Những nhân tố bên trong nhà trường

Một phần của tài liệu Luận án TS Triết - Vấn đề giáo dục lý luận Mác Lênin cho học viên hệ cao cấp ở các Trường Chính trị và Hành chính nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay (Trang 73 - 80)

3.1.2.1. Đội ngũ giảng viên trực tiếp giảng dạy lý luận Mác - Lênin ở các Trường Chính trị và Hành chính

Xuất phát từ yêu cầu và nhiệm vụ đào tạo và bồi dưỡng cán bộ của các Trường Chính trị và Hành chính Lào, đội ngũ giảng viên trước hết phải là những người có trình độ chuyên môn cao, có phương pháp tư duy biện chứng, có đạo đức, lối sống trong sáng, có quan điểm đúng đắn, điều đó sẽ có ảnh hưởng tích cực tới học viên. Với vai trò là chủ thể trực tiếp trong quá trình giảng dạy, truyền đạt những kiến thức khoa học, hướng dẫn người học nâng cao nhận thức tư tưởng và năng lực tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cách mạng, người giảng viên không những truyền đạt mà còn làm sáng tỏ những luận cứ khoa học và hơn thế nữa còn hướng dẫn người học cách thức vận dụng kiến thức vào thực tiễn.

Nói đến đội ngũ làm công tác giáo dục lý luận Mác - Lênin, trước hết phải nói tới đội ngũ giảng viên Mác - Lênin. Họ là lực lượng cơ bản quyết định đến chất lượng và hiệu quả của quá trình giảng dạy các môn khoa học Mác - Lênin, đường lối chính sách của Đảng, giác ngộ lý tưởng cho học viên.

Khi giảng viên có trình độ chuyên môn, có phương pháp sư phạm và có nghệ thuật giao tiếp tốt sẽ làm cho học viên hào hứng với bài giảng, tiếp nhận tri thức một cách chủ động, củng cố niềm tin vững chắc vào những tri thức khoa học Mác - Lênin, tạo động lực tinh thần vươn lên trong cuộc sống. Thông qua hoạt động giảng dạy của giảng viên mà tác động đến tư tưởng, tình cảm, lối cuốn học viên say mê học tập các môn khoa học này.

Trong giai đoạn hiện nay, để đáp ứng yêu cầu cao của công tác giáo dục chính trị - tư tưởng cho học viên, giảng viên phải là người có bản lĩnh chính trị vững vàng, tuyệt đối trung thành với lợi ích của dân tộc của Đảng. Do vậy, người giảng viên Mác - Lênin phải là người có tinh thần cách mạng, không ngừng bồi dưỡng nhiệt tình cách mạng và góp phần bồi dưỡng nhiệt tình cách mạng cho người học. Giảng viên Mác - Lênin phải là người có kiến thức chuyên môn sâu và kiến thức tổng hợp rộng và có khả năng gắn lý luận với thực tiễn. Người thầy có trí tuệ và đạo đức sẽ là mẫu mực để người học vươn tới, người học không chỉ tiếp thu tri thức qua bài giảng mà đó còn qua tấm gương của người giảng. Đó không chỉ là yêu cầu đối với người học mà cũng là yêu cầu đối với người dạy, là phương châm của công tác đào tạo cán bộ.

Điều đó đòi hỏi giảng viên phải là tấm gương sáng cho học viên noi theo.

Do đó, công tác tổ chức trong nhà trường tập trung vào đội ngũ giảng viên nói chung, giảng viên Mác - Lênin nói riêng, để khơi dậy niềm tin, lòng tự hào cho họ trong việc đào tạo cán bộ lãnh đạo, cán bộ chủ chốt, cán bộ quản lý, tạo nguồn cán bộ đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp phát triển đất nước.

