Đánh giá, dự báo các tác động

Một phần của tài liệu BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG DỰ ÁN HẠ TẦNG KHU CỤM CÔNG NGHIỆP LÀNG NGHỀ HỮU BẰNG (Trang 99 - 114)

3.1. Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong

3.1.1. Đánh giá, dự báo các tác động

3.1.1.1 Đánh giá, dự báo các tác động trong giai đoạn xây dựng có liên quan đến chất thải

Các hoạt động chủ yếu trong giai đoạn thi công xây dựng gồm:

- Giải phóng mặt bằng.

- Phát quang thảm thực vật.

- San nền tạo mặt bằng.

- Xây dựng hệ thống đường giao thông.

- Xây dựng hệ thống cấp nước và phòng cháy chữa cháy.

- Xây dựng hệ thống cấp điện; Xây dựng và lắp đặt hệ thống thông tin liên lạc.

- Xây dựng hệ thống thoát nước thải, nước mưa, trạm XLNT.

Các hoạt động xây dựng từng nhà máy trong cụm công nghiệp sẽ được đánh giá bởi các báo cáo đánh giá tác động môi trường riêng lẻ, vì các hoạt động này diễn ra trong thời gian dài, rải rác nên không gây ra những tác động tích lũy đáng kể.

Các hoạt động trên sẽ phát sinh những nguồn gây ô nhiễm môi trường (nước, đất, không khí) được trình bày cụ thể sau đây:

3.1.1.1.1. Đối với bụi và khí thải a. Nguồn gây ô nhiễm

Nguồn phát thải bụi và khí thải chủ yếu trong giai đoạn này bao gồm:

- Bụi phát sinh do quá trình đào đắp, san gạt mặt bằng

- Bụi và khí thải phát sinh do hoạt động của các phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu, chất thải.

- Bụi, khí thải phát sinh do quá trình đốt cháy nhiên liệu của các phương tiện, máy móc thi công.

b. Tải lượng chất ô nhiễm

b.1. Bụi và khí thải phát sinh khi thi công đào đắp các hạng mục công trình

Bụi phát sinh do quá trình đào bóc lớp hữu cơ và quá trình đắp san nền dự án. Như đã trình bày tại chương 1; khối lượng đào là 213.907,85 m³; khối lượng đắp nền dự án là 1.146.792,87 m³. Ngoài ra, đất cát đào cho các hạng mục cấp thoát nước, trạm XNT, lớp đất hữu cơ sẽ được tận dụng lại để san nền, trồng cây xanh. Vì vậy dự án không phát sinh đất thải.

Như vậy, tổng khối lượng đào đắp các hạng mục của dự án khoảng 213.907,85 m³ + 1.146.792,87 m³ = 1.360.700,72 m³; tương đương với 1768910,94 tấn.

Để tính được lượng bụi phát sinh từ hoạt đào các công trình, báo cáo dựa trên hệ số ô nhiễm của Rapid Inventory techniques in envirnomental pollution.

+ Hệ số phát thải bụi khi đào 1 tấn đất là 0,0134 kg/tấn.

+ Hệ số phát thải bụi khi bốc xúc 1 tấn đất là 0,17 kg/tấn.

Thời gian thi công là 18 tháng; Thời gian làm việc 8 tiếng/ngày; Tổng diện tích dự án 520.492m².

Thay số vào tính toán sẽ có tổng tải lượng bụi từ quá trình đào, bốc xúc đất cát trong khi thi cụng san nền là 30,06 àg/m².s.

Nồng độ bụi phát sinh trong quá trình đào đắp, san nền được tính toán theo mô hình “Hộp cố định” (Nguồn: Noel de Never - Air Pollution Control Engineering) cho nguồn diện như sau:

(3.1) Trong đú: - C: Nồng độ bụi dự bỏo (àg/m³)

- Co: Nồng độ bụi nền, Co = 188,8 àg/m³ (nồng độ bụi nền trung bỡnh trong 3 đợt quan trắc tại chương 2 của báo cáo)

- MAT: Cường độ phỏt thải (àg/m².s) - l: Chiều dài của dự án, l  500 m

- u: Vận tốc gió trung bình (tại bảng chương 2), chọn u = 2,0 m/s.

