4.1. PHƯƠNG HƯỚNG NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC LÝ LUẬN MÁC-LÊNIN CHO HỌC VIÊN HỆ CAO CẤP Ở CÁC
4.1.2. Giáo dục lý luận Mác - Lênin cho học viên hệ cao cấp phải gắn liền với các môn khoa học khác
Các Trường Chính trị và Hành chính Lào đã giảng dạy các môn khoa học Mác - Lênin theo lộ trình, theo lôgic để đảm bảo tính chỉnh thể của các tri thức cung cấp cho học viên. Mỗi môn học trong khoa học Mác - Lênin có đối tượng nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu đặc thù nhưng giữa chúng có mối quan hệ biện chứng với nhau và với các môn khoa học khác.
Giảng dạy các môn khoa học xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên sẽ hỗ trợ cho học viên tiếp thu những kiến thức và thành tựu của khoa học mới của thời đại và làm cho học viên hiểu sâu hơn về những vấn đề đặt ra trong cuộc sống và nhiều vấn đề có ý nghĩa về thế giới quan và phương pháp luận với các môn khoa học Mác - Lênin, đặc biệt là triết học cần phải được bổ sung những kiến thức khoa học hiện đại để phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của đất nước. Nếu không thực hiện tốt mối quan hệ nội tại giữa hệ thống lý luận Mác - Lênin với các khoa học tự nhiên thì phép biện chứng, phần linh hồn của chủ nghĩa Mác, không thường xuyên được tiếp thêm bầu nhựa sống là các thành tựu khoa học, tự nó dần khô kiệt, mất sức sống, giảm tính thuyết phục và hậu quả kéo theo là khả năng định hướng cho sự phát triển khoa học của phép biện chứng cũng giảm dần. Ph.Ăngghen đã luôn nhắc nhở là: Mỗi khi khoa học tự nhiên có những phát minh vượt thời đại thì chủ nghĩa duy vật không thể không thay đổi hình thức của nó. Việc giảng dạy hỗ trợ các môn khoa học xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên cho học viên hệ cao cấp ở các Trường Chính trị và Hành chính Lào là rất quan trọng. Bởi vì, khoa học xã hội và nhân văn là lĩnh vực của những nghiên cứu về xã hội và con người. Khoa học xã hội và nhân văn lại trở thành điều kiện, một đòi hỏi mà nếu không có thì khó mà hiểu được đầy đủ lý luận Mác - Lênin. Bởi vì khoa học xã hội và nhân văn là cơ sở để học viên hiểu được những nguyên lý lý luận Mác - Lênin.
Nghiên cứu học tập các môn tri thức khoa học xã hội và nhân văn góp phần cho học viên nắm những kiến thức một cách sáng tạo vận dụng công cuộc đổi mới của đất nước làm tăng trưởng kinh tế, xã hội ngày càng tốt đẹp, đời sống tinh thần ngày càng phong phú. Xây đắp nên diện mạo mới này là công sức của toàn Đảng, toàn dân, trong đó đội ngũ trí thức nói chung, đội ngũ các nhà khoa học xã hội nhân văn nói riêng. Trong những năm qua trí thức khoa học xã hội và nhân văn đã thể hiện vai trò nổi bật của mình trong công cuộc đổi mới để phát triển đất nước, biểu hiện tập trung trên các lĩnh vực sau: Một là, trí thức khoa học xã hội và nhân văn tham gia vào việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao về khoa học xã hội và nhân văn. Hai là, trí thức khoa học xã hội và nhân văn tham gia trực tiếp vào việc nghiên cứu các đề tài, các chương trình ở cấp vĩ mô, góp phần cung cấp những luận cứ khoa học cho Đảng và Nhà nước để hoạch định đường lối và chính sách phát triển.
Ba là, trí thức khoa học xã hội và nhân văn với tư cách là các nhà khoa học, các chuyên gia đầu ngành có tiếng nói phản biện, tư vấn, dự báo về đường lối, chính sách, kể cả luật pháp của Đảng và Nhà nước, góp phần làm chính xác hóa những quyết sách liên quan đến phát triển kinh tế - xã hội, phát triển con người của chủ thể cầm quyền. Bốn là, trí thức khoa học xã hội và nhân văn là cầu nối trong quan hệ đối ngoại, góp phần đa dạng hóa quan hệ ngoại giao với các nước, các dân tộc trên thế giới.
