4.2. GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC LÝ LUẬN MÁC - LÊNIN CHO HỌC VIÊN HỆ CAO CẤP Ở CÁC
4.2.2. Từng bước xây dựng đội ngũ giảng viên các bộ môn khoa học Mác - Lênin đủ về số lượng, bảo đảm về chất lượng
Để đáp ứng yêu cầu nâng cao hiệu quả giáo dục lý luận Mác - Lênin cho học viên hệ cao cấp ở các Trường Chính trị và Hành chính Lào hiện nay cần phải nâng cao chất lượng và hiệu quả giảng dạy và học tập các môn khoa học Mác - Lênin. Với tư cách là chủ thể của quá trình dạy học, giảng viên Mác - Lênin là yếu tố rất cơ bản quyết định chất lượng và hiệu quả giảng dạy các môn khoa học Mác - Lênin, đội ngũ giảng viên ở các Trường Chính trị và Hành chính Lào là người tiếp tục hình thành trong mỗi học viên một thế giới quan, một hệ tư tưởng chính trị đúng đắn qua những bài giảng trực quan và sinh động của mình. Để hoàn thành nhiệm vụ, cần thiết phải xây dựng đội ngũ tri thức Mác - Lênin đáp ứng yêu cầu hiện nay về số lượng và chất lượng, có trách nhiệm và lương tâm nghề nghiệp, tập trung hết trí tuệ vào sự nghiệp
“trồng người" của mình. Cần đẩy mạnh công tác xây dựng, đào tạo và bồi dưỡng hướng tới giải quyết một cách cơ bản tình trạng vừa thiếu vừa không có chất lượng.
Thứ nhất, cần có kế hoạch tuyển chọn giảng viên các môn khoa học Mác - Lênin phù hợp với nhu cầu của các trường, đảm bảo tuyển dụng giảng viên đúng tiêu chuẩn, đúng chuyên ngành đang cần bổ sung hiện nay là vấn
đề mang tính cấp thiết. Cần bổ sung những giảng viên có khả năng sư phạm, có phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống mới.
Sư phạm là một nghề đặc biệt phải được ưu tiên tuyển chọn và đào tạo nghiêm túc, cần khắc phục tình trạng điều cán bộ từ những lĩnh vực khác về làm giảng viên Mác - Lênin mà không quan tâm đến chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm của người giảng viên.
Giảng viên Mác - Lênin ở các Trường Chính trị và Hành chính Lào, phải là những người nắm bắt được những kiến thức cơ bản về chế độ chính trị và hệ tư tưởng, có lập trường tư tưởng chính trị vững vàng, trung thành với lợi ích của đất nước và nhân dân, đồng thời cũng phải là người gương mẫu về đạo đức lối sống, không lợi dụng chức quyền để tham ô, nhũng nhiễu.
Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, phải ưu tiên tổ chức những đợt thực tập sinh tại các khoa Mác - Lênin, hàng năm ở Học viện Chính trị và Hành chính Lào, nghiên cứu thực tế ở các tỉnh, địa phương và nước ngoài cho các đội ngũ giảng viên Mác - Lênin để tăng cường vốn kiến thức thực tế và cập nhật thông tin trong nước và quốc tế một cách nhanh nhất. Các Trường Chính trị và Hành chính Lào phải có quy định cụ thể về công tác nghiên cứu khoa học của các giảng viên Mác - Lênin. Cụ thể là một khóa học: đối với cao đẳng và cử nhân ít nhất phải có một công trình khoa học được xã hội hóa, đối với thạc sĩ và tiến sĩ phải tham gia nghiên cứu khoa học, ít nhất phải là hai công trình trở lên được xã hội hóa để tránh tình trạng dạy chay như hiện nay.
Thứ hai, cần chuẩn hóa trình độ chuyên môn của đội ngũ giảng viên Mác - Lênin theo quy định chung của giáo dục toàn diện, từng bước thay thế những giảng viên không đủ tiêu chuẩn theo quy định. Căn cứ vào năng lực, uy tín giảng dạy trên thực tế, để phân loại giảng viên có đủ trình độ kiến thức và am hiểu thực tiễn, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nhà nước. Thực hiện chuyên môn hóa giáo viên trong từng môn, người đào tạo môn nào chỉ dạy môn ấy, tránh tình trạng giảng viên vẫn đi dạy
những môn không thuộc chuyên ngành của mình, khắc phục tình trạng giảng viên dạy vượt giờ quá nhiều, mỗi giảng viên phải biết cân đối giữa hoạt động giảng dạy với hoạt động nghiên cứu khoa học và những hoạt động chính trị trong nhà trường và ngoài xã hội. Muốn vậy, các Trường Chính trị và Hành chính Lào phải:
- Xây dựng đội ngũ giảng viên Mác - Lênin cơ hữu. Đội ngũ giảng viên Mác - Lênin được xác định là nòng cốt của trường, đội ngũ này gồm những giảng viên chuyên nghiệp được tiêu chuẩn hóa bằng chất lượng thể hiện bằng cấp, học hàm, học vị năng lực giảng dạy thực tế. Song việc xác định số lượng giảng viên các bộ môn Mác - Lênin định biên cơ hữu ở các Trường Chính trị và Hành chính Lào không nhất thiết phải chiếm tỷ lệ 100% thực hiện nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng mà cần phải có tỷ lệ hợp lý cho số giảng viên kiêm nhiệm.