- H: Chiều cao tác động, chọn H = 5; 10; 70 (m)

Bng 3. 1. Nồng độ bi trong quá trình thi công các hng mc công trình TT Chiều cao tỏc động (m) Nồng độ (àg/m³) QCVN

05:2023/BTNMT

1 5 1691,70

300

2 10 940,24

3 70 296,13

Kết quả tính toán cho thấy nồng độ bụi phát sinh trong quá trình thi công đào hữu cơ và san nền cho thấy nồng độ bụi vượt quy chuẩn QCVN 05:2023/BTNMT tại khoảng cách nhỏ hơn 70 m. Càng lên cao thì nồng độ bụi càng giảm. Vì vậy, để đảm bảo sức khỏe người lao động cũng như chất lượng môi trường xung quanh, chủ đầu tư và đơn vị thi công cần có giải pháp giảm thiểu do tác động này gây ra.

b.2. Bụi và khí thải phát sinh do vận chuyển

Bụi và khí thải phát sinh do quá trình vận chuyển nguyên vật liệu

Theo bảng số liệu về khối lượng vật liệu xây dựng được tổng hợp tại chương 1 (Bảng 1.16) thì tổng lượng nguyên vật liệu phục vụ cho quá trình thi công dự án là

u.H .l C M

C= 0+ AT

1.703.561,1 tấn.

Thời gian thi công là 18 tháng; Thời gian vận chuyển là 9 tiếng/ngày (từ 21 giờ tới 6 giờ sáng hôm sau).

Giả sử dùng xe có trọng tải 15 tấn để vận chuyển thì số lượt xe vận chuyển nguyên vật liệu là 157 chuyến xe/ngày; tương đương với 18 chuyến xe/giờ.

Quãng đường vận chuyển nguyên vật liệu trung bình khoảng 20km.

Bng 3. 2. H s phát thải đối vi ngun thải di động đặc trưng (kg/1000km) Loại xe TSP (Bụi)

(kg/1000km)

CO (kg/1000km)

SO2

(kg/1000km)

NOx

(kg/1000km) Xe ô tô con & xe

khách 0,07 7,72 2,05S 1,19

Xe tải động cơ

Diesel > 3,5 tấn 1,6 28 20S 55

Xe tải động cơ

Diesel < 3,5 tấn 0,2 1 1,16S 0,7

Mô tô & xe máy 0,08 16,7 0,57S 0,14

Nguồn: GS. TSKH. Phạm Ngọc Đăng, Môi trường không khí, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, Hà Nội - 2003 Chú thích: S: hàm lượng phần trăm lưu huỳnh trong nhiên liệu (%), lấy hàm lượng S bằng 0,05(%).

Dựa vào hệ số ô nhiễm tại bảng 3.2, ta sẽ tính được lượng bụi và khí thải từ các phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu thi công như sau:

Bng 3. 3. Tải lượng phát thải do phương tiện vn chuyn nguyên vt liu thi công TT Chất ô nhiễm Hệ số phát thải (kg/1000km) Tải lượng (mg/m.s)

1 CO 28 2,8

2 NO2 55 5,5

3 SO2 20S 0,1

4 Bụi 1,6 0,16

Bụi và khí thải phát sinh do vận chuyển chất thải Toàn bộ lượng đất hữu cơ được tận dụng để trồng cây

Đất đào từ các hạng mục cấp thoát nước, thông tin liên lạc, trạm XLNT được tận dụng để đắp nền nên không vận chuyển đi xử lý.

