CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
3.3.2. Giá trị giao dịch qua các kênh phân phối điện tử tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
3.3.2.1. Giá trị giao dịch thông qua các kênh phân phối điện tử
Giá trị giao dịch qua ATM
Trong những năm qua, giá trị giao dịch thông qua ATM có sự tăng trưởng không ngừng cho thấy vai trò đáng kể trong sự phát triển của hệ thống thanh toán quốc gia. Tuy vậy, theo thống kê của NHNN, có khoảng trên 85% các giá trị thông qua các giao dịch ATM là để rút tiền mặt; còn lại là giao dịch chuyển khoản và
thanh toán. Có thể thấy rằng, thói quen sử dụng tiền mặt của người dân Việt Nam hiện vẫn còn rất lớn.
Đơn vị: tỷ đồng
Hình 3.15: Giá trị giao dịch thông qua hệ thống ATM giai đoạn 2011 – 2019 Nguồn: Số liệu tổng hợp từ NHNN, 2020 Giá trị giao dịch tăng trưởng đều qua các năm trong giai đoạn 2011 – 2019.
Năm 2011, giá trị giao dịch mới chỉ đạt 632.264 tỷ đồng thông qua 488.271.310 lượt giao dịch thì đến năm 2019, con số này đã tăng lên đến 2.787.557 tỷ đồng cao gấp 5,7 lần so với năm 2011. Trong hai năm trở lại đây, giá trị giao dịch thông qua ATM ghi nhận số lượng lớn chủ yếu đến từ các NH có quy mô lớn hay có sự phát triển dịch vụ NHĐT đi đầu toàn hệ thống. Với mạng lưới ATM lớn nhất hệ thống, Agribank ghi nhận là NH có giá trị giao dịch qua ATM đứng đầu, sau đó là các NH quy mô lớn và vừa: Vietinbank, Vietcombank, Sacombank, Mbbank.
Giá trị giao dịch qua POS
Giá trị giao dịch thông qua hệ thống POS cũng ghi nhận mức tăng trưởng đều qua các năm cùng với sự phát triển của các phương thức thanh toán, cụ thể được minh họa như biểu đồ dưới đây.
Đơn vị: tỷ đồng
Hình 3.16: Giá trị giao dịch NH thông qua POS giai đoạn 2011 – 2019 Nguồn: Số liệu tổng hợp từ NHNN, 2020 Số liệu thống kê cho thấy, từ 2011 đến 2018, giá trị giao dịch TTĐT thông qua POS tăng dần qua các năm. Cụ thể, tại thời điểm cuối năm 2011, số liệu ghi nhận mới giá trị giao dịch qua POS mới chỉ đạt 76.832 tỷ đồng với 15.482.398 lượt giao dịch. Với tốc độ phát triển nhanh qua các năm, tính đến hết năm 2018, lượng giao dịch thanh toán thông qua POS đạt mức 209.177.693 lượt với tổng giá trị ghi nhận là 445.147 tỷ đồng (gấp 13,5 lần về số lượt giao dịch và 5,8 lần về giá trị giao dịch so với năm 2011). Chủ yếu số lượng giao dịch thông qua POS vẫn đến từ hầu hết các NH lớn có hệ thống hạ tầng thiết bị POS được đầu tư và phân bổ sử dụng ở nhiều địa điểm như Maritime bank, Vietcombank, Vietinbank, Sacombank,…
Dựa trên các số liệu ở trên cho thấy, tiềm năng phát triển của giao dịch các dịch vụ NHĐT thông qua hệ thống POS vẫn còn rất lớn và tiếp tục tăng trưởng trong tương lai, hướng đến sự tiếp cận tốt hơn tới dịch vụ NH của người dân hiện nay.
Giá trị giao dịch qua Mobile banking
Với sự tiện ích tối đa mang lại cho người dùng, Mobile banking đã và đang trở thành một trong những dịch vụ dẫn đầu xu hướng mới trong việc TTĐT. Tại Việt Nam, hiện có 45 NH triển khai dịch vụ thanh toán trên các ứng dụng ĐTDD, thu hút số lượng lớn KH sử dụng.
