Thông tin về mẫu nghiên cứu

Một phần của tài liệu Vận dụng phương pháp phân tích thứ bậc (ahp) đánh giá rủi ro trong phát triển dự án bất động sản, nghiên cứu tình huống tại công ty cổ phần đầu tư và phát triển nhà hà nội số 52 (Trang 69 - 74)

CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP VÀ BỐI CẢNH NGHIÊN CỨU

2.4 Giới thiệu bối cảnh nghiên cứu

2.4.3 Thông tin về mẫu nghiên cứu

Thời gian khảo sát: 15/09/2022 – 10/10/2022

Phiếu khảo sát: Em phát ra 15 phiếu khảo sát với hình thức khảo sát trực tiếp những nhà phát triển bất động sản tại Hà Nội.

Kết thúc quá trình khảo sát thực tế, em tiến hành tổng hợp, kiểm tra và chọn mẫu khảo sát hợp lệ để phân tích.

Sau khi tiến hành loại bỏ các phiếu khảo sát không đạt yêu cầu, làm sạch dữ liệu, cả 15 phiếu khảo sát đều có ý nghĩa thống kê và xử lý dữ liệu thông qua phần mềm Microsoft Excel.

Quá trình/ các bước phân tích dữ liệu được thực hiện theo Quy trình thực hiện phương pháp phân tích thứ bậc AHP (Phần 1.3.1.6).

2.4.3.2 Mẫu nghiên cứu

Bảng 2.8 Thống kê mô tả giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, số năm kinh nghiệm và số dự án phát triển bất động sản đã tham gia của các chuyên gia

tham gia khảo sát

Tiêu chí Tần suất Tỷ lệ (%)

Giới tính Nam 11 73.3%

Nữ 4 26.7%

Tuổi

Dưới 25 tuổi 0 0%

Từ 26 đến 35 tuổi 3 20%

Từ 36 đến 45 tuổi 7 46.7%

Từ 46 đến 55 tuổi 4 26.7%

Trên 55 tuổi 1 6.6%

Trình độ học vấn

Trung cấp/ Cao đẳng 0 0%

Đại học 6 40%

Thạc sĩ 7 46.7%

Tiến sĩ 2 13.3%

Năm kinh nghiệm

1 - 5 năm 2 13.3%

5 – 10 năm 3 20%

10 – 20 năm 8 53.3%

Trên 20 năm 2 13.3%

Dự án tham gia 1 – 5 dự án 2 13.3%

5 – 10 dự án 5 33.3%

10 – 15 dự án 5 33.3%

15 – 20 dự án 2 13.3%

Trên 20 dự án 1 6.6%

Nguồn: Tác giả tổng hợp Trong tổng số 15 chuyên gia tham gia khảo sát, có thể thấy trong số những nhà phát triển bất động sản được khảo sát nam giới chiếm tới 73.3 % gấp 2.7 lần so với số phiếu thu được từ nữ giới là 26.7%.

Những nhà phát triển bất động sản tham gia khảo sát có độ tuổi trưởng thành cao và hầu hết đều thuộc độ tuổi từ 36 – 54 tuổi với 46.7%, không có ai dưới 25 tuổi, độ tuổi từ 26 – 35 tuổi và 46 – 55 tuổi có tỷ lệ gần bằng nhau, còn lại trên 55 tuổi chiếm tỷ lệ ít nhất là 6.6%.

Xét về trình độ học vấn của các nhà phát triển bất động sản cho thấy rằng trình độ học vấn đề khá cao, tất cả đều từ đại học trở lên, không có trung cấp hay cao đẳng. Cụ thể phổ biến nhiều nhất là trình độ thạc sĩ 46.7%, sau đó là trình độ đại học chiếm 40% và thấp nhất là trình độ tiến sĩ với 13.3%.

Với trình độ học vấn cao cũng như độ tuổi trưởng thành lớn, những nhà phát triển bất động sản này có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phát triển dự án bất động sản. Chiếm tỷ lệ cao nhất lên tới 53.3% là từ 10 – 20 năm kinh nghiệm, tiếp theo là từ 5 – 10 năm kinh nghiệm với 20% và 1 – 5 năm kinh nghiệm băng tỷ lệ với trên 20 năm kinh nghiệm (13.3%).

Cuối cùng là dự án bất động sản mà các nhà phát triển đã tham gia, trong đó từ 5 – 10 dự án và 10 – 15 dự án có tỷ lệ bằng nhau là 33.3%, 1 – 5 dự án và 15 – 20 dự án có tỷ bằng nhau nhưng thấp hơn là 13.3%, thấp nhất là 6.6% với tổng số dự án đã tham gia đạt trên 20.

TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Trong Chương 2, nội dung của phương pháp nghiên cứu được trình bày bao gồm các phần như sau:

Thứ nhất, mô hình quá quy trình nghiên cứu của đề tài qua các bước cụ thể.

Trình bày phương pháp nghiên cứu định tính: phương pháp phỏng vấn sâu chuyên gia với mục đích phát triển, hiệu chỉnh thang đo phù hợp hơn. Phương pháp định lượng: tiến hành khảo sát chính thức nhằm thu thập dữ liệu trên phạm vi thành phố Hà Nội. Ngoài ra nêu chi tiết thang đo nghiên cứu sử dụng trong đề tài

Thứ hai, giới thiệu về Công ty CP Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội số 52 bao gồm thông tin chung, quá trình hình thành – phát triển và nguồn lực của công ty.

Sau đó, dựa trên thông tin thu thâp được từ Công ty em lựa chọn dự án phù hợp với nghiên cứu, trình bày tình huống nghiên cứu cụ thể qua 03 dự án bất động sản được phát triển bởi Handico 52 và đặt 03 dự án này vào bối cảnh đại dịch Covid-19 để đánh giá mức độ rủi ro.

Cuối cùng, đưa ra các kết quả mô tả về thông tin của mẫu nghiên cứu, bao gồm: giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, số năm kinh nghiệm trong lĩnh vực bất động sản và tổng số dự án phát triển bất động sản đã tham gia.

Dự án phát triển bất động sản

R1 R2 R3 R4 R5 R6 R7

RP2 RP3 RP1

Một phần của tài liệu Vận dụng phương pháp phân tích thứ bậc (ahp) đánh giá rủi ro trong phát triển dự án bất động sản, nghiên cứu tình huống tại công ty cổ phần đầu tư và phát triển nhà hà nội số 52 (Trang 69 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)