Có thể nói rằng đội ngũ giảng viên ở các Trường Chính trị và Hành chính Lào là những giảng viên khoa học và chính trị góp phần quyết định nội dung và chất lượng đào tạo của các nhà trường. Đúng như V.I.Lênin đã từng nói: “Trong bất kỳ một trường học nào, điều quan trọng nhất là phương hướng chính trị và tư tưởng của các bài giảng. Cái gì quyết định phương hướng đó?

Hoàn toàn và chỉ là thành phần các giảng viên quyết định”.

Như vậy, đội ngũ giảng viên của các Trường Chính trị và Hành chính Lào, trong đó có giảng viên giảng dạy các môn khoa học Mác - Lênin là một trong những nhân tố quyết định đến việc nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt, cán bộ kế cận của Đảng và Nhà nước Lào nói chung, cán bộ các tỉnh, huyện hiện nay nói riêng.

Đội ngũ giảng viên này phải là những cán bộ lý luận giỏi, am hiểu thực tiễn, đóng góp tích cực cho sự phát triển của xã hội, tích cực đấu tranh chống lại những tư tưởng lạc hậu, phản động, bảo vệ sự trong sáng của lý luận, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. Nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng đất nước, yêu cầu công tác đào tạo cán bộ ngày càng trở nên cấp thiết, do đó vị trí, vai trò của đội ngũ giảng viên Mác - Lênin cũng như giảng viên trong các Trường Chính trị và Hành chính Lào ngày càng quan trọng hơn.

3.1.2.2. Nội dung, chương trình giáo dục lý luận Mác - Lênin cho học viên hệ cao cấp

Nội dung, chương trình các môn khoa học Mác - Lênin có ảnh hưởng quan trọng tới công tác giáo dục lý luận Mác – Lênin. Nội dung, chương trình phù hợp với đối tượng sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Ngược lại, sẽ hạn chế chất lượng giáo dục. Nội dung, chương trình các môn khoa học Mác - Lênin được đưa vào giảng dạy ở các Trường Chính trị và Hành chính Lào ngày càng được hoàn thiện và có hệ thống. Từ năm 1993 đến năm 2002, việc giảng dạy và học tập các môn khoa học Mác - Lênin chủ yếu dựa vào

giáo trình (Đề cương bài giảng) của chương trình hệ cao cấp cấp tốc 10 tháng hành chính. Chương trình này có mục đích nhằm bồi dưỡng, đào tạo cho cán bộ đang đương chức cấp trung, cao cấp trong bộ máy của Đảng – Nhà nước và những cán bộ không có thời gian học dài hạn. Qua thực hiện chương trình hệ cao cấp cấp tốc 10 tháng (1993 – 2002) đã bồi dưỡng được 500 học viên và một số học viên đã trở thành những cán bộ chủ chốt ở Trung ương và địa phương; có thể nói rằng chương trình này đã đáp ứng được nhu cầu thực tiễn của đất nước.

Năm 2004, Giám đốc Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia Lào ra quyết định số: 176-HVCT-HCQG, ký ngày 28 tháng 4 năm 2004 về việc củng cố chương trình cao cấp cấp tốc 10 tháng thành chương trình hệ cao cấp hai năm rưỡi, biên soạn tất cả các giáo trình chuẩn quốc gia của Bộ giáo dục và thể thao, số 0922-BGD-TT, ký ngày 17 tháng 7 năm 2001; và ra quyết định số: 399-HVCT-HCQG, ký ngày 29 tháng 7 năm 2005 về việc xuất bản giáo trình các môn khoa học Mác - Lênin áp dụng vào hệ cao cấp. Đồng thời, Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia Lào đã chỉ đạo các Trường Chính trị và Hành chính trong toàn quốc đưa vào giảng dạy từ khóa học 2005-2006. Mới đây, năm 2011, Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia Lào đã chỉ đạo các khoa biên soạn lại các giáo trình bộ môn khoa học Mác - Lênin áp dụng cho các lớp hệ cao cấp ở các Trường Chính trị và Hành chính Lào để tạo điều kiện cho học viên tiếp thu các học thuyết với tính chủ động, tích cực.

