Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC CỦA HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ KHU VỰC TÂY NAM BỘ
2.5. Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động học tập theo tiếp cận năng lực của học sinh ở các trường phổ thông dân tộc nội trú khu vực Tây
2.5.1. Mặt mạnh
- Một là, đa số CBQL, GV và HS ở các trường PTDTNT khu vực Tây Nam Bộ có nhận thức đúng đắn về sự cần thiết phải chuyển sang HĐHT theo tiếp cận năng lực của HS ở các trường PTDTNT trong bối cảnh đổi mới CTGDPT hiện nay.
- Hai là, trong những năm gần đây, một số chủ thể quản lý bước đầu đã được bồi dưỡng nâng cao trình độ tổ chức HĐHT theo tiếp cận năng lực bằng nhiều hình thức như: tập huấn chung, tổ chức các lớp bồi dưỡng ngắn hạn, tham gia hội đồng bộ môn của Sở GD&ĐT.
- Ba là, các trường PTDTNT được thụ hưởng một số chế độ đối với loại hình trường PTDTNT và dự bị đại học theo Thông tư liên tịch số 109/2009/TTLT/BTC- BGDĐT ngày 29 tháng 5 năm 2009 của liên Bộ Tài chính và Bộ GD&ĐT. Do vậy, bước đầu các trường đã được đầu tư trang bị CSVC, thiết bị CNTT phục vụ hoạt động tổ chức dạy và học; đồng thời, môi trường, cảnh quang, ký túc xá nội trú đã được các tỉnh khu vực Tây Nam Bộ quan tâm cải tạo, đáp ứng cho hoạt động của nhà trường nói chung và sinh hoạt, HT của HS nói riêng.
2.5.2. Mặt yếu
- Thứ nhất, năng lực thực hiện nhiệm vụ HT của chủ thể HT là HS ở các trường PTDTNT khu vực Tây Nam Bộ còn nhiều biểu hiện chưa đáp ứng theo mục tiêu, nhiệm vụ HT đề ra. Đặc biệt, HS ở các trường PTDTNT khu vực Tây Nam Bộ chưa xác định rõ động cơ, mục đích HT; chưa có đam mê và sáng tạo; còn ngại đổi mới và còn né tránh. Từ đó, chúng tôi cho rằng, điểm yếu nhất là các trường PTDTNT ở khu vực Tây Nam Bộ chưa đạt được mục tiêu quản lý HĐHT theo tiếp cận năng lực của HS ởtrường PTDTNT.
- Thứ hai, đặc điểm nổi bật của HS ở trường PTDTNT khu vực Tây Nam Bộ là khả năng tư duy bằng trực quan - hình ảnh; các em ưa thích lối tư duy với sự vật,
hình ảnh cụ thể gần gũi với đời sống của mình. Tuy nhiên, các em dễ thừa nhận điều người khác nói, ít đi sâu tìm hiểu nguyên nhân cũng như diễn biến và hậu quả của sự vật, hiện tượng. Do vậy, năng lực phân tích, tổng hợp và khái quát hóa ở các em còn hạn chế, thiếu toàn diện, khả năng thay đổi hình thức HT cho phù hợp với hoàn cảnh còn chậm. Từ đó, dẫn đến HS ở trường PTDTNT khu vực Tây Nam Bộ chưa chủ động, chưa tích cực trong HT và rèn luyện; chưa có ý thức tự học, học có tính chất đối phó, ỷ lại; chưa có các kỹ năng tự học cần thiết và còn thụ động trong HT.
- Thứ ba, về yếu tố quản lý, vẫn còn một bộ phận CBQL, GV nhận thức chưa đúng về vị trí, vai trò, nội dung và các kỹ năng cần thiết của HĐHT theo tiếp cận năng lực; đồng thời, năng lực quản lý của các chủ thể tham gia quản lý HĐHT ở trường PTDTNT khu vực Tây Nam Bộ chưa theo kịp sự đổi mới giáo dục hiện nay;
Cụ thể: (i) Một số CBQL, GV chưa nắm vững quy trình xây dựng kế hoạch HT và thiết kế bài giảng để tổ chức dạy và học theo tiếp cận năng lực, chưa khai thác tối đa những tiện ích của công nghệ; (ii) Việc bồi dưỡng các chủ thể quản lý HĐHT theo hướng phát triển năng lực các trường có tiến hành nhưng hiệu quả chưa cao; (iii) Kiểm tra, đánh giá HĐHT theo tiếp cận năng lực chưa quyết liệt, sau kiểm tra chưa có các biện pháp khả thi khắc phục những tồn tại, yếu kém; đồng thời, sự động viên khuyến khích chưa kịp thời, nên chưa thúc đẩy được HĐHT theo tiếp cận năng lực.
