Chương 1: MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN
1.2. Các hạng mục công trình của dự án
1.2.2. Các hạng mục công trình bảo vệ môi trường của dự án
- Nguồn tiếp nhận nước mưa: kênh Đồng Bùi
- Hệ thống thoát nước mưa được thiết kế là hệ thống thoát nước riêng hoàn toàn với nước thải. Sơ đồ thu gom nước mưa như sau:
Hình 1. 3. Sơ đồ thu gom nước mưa của CCN Làng Nghề Hữu Bằng Lưu vực thoát nước
Lưu vực thoát nước mưa gồm 3 lưu vực:
+ Lưu vực 1: nằm về phía Bắc thoát ra tuyến kênh Đồng Bùi ở phía Tây của dự án + Lưu vực 2: nằm giữa khu vực thiết kế thoát tuyến kênh Đồng Bùi về phía Tây của dự án
+ Lưu vực 3: nằm về phía Nam tuyến kênh Đồng Bùi về phía Tây của dự án.
Giải pháp thiết kế.
- Thiết kế hệ thống cống tròn thoát nước khẩu độ D=800mm; D=1000mm;
D=1250mm; D=1500mm; D=2000mm và D2200mm có vị trí nằm trên lòng đường, độ dốc dọc thiết kế đáy cống tối thiểu idọc=0,1% (bình quân độ dốc 1/d), trung bình 30m bố trí 01 hố ga thăm, đáy hố ga thấp hơn đáy cống 30cm lắng đọng bùn rác và thuận lợi cho việc duy tu bảo dưỡng sau này.
+ Thu gom nước mặt đường, hai bên vỉa hè chảy ngang đổ vào rãnh ghé, chảy dọc các đến hố thu đặt dọc hai bên tuyến, qua ống cống D=300mm dốc 2% và đổ vào hệ thống thoát nước dọc.
+ Hố ga thu nước: giếng thu nước mưa có tác dụng thu nước từ rãnh ghé chảy về đổ vào đường cống thoát nước dọc. Ga thu có cấu tạo hố chứa cặn sâu 30cm.
+ Hố ga thăm: Theo dõi chế độ nước chảy, bảo dưỡng vệ sinh đường cống, đấu nối đường cống. Hố ga thăm được bố trí tại các vị trí đường cống chuyển hướng, thay đổi độ dốc, đường ống thay đổi tiết diện, và bố trí theo cấu tạo phụ thuộc vào đường kính cống.
+ Kết cấu cống: Ống cống bằng bê tông cốt thép lắp ghép mác 300# đá 1x2cm tải trọng HL93, đế cống (4đế/01 đốt cống dài 2,5m) bằng bê tông cốt thép lắp ghép mác 200# đá 1x2cm; mối nối ống cống bằng gioăng cao su, tại vị trí mối nối dưới đáy thiết kế đế đỡ bằng bê tông đổ tại chỗ mác 150# đá 1x2cm. Phía dưới đệm móng đá dăm loại
+ Hố thu nước: Tường xây gạch không nung vữa xi măng mác 75# dày 22cm; trát tường vữa xi măng mác 75 dày 1,5cm, mũ mố bằng bê tông cốt thép đổ tại chỗ mác 250# đá 1x2cm, móng bằng bê tông xi măng đổ tại chỗ mác 150# đá 2x4cm, Phía dưới đệm đá dăm loại đá có dmax≤6cm dày 10cm đầm chặt. Nắp ga thu bằng composite tải trọng 125kN (12,5 tấn).
+ Hố ga cống dọc: Hố ga thăm bằng bê tông cốt thép đổ tại chỗ mác 250# đá 1x2cm; trên thân ga bố trí bậc thang lên xuống bằng thép; bản ga bằng bê tông cốt thép mác 250# đá 1x2cm; nắp ga bằng gang đúc tải trọng 400kN (40tấn) dạng khung vuông, nắp tròn. Móng bằng bê tông xi măng đổ tại chỗ mác 150# đá 2x4cm.
- Thiết kế 03 cửa xả thoát nước mưa ra hệ thống kênh bằng khẩu độ D2000 và D2200. Kết cấu cửa xả: Đầu cống phía dưới đệm đá dăm loại đá có dmax≤6cm dày 10cm đầm chặt, tường đầu, tường cánh, khe phai, sân cống bằng đá hộc VXM M100#.
