức quản lý các mô hình tự học để nâng cao năng lực sử dụng ngôn ngữ (tiếng Việt, tiếng Khmer và tiếng Anh) cho HS ở trường PTDTNT khu vực Tây Nam Bộ.

3.2.2.3. Cách thực hiện biện pháp

a) Tổ chức quản lý quy trình tự học cho HS ởcác trường PTDTNT

- Thứ nhất, tổ chức cho HS lập kế hoạch tự HT; trong kế hoạch cần quan tâm:

đảm bảo thời gian tự HT cho từng môn học tương xứng với thời lượng thông tin của

môn học đó; đảm bảo đa dạng hóa các hình thức tự HT; đảm bảo thời gian hợp lý giữa tự học và nghỉngơi; đảm bảo tính mềm dẻo và tính thực tế của kế hoạch.

- Thứ hai, tổ chức, chỉ đạo thực hiện hoạt động bồi dưỡng, tập huấn, thực hành các kỹnăng tự học hiệu quả cho HS, theo các bước sau:

+ Bước 1: Hướng dẫn lý thuyết về tự học, đây là bước nhận thức quan trọng đối với HS, giúp HS chuyển hoá từ quan niệm tự học có tính bắt buộc, cưỡng chế ở HS sang nhận thức tích cực: tự học là cho mình, để đạt được mục đích tự thân.

Không ít HS còn chưa có ý niệm đúng về tự học, vì thế có các biểu hiện sai lệch trong tự học: có chấp hành thời gian, chăm chú, song không động não; hoặc: luôn trao đổi để thoả mãn tò mò, hoặc gây mất trật tự, hoặc có thái độ uể oải, chán học, làm việc riêng. Do vậy, phải làm tốt bước này đối với HS đầu cấp; đối với HS trung bình, yếu kém lại càng cần phải chú trọng, trước khi chuyển sang bước tiếp sau.

+ Bước 2: Giáo viênlàm mẫu các kỹnăng tự học, yêu cầu GV làm mẫu thật chuẩn, rõ ràng, có tác dụng như công thức áp dụng cho HS khi tự học; chẳng hạn:

kỹ năng lập kế hoạch trong tự học, kỹ năng đọc sách, ghi chép, với các yêu cầu, các bước hết sức cụ thể, càng chi tiết càng tốt, ở dưới dạng học lý thuyết hay thực hành đều phải làm mẫu cụ thể.

+ Bước 3: Giáo viên yêu cầu HS thực hiện theo mẫu, chú ý đến từng loại đối tượng: giỏi, khá, trung bình, yếu kém; từđó, kịp thời điều chỉnh những lệch lạc, uốn nắn những sai lầm của HS khi luyện tập.

+ Bước 4: Giao nhiệm vụ tự học với mức độ khó ngày càng cao cho HS, ở bước này đòi hỏi GV phải có sự chuẩn bị kỹlưỡng trong suốt quá trình tổ chức dạy học nhằm duy trì liên tục yêu cầu tự học đối với HS; nhờ đó, mà hoàn thiện, phát triển kỹ năng tự học của HS.

- Thứ ba, hướng dẫn HS thực hiện rèn luyện kỹ năng nghe, ghi chép bài học trên lớp và làm bài tập ởnhà nhằm phục vụ hoạt động tự học; cụ thể:

+ Chuẩn bị nghe giảng: Do thời gian nghe giảng trên lớp rất ít, bị rút ngắn do dành thời gian cho HS tư duy tìm hiểu bài độc lập và làm việc theo nhóm; vì vậy, để nghe giảng hiệu quảthì HS cần phải tự củng cốbài cũ, tự củng cố kiến thức bài học trước để nghe giảng được tốt hơn; đồng thời, HS cần tự đọc trước nội dung bài giảng ở sách giáo khoa, xác định nội dung cần thiết phải nghe giảng để tập trung hiểu bài, đặt sự chú ý của mình vào những lưu ý đó trong bài sắp nghe giảng.

+ Quá trình nghe giảng: Bài giảng nào cũng gồm có hai phần đó là phần cứng (phần kiến thức cốt lõi ở sách giáo khoa) và phần mềm (phần kiến thức tổng hợp mà GV tích lũy được sử dụng vào trình bày, diễn đạt các tri thức cơ bản nói trên). Để nghe giảng chủđộng hiệu quảthì HS phải huy động kiến thức nền đã học trước liên quan đến nội dung này; từ đó, phát hiện kiến thức mới ở bài học đang nghe giảng, HS phải tự khám phá cùng giải quyết vấn đề HT với GV đểđi đến kiến thức cần khai thác, lĩnh hội.

