Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC CỦA HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ KHU VỰC TÂY NAM BỘ
2.3. Thực trạng hoạt động học tập theo tiếp cận năng lực của học sinh ở các trường phổ thông dân tộc nội trú khu vực Tây Nam Bộ
2.3.2. Thực trạng về thực hiện mục tiêu học tập theo tiếp cận năng lực của học sinh ở các trường phổ thông dân tộc nội trú khu vực Tây Nam Bộ
Bảng 2.5. Đánh giá về mức độ thực hiện mục tiêu HT theo tiếp cận năng lực của HS ở các trường PTDTNT khu vực Tây Nam Bộ.
TT Nội dung đánh giá
HS; N= 600 GV; N=144 CBQL; N=36
ĐTB ĐLC Thứ
bậc ĐTB ĐLC Thứ
bậc ĐTB ĐLC Thứ
bậc 1. Mục tiêu chung
1 Mục tiêu về phẩm chất, thái độ
1.1 Yêu nước 3,29 0,689 1 3,49 0,887 1 3,39 0,611 2 1.2 Nhân ái 3,05 0,814 2 3,2 0,495 3 3,37 0,676 3 1.3 Chăm chỉ 2,89 1,013 4 3,36 0,674 5 2,30 0,769 5 1.4 Trung thực 3,02 0,803 3 3,46 0,911 2 3,42 0,495 1 1.5 Trách nhiệm 2,72 1,012 5 3,40 0,575 4 2,60 0,894 4
2 Mục tiêu 10 năng lực cần phát triển cho HS 2.1 Năng lực tự
chủ, tự học 2,27 1,028 3 1,98 1,046 8 1,96 1,138 9 2.2
Năng lực giao tiếp và
hợp tác 2,19 0,933 5 2,35 0,602 3 2,31 0,628 3 2.3
Năng lực tiếng Việt, tiếng DTTS
2,26 1,126 4 2,20 0,704 5 2,18 0,813 5 2.4 Năng lực
Ngoại ngữ 1,97 1,015 8 1,92 0,924 9 1,93 1,023 8 2.5 Năng lực giải
quyết vấn để 2,09 1,014 7 2,03 1,103 7 2,11 1,019 7 2.6 Năng lực
tính toán 2,12 0,892 6 2,31 0,591 4 2,29 0,894 4 2.7 Năng lực tư
duy, sáng tạo 1,91 0,891 9 2,12 0,967 6 2,13 1,038 6
2.8 Năng lực
thẩm mĩ 2,70 1,006 2 2,46 0,911 2 2,50 0,862 2 2.9 Năng lực thể
chất 2,95 1,060 1 2,62 0,916 1 2,86 0,916 1
2.10
Năng lực hoạt động xã
hội 2,19 0,933 5 1,91 0,891 10 1,92 0,924 10
II Mục tiêu cụ thể vềcác năng lực HT chủ yếu của HS ởtrường PTDTNT cần hướng tới
1 Nhóm năng lực nhận thức và thực hành
1.1 Năng lực tự học 2,08 0,997 3 1,98 1,046 4 1,96 1,138 4 1.2 Năng lực giải
quyết vấn đề 2,23 0,909 2 2,03 1,103 3 2,11 1,019 2 1.3 Năng lực
sáng tạo 1,98 0,913 4 2,13 1,038 2 2,12 0,967 1 1.4 Năng lực
thực hành 2,26 1,126 1 2,20 0,948 1 2,10 0,969 3 2 Nhóm năng lực x hội
2.1 Năng lực tự
quản lý 2,27 1,028 1 1,89 0,865 3 1,87 1,121 3 2.2 Năng lực
giao tiếp 2,19 0,933 2 2,31 0,628 1 2,35 0,602 2 2.3 Năng lực
hợp tác 2,14 1,040 3 2,17 0,925 2 2,37 0,865 1 3 Nhóm năng lực công cụ
3.1 Năng lực
ICT 1,94 0,777 2 2,03 0,797 2 2,07 1,055 2
3.2 Năng lực sử
dụng ngôn ngữ 1,87 0,763 3 1,93 1,023 3 1,92 0,924 3 3.3 Năng lực
tính toán 2,12 0,892
1 2,29 0,894 1 2,31 0,591 1
