Về định danh số và xây dựng hệ sinh thái số

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động của dịch vụ ngân hàng điện tử đến kết quả hoạt động của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 78 - 81)

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ VÀ TÁC ĐỘNG CỦA DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ ĐẾN KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG

2.4. Kinh nghiệm quốc tế trong phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử hướng tới mô hình ngân hàng số nhằm nâng cao kết quả hoạt động ngân hàng

2.4.1. Về định danh số và xây dựng hệ sinh thái số

Kinh nghiệm của Ấn Độ

Có thể thấy định danh số là cốt lõi của quá trình chuyển đổi số hóa các dịch vụ tài chính ngân hàng. Đây thực sự là thách thức với những nước đang phát triển do người dân thiếu dữ liệu lưu trữ định danh chính thống. Kinh nghiệm từ Ấn Độ đã áp dụng thành công xây dựng định danh số - Chương trình quốc gia India Stack đột phá trong hệ sinh thái kỹ thuật số và khởi nghiệp Ấn Độ. Chương trình quốc gia India Stack không chỉ giải quyết các thách thức lớn mà Chính phủ Ấn Độ gặp phải, đồng thời mở ra cơ hội phát triển của hệ sinh thái kỹ thuật số. Quá trình xây dựng và phát triển hệ sinh thái kỹ thuật số ở Ấn Độ gợi mở nhiều kinh nghiệm mà các nước đang phát triển như Việt Nam có thể học hỏi.

Trước khi bắt đầu chương trình quốc gia India Stack, Ấn Độ đối mặt hệ thống dịch vụ công không đồng đều và không hiệu quả. Ấn Độ hiện là quốc gia đông dân thứ hai thế giới, với trên 1,3 tỷ người, trong đó 65% dân số sống ở khu vực nông thôn, hầu như không tiếp xúc với các dịch vụ công nghệ, NH. Điều này tạo ra thách thức không nhỏ đối với chính phủ trong việc cung cấp các dịch vụ y tế, giáo dục, thực phẩm cho toàn bộ công dân của mình. Có thể nói rằng, vấn đề lớn nhất đối với Ấn Độ là tính bao trùm, khi các chính sách từ trước đến giờ gần như chưa bao giờ có thể bao phủ hoàn toàn người dân thuộc mọi thành phần, khu vực và vùng miền khác nhau.

Ngoài ra, hệ thống dịch vụ công của Ấn Độ còn không hiệu quả, nảy sinh gian lận. Ví dụ, nếu một người muốn gia hạn giấy phép lái xe, anh ta buộc phải đến chính xác văn phòng quản lý cơ giới mà anh ta đã đến đăng ký bằng lái lúc đầu để gia hạn. Nguyên nhân là do các dịch vụ công của Ấn Độ dựa vào hệ thống danh tính công dân gắn với vị trí cố định (tương tự như hệ thống hộ khẩu tại Việt Nam). Và vấn đề là hệ thống thông tin này được lưu trữ cục bộ tại từng cơ quan địa phương,

gây khó khăn cho việc truy xuất và sử dụng thông tin đó ở các cơ quan, địa phương khác. Vấn đề về tính bao trùm thông tin không đồng đều đã khiến hệ thống dịch vụ công của Ấn Độ gây ra nhiều lãng phí, cả thời gian và tiền bạc, cũng như nảy sinh các vấn đề gian lận và tham nhũng.

Chính phủ Ấn Độ hiểu rằng cần phải thay đổi cách thức hoạt động của toàn bộ hệ thống cung cấp dịch vụ công, hướng đến một hệ thống mới có tính di động, kiểm soát mức độ và nội dung truy cập, có thể chia sẻ và kiểm chứng được khi cần thiết. Giải pháp duy nhất là tích hợp kỹ thuật số và điều này đã dẫn đến sự ra đời của Aadhaar- chương trình nhận dạng kỹ thuật số sinh trắc học, vào năm 2009. Hệ thống xác thực danh tính Aadhaar bao gồm các thông tin cơ bản như tên, địa chỉ, ngày sinh, giới tính, ảnh chân dung và dữ liệu sinh trắc học - dấu vân tay và/hoặc quét mống mắt của mỗi công dân. Mỗi công dân khi đăng ký danh tính thông qua hệ thống Aadhaar sẽ được cung cấp một ID kỹ thuật số duy nhất và vĩnh viễn, gồm 12 chữ số. ID duy nhất này giúp mọi người dễ dàng xác nhận dân dạng mà không cần mang theo tài liệu chứng minh - chỉ cần 12 chữ số ID và quét vân tay.Tuy nhiên, Aadhaar chỉ mới là bước đầu tiên trong chiến lược hướng tới một hệ sinh thái kỹ thuật số, kinh tế phi tiền mặt của Ấn Độ.

