Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1.2. Các khái niệm cơ bản
Học tập là hoạt động nhận thức có hai chức năng xã hội cơ bản: (1) Giúp con người tiếp thu nội dung và phương thức nhận thức về những khái quát hóa các tri thức, phương pháp, kĩ năng, kĩ xảo; đồng thời, giúp cho tâm lí và nhân cách của người học được hình thành và phát triển; (2) Giúp cho thế hệ đang lớn lên gia nhập vào xã hội, lĩnh hội được những chuẩn mực giá trị của nó; trong đó, việc hình thành được động cơ này là một quá trình, mà mỗi lần thực hiện xong một nhiệm vụ HT, người học sẽ giải quyết được một mục đích cụ thể, các mục đích này hợp thành một hệ thống xoay quanh động cơ nhận thức chủ yếu.
Theo đó, các nhà tâm lý học cho rằng: (i) Với quan điểm nhận thức luận thì HT là sự hiểu biết, là tiếp nhận thông tin, tạo năng lực; là hội nhập dạng thức mới vào cấu trúc nhận thức; là biến đổi cách trình bày tư duy. (ii) Với quan điểm hành vi thì HT là sự biến đổi lâu bền cách ứng xử; là có sự đáp lại với kích thích hoặc tổ hợp kích thích có trước đó. Đồng thời, các nhà giáo dục học cho rằng: (i) Học là quá trình tự giác, tích cực, tự lực chiếm lĩnh khái niệm khoa học, dưới sự điều khiển sư phạm của người thầy; (ii) Học là hoạt động có đối tượng, trong đó người học là chủ thể, khái niệm khoa học là đối tượng để chiếm lĩnh; (iii) Học về bản chất là sự tiếp thu, xử lý thông tin chủ yếu bằng các thao tác trí tuệ dựa trên vốn sinh học và vốn đạt được của cá nhân [43]. Nghĩa là, HT là quá trình tiếp thu kiến thức và rèn luyện kỹ năng dưới sự dạy bảo, hướng dẫn của nhà giáo.
Học hay còn gọi là học tập, học hành, học hỏi là quá trình tiếp thu cái mới hoặc bổ sung, trau dồi các kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, giá trị, nhận thức hoặc sở thích và có thể liên quan đến việc tổng hợp các loại thông tin khác nhau. HT trước hết và chủ yếu là tạo ra năng lực thực tiễn, thể hiện ở sản phẩm giáo dục; HT hướng vào thay đổi chính chủ thể, là quá trình phát triển chứ không đơn thuần là việc tích lũy [50]. Theo tác giả Nguyễn Cảnh Toàn “Học là cốt lõi tự
học, là quá trình phát triển nội tại, trong đó chủ thể tự thể hiện và biến đổi mình, tự làm phong phú giá trị của mình bằng cách thu nhận, xửlý và biến đổi thông tin bên ngoài thành tri thức bên trong con người mình” [83].
Tóm lại, từ những quan niệm về việc học nêu trên, chúng tôi cho rằng, các quan niệm về “học tập” đều thống nhất với những nội dung cơ bản liên quan đến nhận thức, tư duy, luôn được định hướng, thúc đẩy, điều khiển một cách có ý thức tự giác nhằm hình thành những năng lực mới để hoàn thiện nhân cách của chủ thể HT tương ứng với từng giai đoạn phát triển; đồng thời, có thể xác định HT là một hoạt động của quá trình thu nhận, ghi nhớ, tích lũy, sử dụng, liên kết, lý giải, xử lý thông tinvà giải quyết vấn đề nhằm đạt mục đích đã đề ra.
1.2.2. Hoạt động học tập
Hoạt động HT là tác động của chủ thể đến đối tượng nhằm đạt được mục tiêu của người học nhằm chiếm lĩnh kinh nghiệm xã hội, giá trị văn hóa của loài người;
trên cơ sở đó, hình thành năng lực sáng tạo trong cải tạo tự nhiên và xã hội. Theo quan điểm các nhà tâm lý học Xô Viết thì: (i) Việc lĩnh hội tri thức là nội dung cơ bản của HĐHT và được xác định bởi cấu trúc và mức độ phát triển của HĐHT; (ii) Hoạt động HT là vấn đề phẩm chất tư duy và kết hợp các hoạt động trong việc thực hiện mục đích và nhiệm vụ giảng dạy; (iii) Xác định HT là hoạt động đặc biệt của con người có mục đích nắm vững những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo và các hình thức nhất định của hành vi, nó bao gồm cả ý nghĩa nhận thức và thực tiễn [43].