Chất thải xây dựng của dự án chủ yếu là xà bần khi thi công, không phát sinh đất thải. Theo Quyết định số 1172/QĐ-BXD ngày 26/12/2012 của Bộ Xây dựng Công bố Định mức dự toán xây dựng công trình Phần xây dựng (sửa đổi và bổ sung), khối lượng xà bần được tính bằng 0,5% khối lượng vật liệu xây dựng. Khối lượng vật liệu xây dựng theo bảng 1.16 là 212.730,38 tấn (không tính khối lượng đất đắp nền). Như vậy, khối

lượng xà bần thải là 212.730,38 tấn x 0,5% = 1.063 tấn. Bên cạnh đó còn phát sinh khoảng 54,6 tấn thảm thực vật

Thời gian thi công là 18 tháng; Thời gian vận chuyển là 9 tiếng/ngày (từ 21 giờ tới 6 giờ sáng hôm sau). Như vậy, số lượt xe vận chuyển là 1 chuyến xe/ngày; tương đương với 1 chuyến xe/giờ (sử dụng xe có trọng tải 10 tấn, số lượt xe được làm tròn lên con số nguyên gần nhất).

Quãng đường vận chuyển chất thải về Khu tiếp nhận 6,5ha - Nút giao Pháp Vân - Cầu Giẽ, phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội khoảng 26 km.

Dựa vào hệ số ô nhiễm tại bảng 3.2, ta sẽ tính được lượng bụi và khí thải từ các phương tiện vận chuyển chất thải như sau:

Bng 3. 4. Tải lượng phát thải do phương tiện vn chuyn cht thi khi thi công TT Chất ô nhiễm Hệ số phát thải (kg/1000km) Tải lượng (mg/m.s)

1 CO 1,6 0,202

2 NO2 55 0,397

3 SO2 20S 0,007

4 Bụi 1,6 0,012

Bng 3. 5. Tng tải lượng phát thải do phương tiện vn chuyn TT Chất ô

nhiễm Tải lượng vận chuyển

nguyên liệu (mg/m.s) Tải lượng vận chuyển

chất thải (mg/m.s) Tổng cộng (mg/m.s)

1 CO 2,8 0,202 3,002

2 NO2 5,5 0,397 5,897

3 SO2 0,10 0,007 0,107

4 Bụi 0,16 0,012 0,172

Để đánh giá tác động do việc vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng và đổ thải đến các hộ dân ven tuyến đường vận chuyển, áp dụng công thức mô hình cải biên của Sutton:

𝐂(𝑥) =

0,8E [𝑒

−(𝑧+ℎ)2 2𝑧 + 𝑒

−(𝑧−ℎ)2 2𝑧 ]

σzu (3.2) Trong đó:

+ C: Nồng độ chất ô nhiễm trong không khí (mg/m³)

+ E: Lượng thải tính trên đơn vị dài của nguồn đường trong đơn vị thời gian (mg/m.s):

+ z: Hệ số khuếch tán theo phương z (m) là hàm số của x theo phương gió thổi. z được xác định theo công thức Slade với cấp độ ổn định khí quyển

loại B (là cấp độ ổn định khí quyển đặc trưng của khu vực) có dạng sau đây:

z = 0,53x0,73.

+ x: Khoảng cách của điểm tính so với nguồn thải, tính theo chiều gió thổi.

+ u: Tốc độ gió trung bình (m/s), u =2 m/s (theo bảng 2.4 tính trong trường hợp tốc độ gió trung bình)

+ z: Độ cao của điểm tính (m), tính ở độ cao 0,5 m.

+ h: Độ cao của mặt đường so với mặt đất xung quanh (m), lấy h = 0m.