- Xây dựng đội ngũ giảng viên kiêm nhiệm. Đội ngũ giảng viên kiêm nhiệm là những người được mời tham gia giảng bài theo chuyên đề hoặc thỉnh giảng. Về cơ bản, giảng viên Mác - Lênin kiêm nhiệm vừa có trình độ, kiến thức, năng lực, vừa có kinh nghiệm thực tiễn và thông thạo việc hành chính, vì họ là những người hoạt động thực tiễn trong các cơ quan quảnl ý nhà nước, tuy nhiên lực lượng này cần được bồi dưỡng thêm về phương pháp sư phạm, mặc dù hiện tại họ có trình độ và kinh nghiệm thực tiễn cao, sau một quá trình giảng dạy các trường có thể nhận số giảng viên kiêm nhiệm này và làm giảng viên cơ hữu của trường nếu họ có nguyện vọng xin chuyển về trường công tác và giảng dạy.
Từ nay đến năm 2020 toàn bộ giảng viên của các Trường Chính trị và Hành chính Lào phải được chuẩn hóa, số giảng viên Mác - Lênin chưa đủ tiêu chuẩn và chưa được đào tạo lại; cần có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng theo yêu cầu mới. Số lượng giảng viên cần tăng cường đủ để đảm nhiệm công tác giảng dạy các môn khoa học này.
Thứ ba, phải xây dựng lòng yêu nghề, sự say mê công việc để tạo động lực cho đội ngũ giảng viên Mác - Lênin làm việc nhiệt tình hơn, đây là vấn đề có ý nghĩa thiết thực để nâng cao chất lượng giảng dạy các môn khoa học Mác – Lênin. Tuy nhiên, không phải là vào thời điểm nào giảng viên cũng say mê giảng dạy, không ít giảng viên còn thiếu sáng tạo, thiếu nhiệt tình. Sự thiếu đam mê đó tác động đến người học cả về niềm tin lẫn hứng thú học tập, và rõ ràng là kết quả không thể đạt được như mong muốn.
Thứ tư, cần có chính sách quan tâm đến đội ngũ giảng viên Mác - Lênin. Một mặt, số giảng viên này cần phải được hưởng, được đối xử bình đẳng như đội ngũ giảng viên của hệ thống giáo dục quốc dân. Đồng thời phải thấy rõ tính đặc thù của hệ thống đào tạo, bồi dưỡng cán bộ là trình độ, đối tượng có khác, chương trình, nội dung, yêu cầu đào tạo cao hơn, không hoàn toàn thực hiện cơ chế thị trường trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức… Do vậy, cần có chính sách ưu tiên đối với họ.
Thứ năm, tạo điều kiện thuận lợi cho giảng viên được nâng cao trình độ học vấn, đạt được học vị và chức danh khoa học đích thực, tránh xa vào tệ
“bằng cấp” không chất lượng, tăng cường bồi dưỡng về ngoại ngữ, tin học, khả năng sử dụng phương tiện kỹ thuật hiện đại trong giảng dạy, đồng thời cũng tạo điều kiện và đầu tư cho giảng viên Mác - Lênin được đi thực tế, giao lưu với các Trường Chính trị và Hành chính ở các cơ sở để họ tích lũy và am hiểu thực tế. Đây là một trong những yêu cầu cần phải có của đội ngũ giảng viên Mác - Lênin để họ có khả năng gắn lý luận với thực tiễn và đưa ra những ví dụ liên hệ của chính cuộc sống vào bài giảng làm bài giảng phong phú và sát thực tế, bài giảng sẽ hấp dẫn và có tính thuyết phục người học.
Như vậy, để nâng cao chất lượng giáo dục lý luận Mác - Lênin cho học viên hệ cao cấp ở các Trường Chính trị và Hành chính Lào, ngoài việc nâng cao số lượng và chất lượng của đội ngũ giảng viên Mác - Lênin, cần có những biện pháp để tạo động lực nghiên cứu khoa học cho đội ngũ giảng viên ở các
trường nói chung, giảng viên Mác - Lênin nói riêng để bổ sung vào các bài giảng, nhất là phải có bản lĩnh chính trị, có kiến thức xã hội rộng, có khả năng giải quyết những vấn đề lý luận và thực tiễn, tạo điều kiện về vật chất và tinh thần để giảng viên Mác - Lênin không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm của mình.