Mâu thuẫn giữa yêu cầu phải có chương trình, nội dung giáo dục lý luận Mác - Lênin đa dạng, linh hoạt, phù hợp thực tiễn Lào với

Một phần của tài liệu Luận án TS Triết - Vấn đề giáo dục lý luận Mác Lênin cho học viên hệ cao cấp ở các Trường Chính trị và Hành chính nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay (Trang 100 - 103)

3.3. MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA TỪ THỰC TRẠNG GIÁO DỤC

3.3.2. Mâu thuẫn giữa yêu cầu phải có chương trình, nội dung giáo dục lý luận Mác - Lênin đa dạng, linh hoạt, phù hợp thực tiễn Lào với

Nội dung chương trình giảng dạy đóng vai trò quan trọng góp phần quyết định chất lượng dạy và học các môn khoa học Mác - Lênin. Nó ảnh hưởng mạnh mẽ tới ý thức, thái độ học tập của học viên. Vì vậy, xây dựng nội dung chương trình hoàn thiện theo yêu cầu của thực tiễn của đất nước Lào là hết sức cần thiết. Bởi khoa học Mác - Lênin là khoa học hình thành lý tưởng, niềm tin vào cuộc sống và định hướng hoạt động nhận thức cũng như hoạt động thực tiễn của học viên trong quá trình học tập cũng như quá trình công tác. Tuy nhiên, tính hướng đích của môn học Mác - Lênin này trong thực tế có hiệu quả chưa cao. Từ nhiều năm nay, việc biên soạn giáo trình các môn khoa học Mác - Lênin vẫn còn nhiều hạn chế, chưa đảm bảo nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, còn lạc hậu chưa theo kịp sự phát triển của thực tiễn, của khoa học hiện đại.

Thực tế cho thấy, có những vấn đề lý luận Mác - Lênin còn nhiều hạn chế, lạc hậu về nội dung chưa phản ánh kịp sự biến đổi của thực tiễn. Cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại trên thế giới, đã tác động mạnh mẽ, làm biến đổi mọi mặt của đời sống xã hội, làm cho nó phát triển với tốc độ

cao. Nhiều vấn đề của thực tiễn đòi hỏi phải giải quyết trên phương diện lý luận của khoa học Mác - Lênin. Chẳng hạn, như vấn đề sự sống trên vũ trụ, nảy sinh con người dưới ánh sáng của khoa học hiện đại như thế nào, vấn đề kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; vấn đề đạo đức trong nền kinh tế thị trường; vấn đề độc lập dân tộc trong xu thế hội nhập hiện nay; bình đẳng giữa các dân tộc; vấn đề giai cấp và đấu tranh giai cấp… Những vấn đề đó đòi hỏi các bộ môn khoa học Mác - Lênin phải giải quyết, nội dung chương trình cũ chưa giải thích hết được những vấn đề mới mẻ, chưa có những nghiên cứu một cách khái quát, lý giải những thành tựu mới của khoa học hiện đại và thực tiễn trong điều kiện mới.

Hiện nay, nội dung chương trình thường nặng về trình bày những nguyên lý, quy luật, các phạm trù của các môn khoa học Mác - Lênin, phần lớn nội dung thường nặng về thuyết minh, liệt kê các chủ trương, đường lối của Đảng, xem nhẹ sự luận giải khoa học những quan điểm đó và nội dung ít chú ý tới tính thực tiễn của đất nước. Từ nhiều năm nay, các Trường Chính trị và Hành chính Lào chỉ có một giáo trình xuất bản từ năm 1996 làm cơ sở để áp dụng cho tất cả các đối tượng, giáo trình còn ít ví dụ thực tiễn cuộc sống để chứng minh cho tri thức lý luận Mác - Lênin. Kiến thức đưa vào các môn trong chương trình quá tải so với trình độ và khả năng tiếp nhận của học viên, nhất là cán bộ dự nguồn cấp cơ sở hiện nay, cán bộ công tác ở địa phương vùng sâu vùng xa và cán bộ người dân tộc thiểu số. Tương quan giữa khối lượng kiến thức lý luận cơ bản với khối lượng chuyên môn công tác còn chưa cân đối, trong khi các đối tượng này học xong chương trình là phải về công tác thực tiễn.

Kết cấu nội dung bài giảng ở từng môn học còn mang tính một chiều, chủ yếu nói lên quan điểm chính diện, không đề cập đến quan điểm phản diện. Giảng viên chưa mạnh dạn đưa các quan điểm phản diện vào giáo trình

để phê phán, vì vậy nếu vấn đề được đặt ngược lại thì đôi khi cả giảng viên và học viên đều lúng túng, không trả lời được.

Việc phân bố thời gian cho các khâu trong quy trình đào tạo còn nặng về lên lớp lý thuyết, chưa chú trọng bố trí thời gian tự học, tự đào tạo của học viên. Đặc biệt thời gian dành cho thực tế còn quá ít chưa đáp ứng được nhu cầu công tác thực tiễn của cán bộ cơ sở. Điều này dẫn đến tình trạng giáo viên giảng lý thuyết suông, học viên tiếp thu một cách thụ động, máy móc, học chay và trông chờ vào giảng viên, đến khi làm bài kiểm tra, bài thi nội dung gần như “của thầy trả lại thầy”.

Về phía nhà trường, khi triển khai thực hiện nội dung chương trình lại cứng nhắc, quá rập khuôn, mặc dù vẫn biết có nhiều bất hợp lý nhưng chưa mạnh dạn điều chỉnh, bổ sung hay kiến nghị lên cấp trên để thay đổi cho phù hợp với những đòi hỏi mới của tình hình thực tiễn vì cho đây là chương trình mang tính pháp lệnh, bắt buộc.

Mặt khác, nhà trường cũng chưa chủ động cùng với các ngành có liên quan bàn bạc, đề xuất, tham mưu cho Đảng và Ban lãnh đạo Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia Lào để có những chỉ đạo cụ thể. Ví dụ như cần bổ sung kiến thức liên quan đến tình hình địa phương, liên quan đến hoạt động công tác của cán bộ chủ chốt cấp cơ sở. Nội dung này hiện đang phụ thuộc chủ yếu vào sự bổ sung trong từng bài giảng của giảng viên khi giảng bài hoặc quá trình thảo luận, nhưng do thời gian và trình độ, vốn kiến thức thực tiễn của giảng viên quá hạn hẹp nên hiệu quả đạt được cũng không cao. Đây là vấn đề đặt ra cần phải nghiêm túc nghiên cứu và mạnh dạn có những điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp, khắc phục tình trạng mâu thuẫn hiện nay là lượng kiến thức cơ bản, tri thức mới ngày càng lớn và cái nào cũng quan trọng, cái nào cũng rất cần cho người học nhưng thời gian dành cho nó thì chưa tương xứng, trình độ của người học còn hạn chế và chưa đồng đều.

Do vậy, nội dung chương trình không kích thích được người học say mê, hứng thú, nghiên cứu và học tập, không làm rõ được vai trò, tầm quan trọng của các bộ môn khoa học Mác - Lênin đối với nghiên cứu các môn học chuyên ngành của họ.

Một phần của tài liệu Luận án TS Triết - Vấn đề giáo dục lý luận Mác Lênin cho học viên hệ cao cấp ở các Trường Chính trị và Hành chính nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay (Trang 100 - 103)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(144 trang)
w