Bng 3. 6. Nồng độ các cht ô nhim do vn chuyn cht thi và nguyên vt liu TT Khoảng cách

x (m)

z

(m)

CO (g/m³)

SO2

(g/m³)

NO2

(g/m³)

Bụi (muội) (g/m³)

1 5 1,72 1341,45 47,91 2634,99 76,65

2 10 2,84 830,91 29,68 1632,15 47,48

3 20 4,72 505,91 18,07 993,74 28,91

4 50 9,22 260,24 9,29 511,18 14,87

5 100 15,28 157,05 5,61 308,48 8,97

6 200 25,35 94,72 3,38 186,05 5,41

7 500 49,49 48,53 1,73 95,32 2,77

QCVN 05:2023

Trung bình 1h 30.000 350 200 300

Trung bình 24h - 125 40 200

Ghi chú: QCVN 05:2023/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh

Theo kết quả tính toán ở trên cho thấy nồng độ của các thông số CO, SO2, Bụi nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 05:2023/BTNMT. Nồng độ khí NO2 vượt tiêu chuẩn tại khoảng cách từ 15m trở lại. Nồng độ các khí giảm dần theo khoảng cách. Chủ dự án sẽ có biện pháp xử lý cụ thể trong phần sau của báo cáo.

b.3. Khí thải phát sinh từ các thiết bị máy móc khi thi công

Nhiên liệu diezel sử dụng trong quá trình thi công được tổng hợp tại chương 1 là 368 lit/ngày.

Thời gian thi công là 18 tháng. Thời gian làm việc là 8 tiếng/ngày; Diện tích dự án là 520.492 m².

Theo nguồn US-EPA, Locomotive Emissions Standard, Regulatory Support Document, April, 1998 thì tải lượng bụi và khí thải độc hại khi đốt 1 lít dầu diesel như sau:

Bng 3. 7. Tải lượng khí thi độc hi phát sinh t quá trình đốt cháy nhiên liu (du diezel) ca các thiết b thi công

TT Loại khí thải

Định mức thải (g/l)

Tổng lượng khí thải (g/ngày)

Tải lượng phát thải (àg/m².s)

2 SO2 2,8 1030,40 0,07

3 NO2 7,25 2668,00 0,18

4 Bụi, muội 1,8 662,40 0,04

Nồng độ bụi và khí phát sinh do hoạt động của máy móc thi công được tính theo công thức (3.1). Các thông số môi trường nền C0 được lấy theo kết quả trung bình của các đợt phân tích môi trường nền đã trình bày tại chương 2.

Bng 3. 8. Nồng độ cht ô nhim do máy móc trong quá trình thi công TT Chiều cao tác

động (m)

Nồng độ (àg/m³)

CO SO2 NO2 Bụi, muội

1 5 5306,79 137,79 103,15 191,00

2 10 5266,01 136,06 98,67 189,89

3 50 5233,38 134,68 95,08 189,00

QCVN 05:2023/BTNMT 30.000 350 200 300

Ghi chú: QCVN 05:2023/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh

Theo kết quả tính toán ở trên cho thấy nồng độ ô nhiễm của khí thải do hoạt động của máy móc trong quá trình thi công dự án đều nằm trong tiêu chuẩn cho phép theo QCVN 05:2023/BTNMT. Hoạt động này có tác động ở mức độ nhỏ sức khỏe của cán bộ công nhân trên công trường

b.4. Khí thải phát sinh do quá trình rải nhựa

Quá trình thi công các tuyến đường trong CCN có sử dụng nhựa nóng và bê tông nhựa. Nhựa nóng và bê tông thương phẩm do các nhà cung cấp mang đến Dự án và sử dụng các xe chuyên dụng để rải mặt đường. Phương pháp thi công sử dụng bê tông nhựa hạt mịn để thi công tuyến đường sẽ không làm phát sinh khí độc hại như quá trình rải đường bằng nhựa đường truyền thống (vì rải nhựa truyền thống cần phải đun nấu nhựa đường ngay tại khu vực thi công). Bên cạnh đó, thi công tuyến đường bằng bê tông nhựa sẽ giảm được chi phí so với phương pháp truyền thống. Tác động của hoạt động rải bê tông nhựa chủ yếu là phát sinh mùi. Trong giai đoạn này không có dân cư sinh sống nên tác động chủ yếu đến công nhân làm việc tại công trường. Tuy nhiên thời gian chịu tác động ngắn.