Kết quả khảo sát từ bảng 2.5 cho thấy: các nội dung đánh giá mục tiêu về phẩm chất, thái độkhá cao; các giá trịtrung bình mà HS đánh giá ở 5 mục tiêu phẩm chất, thái độ từ 2,72 đến 3,29 so với thang đánh giá kết quảnày ở mức 3, mức “thường xuyên” và mức 4 “rất thường xuyên”. Bên cạnh đó, từ bảng 2.5 cũng cho thấy kết quả đánh giá của CBQL và GV cũng ở mức cao, có giá trị trung bình từ 2,60 đến 3,49 cùng với độ
lệch chuẩn thấp; chứng tỏ thực trạng kết quả khảo sát đánh giá của CBQL, GV và HS có độ tin cậy. Trong khi đó, kết quả khảo sát về mục tiêu 10 năng lực cần phát triển cho HS ở trường PTDTNT khu vực Tây Nam Bộcòn thấp, các giá trị trung bình khảo sát HS thu được từ 1,91 đến 2,95 trong đó có 8/10 nội dung khảo sát ở mức dưới 2.5; theo thang đo đánh giá thì những giá trịnày ở mức 2, mức “ít thực hiện”, nội dung “Năng lực tư duy và sáng tạo” có giá trịtrung bình thấp nhất 1,91 cao nhất là“Năng lực thể chất”
được HS đánh giá có giá trịtrung bình 2,95. Theo kết quảcác giá trịtrung bình đánh giá của HS chỉcó 2/10 năng lực khảo sát có giá trịtrung bình ở mức 3 “thường xuyên” thực hiện, đó là “Năng lực thể chất” 2,95 và “Năng lực thẩm mỹ” 2,70. Để nắm rõ hơn thực trạng này, qua trò chuyện, phỏng vấn sâu một sốem HS đã chia sẻ“Các em tự nhận xét bản thân mình và một số bạn khác thích các hoạt động thể dục thể thao và các hoạt động âm nhạc, nghệ thuật, còn các năng lực khác các em không đủ tựtin và nhận thấy còn nhiều hạn chế về các năng lực khác như: năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực tự chủvà tự học chưa cao do không có đủ kiến thức đểcó thể tự học”. Đồng thời, trong thực tế, khi quan sát HĐHT của HS ởtrường PTDTNT khu vực Tây Nam Bộ, chúng tôi nhận thấy việc cụ thểhóa các mục tiêu để vận dụng vào thực tế HT còn hạn chế, một số HS còn nhút nhát, chưa thật sự chủ động, tích cực trong HT.
Cũng từ bảng 2.5 cho thấy, các kết quả đánh giá của HS, GV và CBQL về mục tiêu cụ thể về các năng lực HT chủ yếu của HS ở trường PTDTNT cần hướng tới cũng còn thấp; trong đó: kết quả đánh giá của HS về nhóm năng lực nhận thức và thực hành, có giá trịtrung bình từ 1,98 đến 2,26; kết quả đánh giá của GV có giá trị trung bình từ 1,96 đến 2,12; kết quả đánh giá của CBQL có giá trị trung bình từ 1,98 đến 2,20; như vậy, theo thang đo đánh giá thì những kết quả đều ở mức 2 “ít thực hiện”, cùng với kết quả của độ lệch chuẩn thấp, chứng tỏcác giá trị trung bình khảo sát là đáng tin cậy, có tính tập trung. Thực trạng này cho thấy, nhóm năng lực nhận thức và thực hành của HS ở các trường PTDTNT khu vực Tây Nam Bộ chưa đáp ứng được yêu cầu.