Bảng 1. 15. Khối lượng hạng mục thoát nước mưa
STT Danh mục vật tư Đơn vị Khối lượng
1 Cống tròn bê tông cốt thép D800 m 877,9
2 Cống tròn bê tông cốt thép D1000 m 1862,64
3 Cống tròn bê tông cốt thép D1250 m 202,85
4 Cống tròn bê tông cốt thép D1500 m 384
5 Cống tròn bê tông cốt thép D2000 m 417,51
6 Cống tròn bê tông cốt thép D2200 m 216,68
7 Số ống dẫn thu nước mặt D300 m 1413
8 Số hố ga cống D800 cái 36
9 Số hố ga cống D1000 cái 75
10 Số hố ga cống D1250 cái 9
11 Số hố ga cống D1500 cái 14
12 Số hố ga cống D2000 cái 15
13 Số hố ga cống D2200 cái 8
14 Số cửa thu cái 157
15 Khối lượng đào M3 1704,49
Khối lượng đắp trả hố móng M3 568,16
Khối lượng đá dăm (đệm móng cống M3 750,62
Nguồn: Báo cáo nghiên cứu khả thi năm 2023 b. Hệ thống thu gom và thoát nước thải
Các cơ sở hoạt động trong CCN nếu phát sinh nước thải công nghiệp sẽ phải xử lý nước thải công nghiệp đạt QCTĐHN 02:2014/BTNMT quy chuẩn kỹ thuật về nước thải công nghiệp trên địa bàn thủ đô Hà Nội (cột B) trước khi đấu nối vào hệ thống thu gom của CCN. Đối với nước thải sinh hoạt chỉ cần xử lý qua bể tự hoại 3 ngăn và bể tách dầu
mỡ trước khi đấu nối vào hệ thống thu gom nước thải tập trung của CCN.
Toàn bộ nước thải của CCN sẽ được thu gom về 01 hệ thống xử lý nước thải tập trung công suất 700 m³/ngày.đêm bằng công nghệ hóa lý, kết hợp sinh học được xây dựng phía Nam. Nước thải sau khi xử lý đạt QCTĐHN 02:2014/BTNMT quy chuẩn kỹ thuật về nước thải công nghiệp trên địa bàn thủ đô Hà Nội (cột A; Kq=0,9, Kf=1,0) sẽ được đấu nối vào nguồn tiếp nhận là kênh ở phía tây thông qua 01 điểm xả. Tọa độ điểm xả nước thải X = 2304675,20; Y = 584117,78.
Cống thoát nước thải sử dụng với đường kính ống là D300, D400, vật liệu ống uPVC (HDPE). Độ dốc thiết kế là độ dốc kinh tế được tính bằng 1/D đảm bảo vận tốc tự chảy tối thiểu D 0,7 (m/s). Sơ đồ thu gom nước thải tại CCN như sau
Hình 1. 4. Sơ đồ thu gom nước thải tại CCN Làng Nghề Hữu Bằng
Hướng thoát nước: Toàn bộ nước thải được thoát theo hướng từ Tây sang Đông tập trung về trạm xử lý nằm ở phía Đông Bắc của Cụm công nghiệp.
TRẠM XLNT CS
700 M3/NGĐ
Dưới đây là bảng tổng hợp khối lượng hệ thống thu gom nước thải của dự án Bảng 1. 16. Khối lượng hệ thống thu gom nước thải
STT Hạng mục Khối lượng Đơn vị
1 Cống BTCT D300
4319,45 M
2 Ga thăm 224 Ga
3 Trạm xử lý nước thải 1 Trạm Nguồn: Báo cáo nghiên cứu khả thi năm 2023 c. Hệ thống xử lý nước thải
➢ Nhu cầu phát sinh nước thải của dự án
Theo QCVN 01:2021/BXD, lưu lượng nước thải phát sinh được tính tối thiểu bằng 80% lượng nước cấp. Do đó, tại dự án lựa chọn lượng nước thải phát sinh bằng 100%
lượng nước cấp. Lưu lượng nước thải phát sinh tại dự án như sau Bảng 1. 17. Lưu lượng nước thải của dự án
STT Chức năng sử dụng đất
Lượng nước sử
dụng (m³/ng.đ)
Nước thải phát sinh cần xử lý (m³/ng.đ)
Đất xây dựng KCN
A Đất xây dựng trung tâm quản lý điều hành 4,26 4,26 B Đất xây dựng nhà máy, xí nghiệp 355,01 355,01 C Đất xây dựng các công trình kỹ thuật 1,73 1,73
D Đất dịch vụ hỗ trợ và cây xanh - -
1 Đất cây xanh và mặt nước 91,21 -
2 Đất dịch vụ hỗ trợ 54,16 54,16
E Bãi tập kết gỗ, cưa và xẻ gỗ 11,37 11,37
F Bãi đỗ xe 1,36 -
G Đất xây dựng các công trình giao thông 33,31 -
Tổng 629,66 426,53
Như vậy, tổng lưu lượng nước thải cần xử lý của dự án là 394,1 m³/ngày đêm Chủ đầu tư sẽ xây dựng 01 trạm xử lý nước thải tập trung công suất 700 m3/ngđ đặt tại phía nam của dự án bằng công nghệ hóa lý kết hợp vi sinh. Nước thải sau xử lý
đảm bảo đạt quy chuẩn QCTĐHN 02:2014/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật về nước thải công nghiệp trên địa bàn thủ đô Hà Nội (cột A; Kq=0,9, Kf=1,0).