Ngoài ra, dự án sử dụng sơn vạch đường nhiệt dẻo sẽ phát sinh hơi mùi độc hại như mùi dầu, gây ảnh hưởng trực tiếp tới công nhân lao động. Mùi sơn sẽ phát tán trong không khí và ảnh hưởng tới sức khỏe của người dân khu vực lân cận cách Dự án khoảng 10 - 20m. Tuy nhiên hoạt động sơn vạch đường tại các tuyến đường diễn ra trong thời gian ngắn, lâu nhất là 3 ngày nên tác động không đáng kể.

3.1.1.1.2. Đối với nước thải

a. Nguồn phát sinh chất gây ô nhiễm

Trong giai đoạn này, nguồn phát sinh chất ô nhiễm gây ảnh hưởng tới môi trường nước bao gồm:

- Nước mưa chảy tràn trong khu vực dự án cuốn theo cặn bẩn, dầu mỡ rơi vãi trên công trường do các phương tiện thi công.

- Nước thải sinh hoạt của công nhân xây dựng chủ yếu phát sinh từ hoạt động sinh hoạt của công nhân tại công trường.

- Nước thải thi công: phát sinh từ quá trình rửa xe, tưới bụi trên công trường.

b. Tải lượng và thành phần chất ô nhiễm b.1. Nước mưa chảy tràn

Trong giai đoạn xây dựng, nước mưa chảy qua khu vực thi công sẽ cuốn theo vật liệu xây dựng, lá cây, dầu mỡ… xuống hệ thống thoát nước của khu vực. Tác động của nước mưa chảy tràn trong giai đoạn thi công có thể được dự báo thông qua vấn đề thải các chất ô nhiễm vào khí quyển. Với đặc trưng của nguồn ô nhiễm môi trường không khí trong hoạt động thi công là bụi và các chất khí độc hại có tính axit (SO2, NOx, CO,…) khi gặp mưa các chất ô nhiễm này hoà tan vào nước mưa, làm cho nước mưa bị nhiễm bẩn. Ngoài ra, do sự hoà tan của các chất khí có tính axit nên nước mưa có thể làm hư hại các vật liệu kết cấu và công trình xây dựng.

Lượng mưa chảy tràn qua dự án được tính theo công thức sau:

Q = F x h (m³/s) (bỏ qua sự thẩm thấu vào đất) Trong đó:

H - Cường độ mưa trung bình tại trận mưa tính toán, mm/h . Theo bảng số liệu ở chương 2, lượng mưa lớn nhất là vào tháng 7/2014 là 550,5 mm/tháng. Theo số liệu thống kê của Viện khoa học thủy văn và môi trường – Bộ Tài nguyên và Môi trường trong “Báo cáo khí tượng nông nghiệp tháng 10/2014” thì lượng mưa ngày lớn nhất ngày là 137mm (vào ngày 17/9) tương đương với lượng mưa tính theo giờ là 5,7mm/h.

F - Diện tích khu vực khu đất F = 520.492m².

Thay các giá trị trên vào công thức, xác định được lưu lượng nước mưa chảy tràn qua khu vực dự án vào khoảng 0,82 m³/s.

Tải lượng chất ô nhiễm trong nước mưa chảy tràn chủ yếu từ nước mưa đợt đầu (tính từ khi bắt đầu hình thành dòng chảy trên bề mặt cho đến 15 - 20 phút sau). Hàm lượng (BOD₅) trong nước mưa đợt đầu thường nằm trong khoảng 35 - 50 mg/l; hàm lượng cặn lơ lửng 1.500 đến 1.800 mg/l.

Lượng chất bẩn (chất không hoà tan) tích tụ lại trong khu vực được xác định như sau:

M = Mmax (1- e-Kzt ) x F (kg) Trong đó:

+ Mmax: Lượng chất bẩn có thể tích tụ lớn nhất tại khu vực dự án + Kz: Hệ số động học tính luỹ chất bẩn, (Kz = 0,2 /ngày);

+ t: Thời gian tích luỹ chất bẩn 60 ngày;

+ F: Diện tích khu vực dự án, F = 51,7 ha.