Cùng với các môn khoa học xã hội và nhân văn, giảng dạy các môn khoa học tự nhiên sẽ cung cấp cho học viên hiểu được những lý luận về vũ trụ qua các quy luật hoặc định luật về tự nhiên. Bởi vì, các môn khoa học tự nhiên tạo nên cơ sở cho các khoa học ứng dụng. Các khoa học tự nhiên và ứng dụng lại được phân biệt với các ngành khoa học xã hội, nhân văn và nghệ thuật. Các ngành Toán học, Thống kê và Tin học cung cấp nhiều công cụ và khung lý thuyết được sử dụng trong các ngành khoa học tự nhiên.
Như vậy, giảng dạy các môn khoa học xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên cho học viên hệ cao cấp ở các Trường Chính trị và Hành chính Lào đã tự khẳng định được vai trò, trách nhiệm của mình trong sự nghiệp phát triển đất nước.
Giảng dạy hai môn Lịch sử Đảng; Tuyên truyền đường lối chính sách của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào và giáo dục truyền thống dân tộc, truyền thống cách mạng là hai bộ môn cũng được coi như là các môn khoa học Mác - Lênin. Đảng Nhân dân Cách mạng Lào lấy chủ nghĩa Mác - Lênin làm nền tảng tư tưởng, làm kim chỉ nam cho mọi hành động. Bởi vậy, nội dung giáo dục ở các Trường Chính trị và Hành chính Lào không thể thiếu được việc giảng dạy Lịch sử Đảng Nhân dân Cách mạng Lào và Tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước CHDCND Lào. Đây là nội dung mang tính thực tiễn cao của nội dung giáo dục ở các Trường Chính trị và Hành chính Lào, nội dung này nhằm làm sáng tỏ sự vận dụng đúng đắn, sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin trong từng giai đoạn phát triển của cách mạng Lào.
Giảng dạy lịch sử Đảng Nhân dân Cách mạng Lào còn góp phần phê phán một cách sinh động những quan điểm cơ hội, phản bội chủ nghĩa Mác - Lênin bằng cách phân tích, so sánh cụ thể trong tình hình cụ thể đường lối mácxít-lêninít với những quan điểm sai trái, phản động nhằm khẳng định đường lối, chính sách đúng đắn, sáng tạo của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào.
Giáo dục truyền thống dân tộc, truyền thống cách mạng là một nội dung trong giáo dục ở các Trường Chính trị và Hành chính Lào, nhằm giải quyết mối quan hệ giữa truyền thống và hiện tại. Con người bao giờ cũng mang trong mình một di sản truyền thống nhất định và luôn luôn phải đối mặt với cuộc sống hiện tại. Với con người, hiện tại không bao giờ đứt đoạn với quá khứ và luôn hướng tới tương lai. Giáo dục nói chung là cầu nối giữa hiện tại với quá khứ và tương lai. Do đó giáo dục truyền thống dân tộc, truyền thống cách mạng trở thành một nội dung kết hợp, xuyên suốt của quá trình
giáo dục lý luận Mác - Lênin trong giáo dục truyền thống dân tộc phải hết sức coi trọng truyền thống cách mạng của nhân dân Lào tạo nên, nhất là từ khi có sự lãnh đạo của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, bởi vì đó chính là giá trị văn hóa kết tinh truyền thống dân tộc trong thời đại mới. Giáo dục truyền thống dân tộc, truyền thống cách mạng được thực hiện thông qua từng bài giảng của giảng viên, các hoạt động ngoại khóa nhằm góp phần nuôi dưỡng ý chí cách mạng, tình cảm cách mạng ở mỗi học viên… Trong khuôn khổ luận án này, chỉ tập trung nghiên cứu vấn đề giáo dục lý luận Mác - Lênin cho học viên ở các Trường Chính trị và Hành chính Lào chủ yếu thông qua việc dạy và học ba môn khoa học Mác - Lênin đó là: Triết học Mác – Lênin, Kinh tế chính trị Mác - Lênin, Chủ nghĩa xã hội khoa học.
Như vậy, các môn khoa học Mác - Lênin được đưa vào giảng dạy cho học viên hệ cao cấp ở các Trường Chính trị và Hành chính Lào tuy có đối tượng, phương pháp và nội dung nghiên cứu riêng, nhưng đều nhằm mục đích chung là trang bị cho học viên một hệ thống lý luận khoa học tiên tiến, mang bản chất của giai cấp công nhân, thể hiện lý tưởng đúng đắn của chủ nghĩa Mác - Lênin, học viên có niềm tin và tin tưởng vào đường lối, chính sách của Đảng, tin tưởng vào con đường từng bước xây dựng đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội ở Lào.