CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
3.1. Một số chính sách và quy định pháp luật của Việt Nam về dịch vụ ngân hàng điện tử
Nhằm tạo môi trường pháp lý đầu tiên cho hoạt động TMĐT ở Việt Nam, Luật GDĐT số 51/2005/QH11 đã được Quốc hội khoá XI thông qua đưa ra các quy định về GDĐT trong hoạt động của các cơ quan nhà nước; trong lĩnh vực kinh doanh, thương mại, dân sự và các lĩnh vực khác do. CP cũng ban hành Nghị định số 57/2006/NĐ-CP về TMĐT thừa nhận giá trị pháp lý của chứng từ điện tử trong hoạt động thương mại. Năm 2007, Nghị định số 27/2007/NĐ-CP ngày 23/02/2007 về giao dịch điện tử (GDĐT) trong hoạt động tài chính được ban hành. Tiếp đến CP ban hành Nghị định số 26/2007/NĐ-CP ngày 15/02/2007 quy định chi tiết ‘Luật giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số” và Nghị định số 35/2007/NĐ-CP ngày 08/03/2007 về GDĐT trong hoạt động ngân hàng. Đến năm 2013, Nghị định số 52/2013/NĐ-CP về TMĐT được ban hành thay thế cho Nghị định số 57/2006 thiết lập một trật tự quản lý mới cho các mô hình kinh doanh TMĐT, quy định các ngành nghề bị cấm trên sàn TMĐT, bảo vệ tốt hơn lợi ích của người tiêu dùng. Và từ ngày 31/3/2016, quy định về quản lý hoạt động TMĐT qua ứng dụng trên thiết bị di động được thực hiện theo Thông tư 59/2015/TT-BCT của Bộ công thương.
Các chính sách pháp luật liên quan đến hoạt động dịch vụ NHĐT cũng được Chính phủ chú trọng quan tâm. Để đảm bảo an toàn cho hoạt động dịch vụ NHĐT, NHNN đã ban hành Thông tư 35/2006/TT-NHNN quy định về an toàn, bảo mật cho việc cung cấp dịch vụ ngân hàng trên internet, áp dụng với các TCTD, chi nhánh NH nước ngoài, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán tại Việt Nam. Nghị định số 101/2012/NĐ-CP ngày 12/11/2012 của Chính phủ về TTKDTM quy định phương tiện TTKDTM sử dụng trong giao dịch bao gồm: thanh toán qua thẻ, lệnh
chi, séc, nhờ thu, ủy nhiệm thu và các phương tiện thanh toán (PTTT) khác. Nghị định này cũng cấm các hành vi phát hành, cung ứng và sử dụng các PTTT không hợp pháp.
Nhà nước tiếp tục hoàn thiện hệ thống VBPL, cơ chế chính sách để đẩy mạnh TTKDTM, phù hợp với thông lệ quốc tế và đáp ứng được yêu cầu sử dụng dịch vụ thanh toán của người dân. Ngoài ra các biện pháp nhằm hỗ trợ thanh toán thẻ qua các thiết bị POS cũng được chú trọng. Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 2545/QĐ-TTg 2016 phê duyệt Đề án phát triển TTKDTM tại Việt Nam giai đoạn 2016 – 2020 nhằm tạo ra cơ chế khuyến khích TTKDTM trong nhiều lĩnh vực của nền kinh tế. Tuy nhiên các dịch vụ thanh toán điện tử (TTĐT) hay thanh toán thẻ nói chung cũng tiềm ẩn rủi ro cho NH và cho KH trong quá trình sử dụng dịch vụ.