Các NHTM tại Việt Nam liên tục cho ra đời và phát triển các dịch vụ đa dạng cho Mobile banking: dịch vụ báo số dư tự động đến ĐTDĐ, dịch vụ thanh toán trực tuyến, dịch vụ chuyển tiền qua tài khoản, dịch vụ thông tin tỷ giá, lãi suất, chứng khoán... Một số các dịch vụ NH hiện đại khác bao gồm Mở/tất toán tiết kiệm online; chuyển khoản trong/ngoài hệ thống; tìm kiếm vị trí các điểm giao dịch, ATM, POS. Cho đến nay, hầu hết tất cả các NH đều đã triển khai Mobile banking và đây được coi là một kênh phân phối NHĐT phổ biến có tiềm năng phát triển lớn nhất.
Đơn vị: tỷ đồng
Hình 3.17: Giá trị giao dịch NH thông qua ứng dụng trên ĐTDĐ giai đoạn 2015 - 2019
Nguồn: Số liệu tổng hợp từ NHNN, 2020 Có thể thấy, giá trị giao dịch NH thông qua ứng dụng trên Mobile giai đoạn 2011 – 2018 tăng trưởng một cách kỷ lục đặc biệt trong hai năm trở lại đây 2017 – 2018. Năm 2015, giá trị giao dịch mới chỉ đạt 133.933 tỷ đồng với hơn 59 triệu lượt thực hiện giao dịch. Tốc độ tăng tưởng tăng đều qua các năm 2016 và 2017 với tỷ lệ tăng trưởng đều trên 100% xét theo giá trị. Đến năm 2019, theo số liệu báo cáo cuối năm, giá trị giao dịch các dịch vụ thông qua ứng dụng trên điện thoại di động đã đạt mức 5.773.962 tỷ đồng thông qua 552 triệu lượt giao dịch (về giá trị tăng tương ứng 198,4% và 210,4% so với năm 2018). Đây là con số tăng trưởng ấn tượng với sự phát triển đổi mới không ngừng của công nghệ và dịch vụ thanh toán trên nền tảng
ĐTDĐ. BIDV, MBbank và Sacombank là 3 NH được ghi nhận có giá trị giao dịch NH qua điện thoại dẫn đầu các NHTM Việt Nam.
Giá trị giao dịch qua kênh Internet Banking
Với hơn 66,67% dân số sử dụng Internet, dịch vụ Internet banking ở Việt Nam ngày càng phát triển. Đến nay, đã có tổng cộng 78 TCTD cung ứng dịch vụ thanh toán qua internet. Dịch vụ Internet banking ở các NH được triển khai theo các mức độ khác nhau, trong đó đi đầu là dịch vụ của Vietcombank, Techcombank, Sacombank với nhiều dịch vụ cung cấp như chuyển tiền, gửi tiết kiệm, nạp tiền điện thoại, thanh toán hóa đơn trực tuyến...
Đơn vị: tỷ đồng
Hình 3.18: Giá trị giao dịch NH thông qua ứng dụng trên Internet giai đoạn 2015 - 2019
Nguồn: Số liệu tổng hợp từ NHNN, 2020 Giá trị giao dịch tài chính qua kênh Internet cũng có sự tăng trưởng vượt bậc qua các năm. Nếu như tại thời điểm hết năm 2015, giá trị giao dịch mới chỉ đạt 5.060.867 tỷ đồng với 83 triệu lượt giao dịch thì đến cuối năm 2019, giá trị giao dịch tài chính qua kênh Internet toàn hệ thống các NH đã đạt con số 22.227.611 tỷ đồng thông qua 255 triệu lượt giao dịch, tăng gấp 4 lần so với năm 2015 về giá trị giao dịch, khẳng định sự phát triển ổn định về kênh dịch vụ Internet banking qua các năm,