Chi tiết về hệ thống xử lý nước thải của dự án được trình bày trong chương 3 của báo cáo này.
d. Công trình lưu chất thải thông thường
➢ Đối với chủ dự án
- Bố trí 01 khu vực tập kết rác tạm thời, đặt tại ô HTKT có diện tích 50 m2. Khu vực tập kết rác đảm bảo quy định. Tại bãi tập kết, bố trí
+ Trang bị tại 10 xe đẩy có dung tích 0,5 m³
+ Trang bị 10 thùng đựng rác nhựa có nắp đậy kín dung tích 660lít
+ Khu vực tập kết rác có cao độ nền bảo đảm không bị ngập lụt; mặt sàn tránh nước mưa chảy tràn từ bên ngoài vào.
+ Có sàn bảo đảm kín, không rạn nứt, không bị thẩm thấu.
+ Có lắp đặt hệ thống thu gom nước thải dẫn về trạm XLNT của dự án.
+ Có mái che kín nắng, mưa cho toàn bộ khu vực lưu giữ.
- Tại khu vực công cộng, cứ 100m dọc theo tuyến đường nội bộ của CCN bố trí 01 thùng có nắp đậy dung tích 60 lít để thu gom rác. Số lượng thùng rác khoảng 60 thùng.
- Đối với chất thải rắn công nghiệp thông thường: Chất thải phát sinh chủ yếu từ các khu công cộng, dịch vụ. Chủ đầu tư bố trí các thùng rác dung tích 120 lít tại khu vực lưu chứa chất thải rắn thông thường có diện tích 10m² tại khu lưu chứa chất thải rắn ô HTKT.
- Đối với chất thải rắn sinh hoạt: Chủ đầu tư bố trí các thùng rác tại khu văn phòng, trung tâm quản lý điều hành của cụm công nghiệp. Chất thải sinh hoạt phát sinh tại Cụm công nghiệp sẽ được thu gom vào các thùng chứa chất thải dung tích 10-20 lít. Đối với chất thải sinh hoạt như vỏ bao bì thực phẩm, thức ăn thừa, vỏ hoa quả…sẽ được lưu giữ trong thùng rác dung tích 120 lít. Cuối ngày, toàn bộ rác thải phát sinh được thu gom về điểm lưu giữ chất thải tạm thời của dự án.
- Chủ dự án sẽ ký hợp đồng thu gom rác thải sinh hoạt, công nghiệp với đơn vị chức năng thu gom toàn bộ rác thải phát sinh tại các khu vực chủ dự án quản lý (khu vực công cộng và khu vực điều hành CCN). Tần suất thu gom CTR sinh hoạt: hàng ngày; tần suất thu gom CTR công nghiệp: 1 tuần/lần.
- Thường xuyên quét dọn vệ sinh đường nội bộ trong CCN.
- Ký hợp đồng với đơn vị có chức năng thường xuyên nạo vét hệ thống thoát nước mưa (3 tháng/lần); nước thải (1 tháng/lần).
- Kết hợp cơ quan quản lý thực hiện tuyên truyền phân loại CTR tới các doanh nghiệp.
- Ban hành chế tài xử phạt nếu phát hiện các doanh nghiệp đổ thải bữa bãi.
➢ Đối với các nhà máy thành viên
- Phân loại CTR sinh hoạt, CTR sản xuất thông thường.
- Ký hợp đồng với đơn vị có chức năng để xử lý toàn bộ lượng rác thải phát sinh.
- Tuyên truyền cán bộ công nhân nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.
e. Công trình lưu giữ chất thải nguy hại
- Đối với các nhà máy thành viên: Các nhà máy hoạt động trong CCN sẽ tự chịu trách nhiệm trong việc thu gom và xử lý rác thải nguy hại phát sinh tại các nhà máy.
- Đối với chủ dự án:
+ Ban quản lý CCN sẽ bố trí kho chứa rác thải nguy hại diện tích 20 m², kết cấu tường gạch, mái tôn tại khu vực trạm xử lý nước thải để thu gom CTNH phát sinh tại ô HTKT. Kho chất thải bố trí các thùng chứa chất thải có nắp đậy dung tích 120 lít để phân loại chất thải, các thùng được dán mã chất thải tương ứng, biển cảnh báo. Chủ dự án tuân thủ các quy định về quản lý CTNH theo quy định tại điều Điều 71 Nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 và Điều 35 Thông tư 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên Môi trường. Chủ đầu tư sẽ ký hợp đồng với đơn vị có chức năng định kỳ đến vận chuyển đi xử lý.
+ Bùn thải từ trạm XLNT; hệ thống thu gom nước thải: Chủ dự án tuân thủ các quy định về quản lý CTNH theo quy định tại điều Điều 71 Nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 và Điều 35 Thông tư 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên Môi trường. Ký hợp đồng thu gom, xử lý với đơn vị được phép hành nghề, xử lý CTNH theo quy định.
f. Công trình phòng ngừa, sự cố đối với nước thải - Lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải tự động.
- Lắp đặt thiết bị dự phòng: máy bơm...