Vậy lượng chất bẩn tích tụ trong nước mưa đợt đầu sẽ là:

M = 220 x (1 − 2,718-0,2x60) x 51,7 ≈ 10.268 kg.

Số lượng công nhân trên công trường khoảng 100 người trong giai đoạn chuẩn bị và xây dựng. Công nhân không ăn, nghỉ trên công trưởng. Do đó, ước tính lượng nước sử dụng khoảng 45 lít/người/ngày đêm. Lượng nước cấp cho sinh hoạt của công nhân khoảng 4,5 m³/ngày đêm. Lượng nước thải sinh hoạt phát sinh tính bằng 100% lượng nước cấp tương đương khoảng 4,5 m³/ngày đêm.

Thành phần ô nhiễm của nước thải sinh hoạt như sau:

Bng 3. 9. Thành phn và tính chất NTSH (Chưa áp dụng bin pháp x lý) TT Chỉ tiêu Đơn vị Giá trị QCVN 14:2008/

BTNMT, cột B Vượt QCVN (lần)

1. pH - 6-7,5 5 - 9 -

2. SS mg/l 250 100 2,5

3. BOD₅ mg/l 250 50 2,5

4. NH4+ mg/l 70 10 7,0

5. PO43- mg/l 60 10 6,0

6. Dầu mỡ mg/l 30 20 1,5

7. Coliform MPN/100ml 106 5.000 20

Nguồn: TS. Nguyễn Văn Phước, Giáo trình xử lý nước thải sinh hoạt Nhìn bảng số liệu ta thấy giá trị các thông số này đều cao hơn rất nhiều so với QCVN 14:2008/BTNMT cột B. Do vậy, nhằm giảm thiểu ô nhiễm do nước thải sinh hoạt trong giai đoạn thi công sẽ được trình bày tại phần sau của báo cáo.

b.3. Nước thải thi công

- Nước sử dụng trong quá trình trộn nguyên vật liệu không phát sinh nước thải.

- Nước thải rửa xe: được tính bằng 100% lượng nước cấp.

+ Để đảm bảo vệ sinh cho môi trường, tất cả các xe vận chuyển CTR trước khi ra khỏi công trường đều được rửa để hạn chế bụi đất và CTR bánh trên bánh xe tại trạm rửa xe.

Dựa vào hoạt động của các dự án khác nhau, ước tính lượng nước sử dụng để rửa xe vận chuyển là 100 lít/xe/lượt (Nguồn TCVN 4513:1988 – cấp nước bên trong công trình)

+ Tổng số lượt xe vận chuyển nguyên vật liệu và chất thải trong quá trình thi công là 158 lượt/ngày. Lưu lượng nước cấp cho hoạt động rửa xe là 158 lượt xe x 100 lit/lượt = 15,8 m³/ngày. Nước thải từ rửa xe chất thải sẽ chứa nhiều cặn lắng (đất, cát,...), dầu máy.

Nước thải rửa xe sau lắng được tuần hoàn tái sử dụng cho mục đích làm ẩm nền, rửa xe.

- Nước thải từ quá trình rửa dụng cụ thi công như bay, xẻng...trong thời gian thi công cao điểm có khoảng 100 công nhân. Ước tính lượng nước sử dụng cho quá trình này khoảng 0,5 m³/ngày đêm. Thành phần nước thải này sẽ chứa nhiều cặn lắng.

b.4. Đánh giá tác động môi trường do nước thải

Nguồn tiếp nhận nước thải là mương hiện trạng và chảy vào kênh tiêu Đồng Bùi.

Nước thải không được xử lý gây ô nhiễm tại mương.