+ Ghi chép khi nghe giảng: Việc thực hiện ghi chép khi nghe giảng giúp cho trí nhớ được đầy đủ mà còn giúp cho HS được chú ý liên tục khi nghe giảng. Có nhiều cách ghi chép khi nghe giảng, HS cần rèn luyện cách nào cho thuận tiện và phù hợp sở thích của mình cho việc HT hiệu quả như: ghi tốc ký nguyên lời GV giảng; ghi những điều HS thấy cần thiết; ghi khái quát theo cách hiểu của bản thân.

Để ghi chép hiệu quả, HS cần ghi chép riêng nội dung cho từng môn học, không ghi ngoài nháp dễ bị thất lạc; ghi nhanh nhưng đảm bảo đọc lại được nội dung thông qua các ký hiệu, viết tắt đã sử dụng trong ghi chép; đồng thời, rèn luyện kỹ năng ghi theo dạng sơ đồ hệ thống bài học.

+ Ôn tập sau khi nghe giảng: Đây là bước tự củng cố kiến thức bài học, tự nhìn lại bài học đã được ghi chép của bản thân sau quá tình nghe giảng. Quá trình này giúp HS nhớ lâu bài, nhớ nhiều kiến thức quan trọng, bổ sung, điều chỉnh, sửa chữa những chỗ ghi chép khó hiểu, chưa chính xác, tự mình hệ thống hóa lại kiến thức đã học một cách khoa học, giúp HS nắm vững kiến thức hơn.

+ Rèn luyện kỹ năng làm bài tập ởnhà và tự kiểm tra, tự đánh giá kết quả

HT: Việc làm bài tập ở nhà (với các trường PTDTNT chính là ở khu nội trú) đối với HS là rất quan trọng nhằm nâng cao chất lượng HT. Thông qua việc làm bài tập ở nhà sẽgiúp cho HS nắm vững hơn, củng cốvà mở rộng các tri thức đã được lĩnh hội. Học sinh sẽ vận dụng các tri thức đã học kết hợp với sự sáng tạo của cá nhân để giải quyết các tình huống do bài tập đưa ra. Trong đó, kỹ năng làm bài tập của HS phải được rèn luyện hàng ngày sau khi nghe giảng trên lớp; đồng thời, chú trọng phát triển kỹ năng tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau của HS với nhiều hình thức như: theo lời giải/đáp án mẫu, tự kiểm tra, đánh giá quá trình thực hiện công việc so với kế hoạch đề ra của quá trình nghe giảng và ghi chép trên lớp, quá trình đọc sách, quá trình làm bài tập về nhà và tự làm bài tập kiểm tra; hoặc tự xác định tiêu chí đểcó thểphê phán, tìm được nguyên nhân và nêu cách sửa chữa các sai sót.

- Thứ tư, triển khai các hoạt động bổ trợ từ GV cho hoạt động tự học của HS, người GV cần biết cách khơi dậy tính tích cực, tự giác, chủ động của HS để hình thành và phát triển năng lực tự học (sử dụng sách giáo khoa, nghe, ghi chép, tìm kiếm thông tin); trên cơ sởđó, phát triển tính linh hoạt, độc lập, sáng tạo của tư duy. Giáo viên cần chọn lựa một cách linh hoạt các phương pháp chung và phương pháp đặc trưng theo môn học để thực hiện. Tuy nhiên, dù sử dụng bất kỳ phương pháp nào cũng phải đảm bảo được nguyên tắc “HS tự mình hoàn thành nhiệm vụ nhận thức với sự tổ chức, hướng dẫn của GV”. Căn cứvào tính đặc thù của HS ở các trường PTDTNT mà GV có những hình thức tổ chức dạy học thích hợp như học cá nhân, học nhóm; học trong lớp, học ởngoài lớp. Đồng thời, GV cần chuẩn bị tốt vềphương pháp đối với cả giờlý thuyết và giờ thực hành để đảm bảo yêu cầu rèn luyện kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn, nâng cao hứng thú cho HS ởtrường PTDTNT vốn rụt rè, nhút nhát; người thầy cần phải tích cực, chủđộng vận dụng phương pháp, hình thức tổ chức dạy học theo định hướng phát triển năng lực đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau:

+ Thông qua tổ chức liên tiếp các HĐHT, giúp HS tự khám phá những điều chưa biết chứ không thụ động tiếp thu những tri thức được sắp đặt sẵn. Giáo viên là

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động học tập theo tiếp cận năng lực của học sinh ở các trường phổ thông dân tộc nội trú khu vực tây nam bộ (Trang 112 - 214)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(214 trang)