- Thứ tư, các trường PTDTNT khu vực Tây Nam Bộ, chủ yếu HS là người Khmer (tỷ lệ hơn 98% tổng số HS củacác trường); các em gặp khó khăn trong việc tiếp thu bài giảng dorào cản về ngôn ngữ tiếng Việt; đồng thời, ngôn ngữ Khmer (là môn Ngoại ngữ theo quy định) hầu hết không thành thạo kỹ năng viết và đọc. Theo đó, khi đến trường sử dụng tiếng Việt, khi về nhà nói và nghe bằng tiếng Khmer; vì vậy, dẫn đến hệ lụy khi vào học bậc THCS ởtrường PTDTNT rất nhiều HS ở trường PTDTNT THCS khu vực Tây Nam Bộ tiếng Việt chưa thông thạo, còn tiếng Khmer không biết viết; đây là thực trạng phổ biến tại hầu hết các trường PTDTNT THCS khu vực Tây Nam Bộ. Trong lúc đó, trong những năm qua, các trường PTDTNT ở khu vực Tây Nam
Bộ chưa xây dựng đượcmô hình quản lý phù hợp nhằm giúp HS nâng cao năng lực sử dụng ngôn ngữ và hình thành khả năng tự học; đây là điểm yếu lớn nhất trong công tác quản lý HĐHT của HS tại các trường PTDTNT khu vực Tây Nam Bộ.
- Thứ năm, các điều kiện về CSVC, trang thiết bị,... đảm bảo phục vụ tốt cho nhiệm vụ HĐHT, là điều kiện rất quan trọng, không thể thiếu được để HĐHT của HS diễn ra có chất lượng và hiệu quả cao. Tuy nhiên, đánh giá thực trạng cho thấy:
công tác quản lý về các điều kiện phục vụ HĐHT của HS ở trường các PTDTNT khu vực Tây Nam Bộ chưa đáp ứng; đồng thời, các cấp quản lý chưa huy động được tổng thể các nguồn lực của các tổ chức xã hội; GV quản sinh chưa phát huy hết vai trò quản sinh trong các hoạt động của HS ngoài giờ lên lớp.
2.5.3. Nguyên nhâncủa thực trạng
- Thứ nhất, có một bộ phận không nhỏ HS ở trường PTDTNT khu vực Tây Nam Bộ còn mơ hồ về động cơ HT, các em chưa hiểu vì sao phải học? Giá trị của việc học? Vì vậy, các em thường lơ là, hay có thái độ đối phó trong quá trình HT.
Cá biệt, có số ít HS đến trường chỉ mong muốn được hưởng chế độ chính sách ưu đãi của nhà nước về kinh tế mà không quan tâm đến việc học. Đây là một trong những rào cản không nhỏ đến công tác quản lý, công tác giáo dục HS theo học tại các trường PTDTNT khu vực Tây Nam Bộ.
- Thứ hai, các trường PTDTNT khu vực Tây Nam Bộ trong quá trình tổ chức, chỉ đạo của hoạt động quản lý chưa có sự phân vai, phân chia trách nhiệm cụ thể đối với các đơn vị, tổ chức và cá nhân tham gia công tác quản lý HĐHT của HS ở trường PTDTNT; đồng thời, vẫn còn xuất hiện một số chủ thể trong công tác quản lý HĐHT của HS ở trường PTDTNT theo hướng tiếp cận năng lực còn cứng nhắc, chưa phát huy và khơi dậy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của các em. Vì vậy, chưa phát huy được tối đa vai trò, khả năng của các chủ thể quản lý nêu trên. Bên cạnh đó, công tác kiểm tra, giám sát còn nặng về hành chính, chủ yếu tập trung vào
quản lý giờ giấc và nền nếp HT chưa chú trọng đến việc giáo dục động cơ, thái độ, ý thức tự học cho HS tại các trường PTDTNT khu vực Tây Nam Bộ.