Hoạt động HT của HS trong nhà trường nói chung và trương trường PTDTNT nói riêng gồm hai giai đoạn: (1) Hoạt động học diễn ra dưới sự tác động trực tiếp của GV gồm: tiếp nhận nhiệm vụ và kế hoạch HT do GV đề ra; thực hiện những hành động, thao tác nhận thức HT nhằm giải quyết nhiệm vụ HT; tự điều chỉnh hoạt động nhận thức HT của mình dưới sựtác động kiểm tra, đánh giá của GV; phân tích những kết quả HĐHT dưới sự hướng dẫn trực tiếp của GV. (2) Hoạt động học diễn ra dưới sự hướng dẫn gián tiếp của GV, gồm: lập kế hoạch, cụ thể hóa những nhiệm vụ HT
của mình; tự tổ chức HĐHT bao gồm việc lựa chọn phương pháp, phương tiện và hình thức HT; tự kiểm tra và tựđiều chỉnh HĐHT; tựphân tích những kết quả HT [4].
Từ những phân tích trên đây, có thể nhận thấy, HĐHT của HS là hoạt động lĩnh hội tri thức, tích cực chủ động của chủ thể; trong đó, hình thức chủ yếu của nó là tự học. Sựkhác biệt cơ bản của HĐHT với các hoạt động khác là ở chỗ mục đích và kết quả của nó làm thay đổi chính bản thân chủ thể của hoạt động bao gồm cả việc nắm vững những cách thức và hình thức hoạt động của chủ thể.
Từ đó, chúng tôi cho rằng, HĐHT là hoạt động của chủ thể (HS), trong đó chủ thể phải thực hiện một nhiệm vụ HT với mục đích, động cơ cụ thể, rõ ràng của mình nhằm đạt được mục tiêu đề ra; đó là, nắm vững tri thức, kỹ năng, kỷ xảo cho một vấn đềnào đó mà chính mình đặt ra từ trước để tiến hành hoạt động.
1.2.3. Hoạt động học tập theo tiếp cận năng lực
Bản chất của HĐHT theo quan điểm dạy học hiện đại có thể khái quát là:
Học – Tư – Hành – Tự, nghĩa là khi người học tiến hành các HĐHT phải kết hợp với tư duy logic, các phạm trù, các khái niệm, trên cơ sở đó kết hợp thực hành để thông hiểu sâu sắc và đặc biệt là phải kết hợp tự học. Khi HT, mỗi người hình thành thế giới quan riêng của mình. Tất cả những gì mà mỗi người trải nghiệm thấy sẽ được sắp xếp chúng vào trong “bức tranh toàn cảnh về thế giới” của người đó, tức là tự kiến tạo riêng cho mình một bức tranh thế giới. Từ đó, người học phải HT từ lý trí riêng và có thể làm điều này tốt hơn nếu không phải tuân theo một chương trình giảng dạy cứng nhắc, mà có thể tự mình điều chỉnh quá trình HT của chính mình. Như vậy, có thểnói kiến tạo cơ bản đề cao vai trò của mỗi cá nhân trong quá trình nhận thức và cách thức cá nhân xây dựng tri thức cho bản than, kiến tạo cơ bản quan tâm đến quá trình chuyển hóa bên trong của cá nhân trong quá trình nhận thức. Kiến tạo cơ bản coi trọng thế giới kinh nghiệm của người học trong quá trình người học hình thành thế giới quan khoa học cho mình, sự nhấn mạnh tới kiến tạo
cơ bản trong HT là sự nhấn mạnh tới vai trò chủ động của người học, nhưng cũng nhấn mạnh tới sựcô lập về tổ chức nhận thức của người học.
Năng lực của HS là khả năng làm chủ những hệ thống kiến thức, kĩ năng thái độ,... phù hợp với lứa tuổi và vận hành (kết nối) chúng một cách hợp lý vào thực hiện thành công nhiệm vụ HT, giải quyết hiệu quả những vấn đề đặt ra cho chính các em trong cuộc sống. Theo đó, năng lực không chỉ là khảnăng tái hiện tri thức, thông hiểu tri thức, kĩ năng học được... mà quan trọng là khảnăng hành động ứng dụng/vận dụng tri thức, kĩ năng học được để giải quyết những vấn đề của cuộc sống đang đặt ra với các em. Năng lực không chỉ là vốn kiến thức, kĩ năng, thái độ sống phù hợp với lứa tuổi mà còn là sự kết hợp hài hòa của các yếu tốnày, thể hiện ở khảnăng hành động hiệu quả, muốn hành động và sẵn sàng hành động đạt mục đích đề ra.
Năng lực được hình thành, phát triển trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ HT trong lớp học và ngoài lớp học. Nhà trường là môi trường giáo dục chính thống giúp HS hình thành những năng lực chung, năng lực chuyên biệt phù hợp với lứa tuổi nhưng đó không phải là nơi duy nhất. Những môi trường khác như: gia đình, cộng đồng... cùng góp phần bổsung và hoàn thiện các năng lực của các em.
Những phân tích trên cho thấy: sự học phải là quá trình hình thành và phát triển của các dạng thức hành động xác định của người học; là sự thích ứng của chủ thể với tình huống HT thích đáng thông qua sựđồng hoá (hiểu được, làm được) và sự điều tiết (có sự biến đổi về nhận thức) qua đó người học phát triển phẩm chất, năng lực của bản thân. Năng lực của người học bao gồm kiến thức, kỹ năng, thái độ; nhưng kiến thức, kỹ năng, thái độ đó phải qua sự vận dụng, qua hoạt động trải nghiệm của chính người học thì mới trở thành năng lực. Nếu trong HĐHT truyền thống, kiến thức, kỹ năng, thái độ là mục đích thì trong HĐHT hiện đại kiến thức, kỹnăng, thái độ mới là phương tiện, còn năng lực mới là mục đích.