Như vậy, so với trước đây, việc giảng dạy và học tập các môn khoa học Mác - Lênin thuận lợi hơn bởi giáo trình phong phú, không có tình trạng khan hiếm như trước. Điều đó cũng nói lên tầm quan trọng của việc giảng dạy các môn khoa học Mác - Lênin, thể hiện sự quan tâm của Đảng, nhà nước đối với môn học và hệ thống giáo dục chính trị và hành chính ở Lào.

Việc giáo dục và giảng dạy các môn khoa học Mác - Lênin cho học viên hệ cao cấp ở các Trường Chính trị và Hành chính Lào hiện nay đang thực

hiện theo chương trình đào tạo hệ cao cấp của Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia Lào và chương trình được Bộ Giáo dục – Thể thao phê duyệt ngày 12 tháng 7 năm 2005. Từ việc triển khai giảng dạy và học tập các môn khoa học Mác – Lênin, cho thấy những ưu điểm và hạn chế của giáo trình trong việc giáo dục nguyên lý của các bộ môn khoa học Mác - Lênin cho học viên như sau:

Về ưu điểm:

Thứ nhất, nội dung của các môn khoa học Mác - Lênin được trình bày một cách khoa học, rõ ràng, có tính hệ thống; giáo trình đã làm rõ các khái niệm của môn học, đối tượng, lịch sử phát triển của nó. Ở mỗi bài, tri thức lý luận đã có sự liên hệ với chủ trương, đường lối của Đảng, với thực tiễn cách mạng Lào cũng như thực tiễn hoạt động học tập của học viên.

Thứ hai, hệ thống các chương trình của bộ môn được cấu tạo trong chương trình phản ánh khá đầy đủ nội dung cơ bản của lý luận khoa học Mác - Lênin, đảm bảo tính khoa học, tính logic, tính sáng tạo. Cuối mỗi chương đều có câu hỏi ôn tập làm căn cứ cho học viên nắm được nội dung trọng tâm của bài, chương đồng thời cũng đã có những câu hỏi mở rộng, rèn luyện cho học viên có khả năng diễn giải, thảo luận và lập luận một vấn đề theo suy nghĩ độc lập, nêu vấn đề thực tiễn trong công tác so với lý luận đã học tập.

Về hạn chế:

Thứ nhất, giáo trình chưa thật bám sát đối tượng học. Giáo trình biên soạn dựa vào cuốn giáo trình hệ cử nhân năm 1996 do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh giúp biên soạn, nội dung chỉ thiên về một nội dung cụ thể của các bộ môn mà chưa giới thiệu được quá trình phát triển tư tưởng của các bộ môn khoa học của nhân loại.

Thứ hai, chương trình còn mang nặng tính lý thuyết, tính thực tiễn chưa cao, tính thống nhất giữa lý luận với thực tiễn chưa thật rõ nét, các thành tựu

khoa học chưa được đưa vào để minh họa cho tri thức các môn khoa học Mác - Lênin. Với những ưu điểm, hạn chế trên đã tác động cả tích cực và tiêu cực đến công tác giáo dục lý luận Mác - Lênin cho học viên hệ cao cấp ở các trường Chính trị và Hành chính Lào.

3.1.2.3. Tính tích cực, chủ động tự giáo dục của học viên

Giáo dục là một hiện tượng xã hội đặc biệt mà bản chất của nó là truyền đạt, lĩnh hội những kiến thức và kinh nghiệm của các thế hệ loài người.

Nhờ đó các thế hệ nối tiếp nhau kế thừa, bổ sung và phát triển những tri thức và kinh nghiệm của thế hệ trước, trên cơ sở đó mà nhân loại càng phát triển.

