Các yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động học tập theo tiếp cận năng lực của học sinh ở các trường phổ thông dân tộc nội trú khu vực tây nam bộ (Trang 69 - 72)

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP

1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động học tập theo tiếp cận năng lực của học sinh ở trường phổ thông dân tộc nội trú

1.5.2. Các yếu tố chủ quan

1.5.2.1. Nhận thức và tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong hoạt động học tập theo tiếp cận năng lực

Học sinh với tư cách là chủ thể của quá trình HT chịu trách nhiệm chính đối với HĐHT. Vì vậy, các yếu tốbên trong như động cơ, hứng thú HT, trình độphát triển trí tuệ, tri thức, kỹnăng được hình thành trước đó, cảphong cách học, cá tính đều ảnh hưởng đến HĐHT và kết quả HT. Nếu trước đây, cách học mang tính chất thụ động, chịu sự áp đặt một chiều, nặng về ghi nhớ thì cách học hiện nay là tự học, tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Xét về tính chất của hoạt động sư phạm, muốn phát huy được tính tích cực, chủđộng, sáng tạo của người học; phải quan

tâm bồi dưỡng năng lực tự học; để có năng lực tự học, trước hết và then chốt phải có phương pháp tự học tốt. Cách quản lý và giảng dạy của GV là nhân tố đầu tiên tác động đến cách học và muốn thay đổi, cách tiếp cận mới tiên tiến hơn thì điểm tựa chung mang tính chất phương pháp luận đều xuất phát từ phía người học. Vì vậy, đòi hỏi HS phải thay đổi những quan niệm, thói quen học thụđộng học vẹt, mà hình thành thói quen và PPHT mới đểcó thểđáp ứng mục tiêu tiếp cận năng lực.

1.5.2.2. Năng lực tổ chức hoạt động học tập cho học sinh của giáo viên

Kế hoạch HT, mục tiêu HT, nội dung và phương pháp HT theo tiếp cận năng lực luôn giữ vai trò quan trọng và chiếm vị trí hàng đầu vì nó tạo ra sự đồng thuận và thống nhất giữa các lực lượng sư phạm và HS trong thực hiện nhiệm vụ HT;

đồng thời, định hướng, điều khiển, chỉ đạo việc xác lập và thực hiện các biện pháp tổ chức HĐHT nhằm nâng cao chất lượng HT của HS.

Nhà trường có thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của mình đạt hiệu quả hay không phần lớn phụ thuộc vào trình độ, năng lực, phẩm chất của đội ngũ GV. Việc lựa chọn phương pháp phù hợp với nội dung, mục tiêu HT trong quá trình tổ chức HĐHT cho HS thì thu hút được sựchú ý, tích cực chủđộng tham gia hoạt động của HS tạo nên sự thành công trong HĐHT; ngược lại, HS sẽ nhàm chán, không hứng thú HT dẫn đến hiệu quả HĐHT sẽ không cao. Do đó, GV phải là những người có kinh nghiệm, năng lực cao, có uy tín đạo đức và uy tín chuyên môn, mới tổ chức HĐHTtrong nhà trường một cách hiệu quả.

1.5.2.3. Năng lực quản lý hoạt động học tập của các nhà quản lý

Phẩm chất, năng lực, nghệ thuật tổ chức, chỉ đạo, điều hành của đội ngũ CBQL sẽ tác động đến việc hoạch định chủtrương, chiến lược phát triển nhà trường, xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch. Vì vậy, đòi hỏi đội ngũ CBQL phải có năng lực xây dựng kế hoạch; tổ chức HĐHT; kiểm tra, đánh giá HĐHT; bồi dưỡng kiến thức, kỹnăng HT cho HS; xây dựng cơ chế, tạo động lực thúc đẩy HĐHT theo tiếp cân năng lực; đồng thời,

phải có năng lực và tư duy quản lý sự thay đổi cách tiếp cận HT theo tiếp cận năng lực.

Kết luận Chương 1

Học tập của HS là một hoạt động nhận thức, chỉkhi có nhu cầu về hiểu biết HS mới tích cực HT. Nhu cầu hiểu biết đó chính là động cơ nhận thức mà HĐHT phải tạo ra cho HS. Học sinh vừa là đối tượng vừa là chủ thể trong hoạt động dạy và học. Quản lý HĐHT theo tiếp cận năng lực của HS ở trường PTDTNT là khâu quan trọng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục ở trường phổ thông nói chung và ở các trường PTDTNT nói riêng. Cấu trúc các thành tố quản lý HĐHT theo tiếp cận năng lực của HS ở trường PTDTNT bao gồm: quản lý thực hiện mục tiêu HT; quản lý thực hiện nội dung HT; quản lý việc vận dụng PPHT; quản lý lựa chọn hình thức HT; quản lý CSVC, thiết bị HT; quản lý môi trường HT; quản lý kiểm tra đánh giá kết quả HT.

Các chủ thể quản lý HĐHT theo tiếp cận năng lực của HS ở trường PTDTNT bao gồm: hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn, GV bộ môn, GV chủ nhiệm và GV quản sinh. Các chủ thể thực hiện chức năng quản lý theo sự phân cấp trách nhiệm trong quản lý HĐHT của HS ởtrường PTDTNT. Theo đó, hiệu trưởng quản lý HĐHT của HS thông qua quản lý tổ chuyên môn; tổ chuyên môn quản lý HĐHT của HS thông qua quản lý hoạt động của GV (bộ môn và chủ nhiệm); GV bộ môn, GV chủ nhiệm và GV quản sinh là người trực tiếp quản lý HĐHT của HS ở trường PTDTNT.

Quản lý HĐHT theo tiếp cận năng lực của HS ở trường PTDTNT chịu sự chi phối của nhiều yếu tốkhách quan (môi trường, kinh phí hỗ trợ, phương tiện điều kiện, CSVC) và chủ quan (nhận thức, mục đích, động cơ, năng lực của CBQL, GV, HS).

Hệ thống lý luận trên là nền tảng định hướng cho việc tìm hiểu thực trạng cũng như đề xuất các biện pháp quản lý HĐHT theo tiếp cận năng lực của HS ở các trường PTDTNT.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động học tập theo tiếp cận năng lực của học sinh ở các trường phổ thông dân tộc nội trú khu vực tây nam bộ (Trang 69 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(214 trang)