+ Trong nước thải sinh hoạt có các chất hữu cơ có khả năng bị phân huỷ sinh học cao, do đó làm giảm độ ôxy hoà tan trong nước, ảnh hưởng tới hệ thuỷ sinh vật.

+ Chất rắn lơ lửng trong nước thải thi công, nước thải sinh hoạt: Sự hiện diện của chất rắn lơ lửng trong môi trường nước làm giảm mỹ quan của nước, đặc biệt là làm giảm khả năng truyền quang của nước, do đó ảnh hưởng tới các loại thuỷ thực vật sống ở lớp đáy. Các chất rắn này cũng là giá thể tốt để các sinh vật phát triển. Ngoài ra, hiện tượng lắng đọng của chất rắn lơ lửng theo thời gian làm bồi lấp lòng sông giảm khả năng vận chuyển nước của sông.

+ Các chất dinh dưỡng (Nitơ, Phốt pho) trong nước thải sinh hoạt: ảnh hưởng lớn nhất của hai nguyên tố này đến thuỷ vực tiếp nhận là khả năng gây ra hiện tượng phú dưỡng. Hiện tượng phú dưỡng có thể khiến các loài động vật dưới nước bị chết, gây ra mùi hôi thối, gây ô nhiễm môi trường.

+ Các loại vi khuẩn: Trong nước thải sinh hoạt luôn chứa một lượng vi khuẩn gây tả, lị, thương hàn. Tuỳ theo điều kiện môi trường mà các loại sinh vật này có thể tồn tại trong thời gian dài hay ngắn. Khi nhiễm vào nguồn nước, chúng sẽ có khả năng phát tán và gây bệnh trên diện rộng.

+ Dầu mỡ trong nước thải thi công: Dầu mỡ là những chất có khối lượng riêng nhỏ hơn nước. Đó là những chất nổi, chúng sẽ làm giảm khả năng truyền quang của nước, giảm khả năng hòa tan oxi từ không khí vào nước, gây mất thẩm mỹ và gây ảnh hưởng tới khả năng thoát nước.

3.1.1.1.3. Đối với chất thải rắn a. Nguồn phát sinh

- Chất thải do phát quang sinh khối, dọn dẹp mặt bằng.

- Chất thải xà bần từ quá trình xây dựng như gạch, xi măng, vỏ bao bì, đầu mẩu, thùng gỗ, cót ép, đất đá, cát sỏi…

- Chất thải sinh hoạt của công nhân.

- Chất thải nguy hại: phát sinh chủ yếu từ máy móc thi công.

b. Thành phần và tải lượng b.1. Chất thải xây dựng:

- Chất thải do phát quang sinh khối, dọn dẹp mặt bằng: Trên khu đất thực hiện dự án chủ yếu là đất nông nghiệp nhưng đã không canh tác nên chủ yếu là thảm thực vật, không có công trình xây dựng nào. Lượng sinh khối phát sinh được tính toán dựa vào công thức tính của Ogawa và Kato với hệ số áp dụng khoảng 1,3 tấn/ha. Diện tích đất trồng lúa của dự án khoảng 41,9 ha thì lượng sinh khối phát sinh khoảng 54,6 tấn.

- CTR từ hoạt động đào các hạng mục công trình và đào lớp nền hữu 213.907,85 m3 (đã tính chi tiết tại chương 1) tương đương 278.080,2 tấn được tận dụng đắp các hạng mục công trình, trồng cây, không đổ thải.

- Bùn từ hệ thống kênh mương: Theo khảo sát, lượng bùn trong các kênh mương dầy khoảng 0,2 cm. Diện tích kênh mương 16.406 m2. Như vậy khối lượng bùn phát sinh khoảng 32,8 m3 tương đương khoảng 34,1 tấn. Chủ dự án sẽ thuê đơn vị có chức năng hút và vận chuyển xử lý theo đúng quy định.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG DỰ ÁN HẠ TẦNG KHU CỤM CÔNG NGHIỆP LÀNG NGHỀ HỮU BẰNG (Trang 99 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(286 trang)