Giáo dục là một quá trình hai mặt, một mặt là sự tác động từ bên ngoài vào đối tượng được giáo dục; mặt khác là thông qua sự tác động này mà đối tượng tự biến đổi bản thân mình, tự hoàn thiện mình, tự giáo dục. Học viên với tư cách là chủ thể của quá trình nhận thức, được giáo dục bởi nhà trường, xã hội và thực tiễn từ đó sẽ lĩnh hội những giá trị của nội dung giáo dục lý luận Mác - Lênin, biến nó thành nguyên tắc định hướng chi phối suy nghĩ và hành động của chính mình để tự hoàn thiện phù hợp với yêu cầu của cuộc sống và nhiệm vụ của mỗi học viên.

Tự giáo dục, hay nói cách khác là việc biến quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục, đó là khâu quan trọng, có tính quyết định đến hiệu quả của quá trình giáo dục nói chung, giáo dục lý luận Mác - Lênin nói riêng. Như vậy, trong giai đoạn hiện nay, để đáp ứng được yêu cầu cao của cuộc sống và xã hội, nhất là của sự nghiệp đổi mới đất nước, mỗi học viên phải nỗ lực phát huy cao độ tính tích cực chủ động trong giáo dục, trong học tập, trong nghiên cứu khoa học và trong giác ngộ chính trị - tư tưởng.

Tự giáo dục là quá trình tự thân. Nó đòi hỏi học viên phải có một nghị lực, ý chí quyết tâm cao để chiến thắng được chính bản thân mình, không gục ngã trước những cám dỗ của đồng tiền và tâm lý hưởng thụ tầm thường.

V.I.Lênin đã nói: “Không tự mình chịu bỏ ra một công phu nào đó thì không

thể tìm ra chân lý”. Như vậy, năng lực tự giáo dục của học viên được biểu hiện ở khả năng tự nghiên cứu, tự học trên cơ sở các bài giảng của giảng viên, sách giáo khoa và các tài liệu tham khảo. Do đó, tự giáo dục ở đây không chỉ đòi hỏi học viên một thái độ tự học nghiêm túc, tích cực mà còn phải có mục đích học tập, rèn luyện đúng đắn để hoàn thiện nhân cách của con người mới xã hội chủ nghĩa.

Trong quá trình giáo dục, học viên còn phải thực hiện tự phê bình và phê bình để kịp thời uốn nắn những lệch lạc trong tư tưởng, đồng thời đây cũng là cơ hội để học viên bày tỏ thái độ, nguyện vọng của mình, giúp cho sự tác động của chủ thể giáo dục đạt hiệu quả cao hơn và tự giáo dục còn đòi hỏi mỗi học viên phải có thái độ nghiêm túc đối với bản thân trong việc đánh giá, nhận xét về mọi hành vi của mình và tự chịu trách nhiệm trước kết quả của những hành vi đó.

Tính tích cực, chủ động trong tự học, tự giáo dục lý luận Mác - Lênin của học viên chính là con đường ngắn nhất để học viên vươn tới lý tưởng cao đẹp, thế giới quan Mác - Lênin và phương pháp luận khoa học, để trở thành con người toàn diện, vừa có đức có tài đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Từ việc tiếp thu những tri thức của chủ nghĩa Mác - Lênin, tìm thấy ở tri thức đó một niềm tin khoa học tạo lên nấc thang đầu tiên hình thành thế giới quan khoa học trong họ. Phần lớn học viên đều có lý tưởng cộng sản, có phẩm chất đạo đức trong sáng, có tư tưởng chính trị vững vàng, kiên định, có niềm tin và quyết tâm cao trong việc xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội.

Như vậy, tính tích cực, chủ động, tự giác trong tự giáo dục của học viên hệ cao cấp ở các Trường Chính trị và Hành chính Lào đóng vai trò quyết định trong việc nâng cao chất lượng giáo dục lý luận Mác - Lênin cho họ.

Một phần của tài liệu Luận án TS Triết - Vấn đề giáo dục lý luận Mác Lênin cho học viên hệ cao cấp ở các Trường Chính trị và Hành chính nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay (Trang 73 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(144 trang)
w