Đứng trước những vấn đề mất an toàn bảo mật đó, NHNN đã ban hành Chỉ thị số 03/CT-NHNN ngày 10/01/2017 về về tăng cường đảm bảo an ninh, an toàn trong TTĐT và thẻ; qua đó có sự chỉ đạo kịp thời, yêu cầu các TCTD tuân thủ chặt chẽ các quy định của NHNN để hạn chế tối đa các sự cố rủi ro có thể xảy ra. Đến năm 2019, VBHN 10/VBHN-NHNN năm 2019 hợp nhất “Nghị định về TTKDTM” do NHNNVN ban hành quy định chi tiết về hoạt động TTDKTM, bao gồm: mở và sử dụng tài khoản thanh toán; dịch vụ TTDKTM; dịch vụ trung gian thanh toán; tổ chức, quản lý và giám sát các hệ thống thanh toán. Nghị định này là cơ sở pháp lý để các TCTC và ngân hàng tuân thủ thực hiện cung ứng các dịch vụ TTDKTM đảm bảo an toàn giao dịch.
Trong năm 2018, nhằm nắm bắt cơ hội của cuộc CMCN 4.0, Bộ tài chính đã ban hành Nghị quyết 02/BCS năm 2018 Về triển khai ứng dụng công nghệ của CMCN lần thứ 4 trong lĩnh vực Tài chính - Ngân sách, từ đó triển khai các giải pháp cụ thể ứng dụng CNTT toàn ngành Tài chính: phân tích Big Data, ảo hóa máy chủ, đưa công nghệ di động và mạng xã hội cung cấp dịch vụ trực tuyến; bước đầu xây dựng CP điện tử và Tài chính điện tử. Ngoài ra Chính phủ cũng ban hành Nghị định số 130/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật giao dịch điện tử về chữ ký
số và dịch vụ chứng thực chữ ký số, thay thế cho Nghị định số 26/2007/NĐ-CP.
Nghị định quy định chi tiết về chữ ký số và chứng thư số, việc quản lý, cung cấp và sử dụng chữ ký số, chứng thư số và dịch vụ chứng thực chữ ký số, tạo hành lang pháp lý cho hoạt động của nền kinh tế số. Mặt khác, để hướng tới đẩy mạnh thanh toán đối với các dịch vụ công và chi trả các chương trình ASXH qua NH, Thủ tướng CP ban hành Quyết định 241/QĐ-TTg 2018 phê duyệt Đề án đẩy mạnh thanh toán qua NH với dịch vụ thuế, điện, nước, học phí, viện phí. Thông qua đề án, mục tiêu được đặt ra đó là phấn đấu đến năm 2020, 80% giao dịch nộp thuế tại các thành phố thực hiện qua ngân hàng. Cụ thể mục tiêu 70% công ty điện/nước chấp nhận thanh toán hóa đơn tiền điện qua NH; 100% trường đại học, cao đẳng chấp nhận thanh toán học phí qua NH; 50% bệnh viện tại các thành phố lớn chấp nhận thanh toán viện phí qua NH.
Trong thời đại công nghệ số ngày càng phát triển sẽ đi cùng với các mối đe dọa về rủi ro an toàn thông tin ngày càng hiện diện, NHNN đã ban hành Thông tư số 18/2018/TT-NHNN ngày 21/8/2018, quy định về an toàn hệ thống thông tin trong hoạt động NH. Các quy định yêu cầu an toàn TT tối thiểu gồm các nội dung cơ bản sau: Quản lý tài sản CNTT; quản lý nguồn nhân lực; bảo đảm an toàn về mặt vật lý và môi trường lắp đặt; quản lý vận hành và trao đổi TT; quản lý truy cập; quản lý sử dụng dịch vụ CNTT của bên thứ ba và các vấn đề quản lý hệ thống TT. Bên cạnh đó, các tổ chức trung gian thanh toán với việc áp dụng các giải pháp công nghệ vào thanh toán được cho là nhóm đối tượng có nguy cơ cao bị lạm dụng để thực hiện hành vi rửa tiền, tài trợ khủng bố, do chưa tuân thủ chặt chẽ quy định về phòng, chống rửa tiền. Nghị định 87/2019/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2019 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 116/2013/NĐ-CP ngày 04 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống rửa tiền, yêu cầu tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán phải áp dụng các biện pháp phòng, chống rửa tiền như đối với các tổ chức tài chính.