Từ vấn đềtrên, có thểrút ra: HĐHT theo tiếp cận năng lực là sự tiếp thu kiến
thức, kỹnăng và những hiểu biết của người học làm cho các năng lực chung và các năng lực chuyên biệt vận hành một cách hợp lý vào thực hiện thành công nhiệm vụ HT dưới sự chỉđạo của người dạy trong điều kiện môi trường sư phạm.
Đồng thời, quan niệm trên chỉ ra: HT theo tiếp cận năng lực là phải luôn gắn liền với hoạt động, là cơ sở để tiến hành hoạt động một cách hiệu quả; năng lực chính là yếu tố làm nên sản phẩm của hoạt động, sản phẩm ấy tuỳ thuộc vào năng lực hay hệ thống các kỹ năng của con người. Có thể khái quát: (1) Là sự vận dụng sáng tạo tri thức kỹ năng, kỹ xảo bằng năng lực; (2) Chú trọng phát triển năng lực thông qua các hoạt động thực tiễn; (3) Tập trung hoàn toàn theo năng lực đầu ra;
(4) Quan tâm đặc biệt đến việc tổ chức HĐHT; (5) Coi trọng khâu thực hành vận dụng kiến thức kỹnăng và thái độ; (6) Lấy phát triển năng lực làm mục tiêu của HT.
1.2.4. Quản lý hoạtđộng học tập theo tiếp cận năng lực của học sinh ở trường phổ thông dân tộc nội trú
Quản lý HĐHT là sự tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý tới HĐHT của HS nhằm thực hiện có kết quả mục tiêu HĐHT. Về bản chất, quản lý HĐHT là quá trình tác động có định hướng của chủ thể quản lý lên các thành tố của HĐHT, các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả HT của HS nhằm thực hiện có hiệu quả mục đích, nhiệm vụ dạy học; đồng thời, quản lý HĐHT có thể hiểu là việc tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý (người quản lý) đến khách thể quản lý (người bị quản lý) trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức.
Các chức năng quản lý chủ yếu là: kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra. Theo đó, quản lý HĐHT là quản lý hệ thống các thành tố của HĐHT: mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện, điều kiện, kiểm tra, đánh giá kết quả HT.
Nghĩa là, quản lý HĐHT nhằm tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý tới HĐHT của HS để thực hiện có kết quả mục tiêu HĐHT; đồng thời, về bản
chất, quản lý HĐHT là quá trình tác động có định hướng của chủ thể quản lý lên các thành tố của HĐHT, các yếu tốảnh hưởng đến kết quả HT của HS để thực hiện có hiệu quả mục đích, nhiệm vụ dạy học. Theo tác giả Vũ Thị Quỳnh Mai: “Quản lý HĐHT là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch giúp HS HT tốt nhất, rèn luyện tu dưỡng tốt nhất. Quản lý HĐHT của HS bao hàm cả quản lý thời gian và chất lượng HT, quản lý tinh thần, thái độvà PPHT” [67].
Theo đó, quản lý HĐHT theo tiếp cận năng lực của HS là để các năng lực chung và năng lực đặc thù của từng môn học được hình thành, củng cố và hoàn thiện ở HS. Đồng thời, quản lý HĐHT theo tiếp cận năng lực của HS để mỗi HS phải tự làm ra năng lực của mình (tự sinh ra mình) bằng cách thực hiện các hoạt động do GV tổ chức, hướng dẫn. Nói cách khác, năng lực người học được hình thành, phát triển trong quá trình giáo dục và bằng giáo dục.
Quản lý HĐHT theo tiếp cận năng lực của HS có thể hiểu là việc tác động có định hướng, có chủđích của các cấp quản lý ở trường PTDTNT (Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, Tổtrưởng chuyên môn, GV bộ môn, GV chủ nhiệm và GV quản sinh) đến khách thể quản lý (HS PTDTNT), nhằm làm cho công tác quản lý HĐHT phù hợp tính đặc thù, tính chuyên biệt của HS ở trường PTDTNT nhằm đạt được mục đích tiếp cận năng lực đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
Tóm lại, quản lý HĐHT theo tiếp cận năng lực của HS ở trường PTDTNT là giúp người học thấu hiểu “Học để làm gì – Học cái gì” để có năng lực đích thực;
từ đó, bồi dưỡng cho người học cách “Học hiệu quả” để có năng lực bền vững.
Đồng thời, là phương thức của CBQL, GV bộ môn, GV chủ nhiệm, GV quản sinh sử dụng tổng hợp các tác động trong lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra đánh giá HĐHT để hình thành, phát triển các năng lực chung và năng lực chuyên biệt mà HS PTDTNT có được sau quá trình HT.