Với nền tảng là Aadhaar, Ấn Độ đã xây dựng chương trình India Stack vào năm 2012, đây là Chương trình Ứng dụng mở (API) lớn nhất thế giới với 4 lớp công nghệ riêng biệt: (i) Lớp Phi hiện diện với công cụ Aadhaar đảm bảo rằng mọi cá nhân có thể cung cấp định danh ở bất kỳ nơi đâu và địa điểm nào cho những người được cho phép ; (ii) Lớp Phi giấy tờ với công cụ eKYC, eSign và Digital Locker cung cấp các giải pháp nhằm xác minh, xác thực, lưu trữ và truy xuất thông tin; (iii) Lớp Phi tiền mặt với các công cụ như UPI (giao diện thanh toán hợp nhất) cho phép thực hiện các giao dịch chuyển tiền trực tiếp lập tức và an toàn mà không cần nhập các thông tin chi tiết – Lớp Đồng ý cho phép người dùng kiểm soát việc chia sẻ dữ liệu cá nhân tới các bên liên quan. Với cấu trúc “ngăn xếp” như vậy, India Stack đã tạo ra sự thay đổi đáng kể trong cách chính phủ, doanh nghiệp và người dân tương

tác với nhau. Mở tài khoản NH có thể thực hiện ngay lập tức thông qua Aadhaar với quy trình xác minh eKYC.

NH Axis là NH Ấn Độ đầu tiên cung cấp một quy trình eKYC vào năm 2013, giảm thời gian mở tài khoản NH từ 7-10 ngày xuống chỉ còn 1 ngày. Ngày nay, nhiều NH truyền thống và NH thanh toán được cấp phép ở Ấn Độ cung cấp tài khoản để mở và sử dụng ngay với quy trình eKYC. Phê duyệt khoản vay cũng có thể được hoàn thành trực tuyến khi KH cung cấp sự đồng ý để NH truy cập vào các thông tin, tài liệu cần thiết thông qua Lớp đồng ý và công cụ Digital Locker. Điều này cũng tương tự đối với các bệnh viện, du lịch và khách sạn. Ngoài ra, các khoản vay, giải ngân, thuế, trợ cấp sẽ đến trực tiếp người thụ hưởng thông qua công cụ UPI. Điều này đặc biệt hữu ích đối với những người sống ở nông thôn, vốn vẫn chưa được kết nối với internet, không biết chữ và không sở hữu điện thoại thông minh. Đây sẽ là một kinh nghiệm quý giá đối với những quốc gia như Việt Nam, vốn đang hướng tới hệ thống dịch vụ công ngày càng hoàn thiện và một hệ sinh thái kỹ thuật số.

Kinh nghiệm của Bangladesh

Bangladesh sở hữu một mạng lưới cáp quang tốc độ cao song song với tuyến đường sắt (1.800 km) bao phủ hầu hết các khu vực quan trọng của Bangladesh.

Mạng cáp quang này có thể được sử dụng làm mạng trục chính của hệ thống NHĐT ở Bangladesh. Các nhà khai thác điện thoại di động như Grameen Phone và Ranks ITT của Bangladesh đã sử dụng mạng cáp quang này để tiếp cận ngay cả ở các khu vực nông thôn với các dịch vụ của họ. Điều đáng khích lệ là một số NH tư nhân và nước ngoài đã được sử dụng mạng cáp quang này để thực hiện các giao dịch trực tuyến, dịch vụ ATM và POS.

Các dịch vụ Internet đã đến Bangladesh vào năm 1996, Bangladesh đã tham gia siêu xa lộ thông tin bằng cách kết nối với hệ thống cáp ngầm quốc tế vào năm 2006 và đến năm 2010, tổng cộng có 159 nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) đã kết nối với hệ thống này, trong đó 64 tổ chức đang tích cực cung cấp dịch vụ (Baten and Kamil, 2010). Theo kịch bản này, là một phần trong quyết định của chính phủ

về xây dựng Bangladesh kỹ thuật số, các khả năng hiện tại của ngành CNTT có thể sẽ tăng nhanh trong việc đưa tất cả các dịch vụ được cung cấp qua Internent và điều này sẽ góp phần mở rộng phạm vi dịch vụ NHĐT trên toàn quốc.

Ngoài ra, NH Trung ương Bangladesh đã triển khai các dự án khác nhau để hiện đại hóa hệ thống thanh toán và thanh toán quốc gia bắt đầu từ năm 2009, kéo theo sự phát triển của mạng trực tuyến liên NH. Tất cả các trụ sở chính của các NH truyền thống được yêu cầu kết nối với NH trung ương Bangladesh. Những nỗ lực này sẽ cho phép các NH truyền thống kết nối với nhau để thực hiện các giao dịch trực tuyến liên NH và điều này sẽ làm phát triển mô hình NHĐT ở Bangladesh. Gần đây, chính phủ Bangladesh nhấn mạnh vào việc xây dựng một quốc gia kỹ thuật số, thiết lập công viên CNTT, tăng đầu tư để phát triển cơ sở hạ tầng CNTT, miễn thuế cho các thiết bị ngoại vi máy tính và các biện pháp khác bao gồm chương trình tự động hóa của ngành NH do NH Bangladesh dẫn đầu và cạnh tranh giữa các NH theo lịch trình trong cải thiện dịch vụ KH đã đẩy nhanh triển vọng của dịch vụ NHĐT ở Bangladesh.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động của dịch vụ ngân hàng điện tử đến kết quả hoạt động của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 78 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(225 trang)