- Thứ ba, các trường PTDTNT khu vực Tây Nam Bộ chưa hoàn thiện các quy chế, quy định trong quản lý tổ chức dạy và tổ chức HT theo tiếp cận năng lực;
triển khai HĐHT của HS ở trường PTDTNT khu vực Tây Nam Bộ vẫn dựa trên chương trình hiện hành, vốn được xây dựng theo tiếp cận nội dung; đồng thời, chưa có kế hoạch triển khai các chương trình bồi dưỡng CBQL, GV phục vụ cho việc đổi mới CTGDPT theo tiếp cận năng lực.
- Thứ tư, bên cạnh việc tham gia HT ở các trường PTDTNT khu vực Tây Nam Bộ thì HS người DTTS (đặc biệt người Khmer) còn chịu ảnh hưởng bởi việc giáo dục của "Trường chùa Khmer". Ngôi chùa là nơi tập trung các giá trị cao đẹp của cuộc sống, của Phật pháp, gắn liền với việc giáo huấn nghiêm túc, không gian giáo dục thanh khiết. Vì lẽ đó, ngôi chùa sớm trở thành “ngôi trường” quan trọng đầu tiên đảm trách chức năng giáo dục trong cộng đồng người Khmer; đồng thời, nhà chùa là trung tâm tổ chức việc đào tạo, truyền thụ những kiến thức và hiểu biết về văn hóa - nghệ thuật của tộc người cũng như việc bảo tồn và lưu giữ chữ viết Khmer. Do vậy, HS người Khmer rất thích tham gia lễ hội, múa hát tập thể trong cộng đồng Khmer; nên việc duy trì sĩ số trong những mùa lễ hội, cúng căn, đám phước, lễ hội đua ghe ngo là một trở ngại cho các trường PTDTNT.
- Thứ năm, hầu hết HS ở trường PTDTNT khu vực Tây Nam Bộ xuất thân từ những gia đình sống ở vùng sâu, vùng đặc biệt khó khăn, nên nhìn chung các em vẫn phải gánh nặng mưu sinh; đồng thời, năng lực tiếp cận, kĩ năng sống, kĩ năng hòa nhập của HS ở trường PTDTNT khu vực Tây Nam Bộ còn rất nhiều hạn chế, cũng là nguyên nhân dẫn đến chất lượng HT không cao.
Kết luận Chương 2
- Thứ nhất, luận án đã khái quát đặc điểm về trường PTDTNT cùng tính đặc thù, tính chuyên biệt của HS ở các trường PTDTNT khu vực Tây Nam Bộ; tổ chức khảo sát điều tra, phỏng vấn các đối tượng liên quan về thực trạng HĐHT và quản lý HĐHT theo tiếp cận năng lực của HS ở các trường PTDTNTkhu vực Tây Nam Bộ.
- Thứ hai, trên cơ sở phân tích các dữ liệu thứ cấp thu thập, cùng sự minh chứng của các số liệu chi tiết; từ đó, luận án đã phân tích, đánh giá được những mặt mạnh, mặt yếu, chỉ ra những nguyên nhân của tồn tại, bất cập để làm rõ thực trạng quản lý HĐHT theo tiếp cận năng lực của HS ở các trường PTDTNT khu vực Tây Nam Bộ trong thời gian qua. Đồng thời, nội dung chương 2 của luận án cũng đã đánh giá được mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tới quản lý HĐHT theo tiếp cận năng lực của HS ở các trường PTDTNT khu vực Tây Nam Bộ.
- Thứ ba, những vấn đề thực tiễn đặt ra cần được nhận thức đầy đủ, tìm ra cách giải quyết các vấn đề thực tiễn này; từ đó, làm điểm tựa mang tính chất phương pháp luận quan trọng cho việc đề xuất hệ thống các biện pháp quản lý HĐHT theo tiếp cận năng lực của HS ở các trường PTDTNT khu vực Tây Nam Bộ thực sự có hiệu quả và khả thi trong thời gian tới ở chương 3 của luận án.