Điều kiện kinh tế - xã hội xã Hữu Bằng

Một phần của tài liệu BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG DỰ ÁN HẠ TẦNG KHU CỤM CÔNG NGHIỆP LÀNG NGHỀ HỮU BẰNG (Trang 88 - 91)

Chương 2: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN

2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội

2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội xã Hữu Bằng

Tổng giá trị sản xuất đạt 332,8 tỷ đồng, đạt 100,4 % kế hoạch năm, thu nhập bình quân đầu người ước đạt 43,4 triệu đồng/người/năm. Trong đó:

+ Giá trị sản xuất nông nghiệp: đạt 111,5 tỷ đồng; đạt 99 % so với kế hoạch năm

2019 ;

+ Giá trị sản xuất tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề, xây dựng: đạt 121,5 tỷ đồng;

đạt 101,9% so với kế hoạch năm;

+ Giá trị sản xuất thương mại và dịch vụ: đạt 99,8 tỷ đồng; đạt 100,6% so với kế hoạch năm 2019;

Tại xã Hữu Bằng có các làng nghề truyền thống như giò chả Ước Lễ, bánh chưng, bánh dày, làng nghề nón lá Lâm Xung.

V sn xut nông nghip: Tổng diện tích gieo trồng cả năm đạt 1.152,76 ha, năng suất đạt 8,5 Tấn / ha. UBND đã chỉ đạo HTX XD KHSX, HTX tổ chức thực hiện công tác làm đất gieo cấy khuyến khích xã viên cấy hết diện tích, không để hoang hóa, thường xuyên kiểm tra tình hình sâu bệnh hại cây trồng.

V chăn nuôi, thú y:

- Năm 2020, Ban Chỉ đạo của xã đã xây dựng Kế hoạch và tổ chức thực hiện về công tác phòng dịch, thực hiện tổng dọn vệ sinh tiêu độc môi trường 6 đợt, tiêm phòng dịch đại trà cho đàn gia súc, gia cầm đạt 100%.

+ Tổng đàn trâu bò là: 250 con.

+ Tổng đàn chó: 1090 con.

+ Tổng đàn lợn là: 4179 con, giảm 777 con so với cùng kỳ năm trước.

+ Tổng đàn gia cầm, thủy cầm toàn xã có trên: 86.670 con tăng 4025 con.

Công tác thy li, phòng chng thiên tai:

UBND xã tiến hành kiện toàn Ban chỉ đạo phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn, sẵn sàng ứng phó khi có mưa bão và úng lụt xảy ra phương châm 4 tại chỗ (Chỉ huy tại chỗ, Lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ, Hậu cần tại chỗ). Đồng thời chỉ đạo kiểm tra hệ thống trạm bơm, kênh mương trước mùa mưa bão, làm tốt công tác tu sửa cầu cống, nạo vét kênh mương, đào đắp thủy lợi đối với các tuyến: tuyến kênh trên địa bàn toàn xã kinh phí thực hiện 140 triệu đồng….

V Sn xut dch vụ, thương mi

Các hoạt động thương mại, dịch vụ phục vụ cho sản xuất và đời sống dân sinh đều phát triển. Duy trì chợ Tri Lễ, Ước Lễ và các khu chợ lẻ. Các hộ cá thể kinh doanh, buôn bán cơ bản đáp ứng nhu cầu của nhân dân trong xã. Tổng giá trị sản xuất ngành thương mại dịch vụ ước đạt 113 tỷ đồng.

Công tác quản lý đất đai, tài nguyên môi trường:

- Công tác quản lý đất đai: UBND xã đã quản lý tốt đất đai trên địa bàn, bám sát các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của UBND huyện. Bộ phận địa chỉnh, xây dựng xã phối hợp cùng các cơ sở thôn thường xuyên kiểm tra trên địa bàn, do đó tình hình vi phạm đất đai, trật tự xây dựng không có vi phạm phức tạp phải xử lý. UBND xã đã ban hành quy chế quản lý và sử dụng nghĩa trang nhân dân; quy chế quản lý vùng chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi trên địa bàn xã.

- Công tác vệ sinh môi trường: Tổng dọn vệ sinh môi trường theo định kỳ và theo kế hoạch của UBND huyện; xây dựng điểm tập kết rác thải tại thôn Tri Lễ. Tỷ lệ thu

gom rác thải vận chuyển đi xử lý đạt 90%. Tần suất thu gom vận chuyển CTR đi xử lý 5 ngày/lần. Nước thải từ các hộ dân được xử lý qua bể tự hoại trước khi xả thải ra hệ thống thoát nước của khu vực. Nước thải từ làng nghề đa phần chưa được xử lý triệt để.

- Chương trình nước sạch: Phối hợp với Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường thành phố tổ chức hội nghị tập huấn về sử dụng nước sạch trên địa bàn 05 thôn.

Khảo sát lấy phiếu về nhiệm vụ cung cấp nước sạch trên địa bàn xã theo chỉ đạo của huyện và thành phố. Tỷ lệ cấp nước sạch trên địa bàn xã đạt 100%.

b. Về xã hội

- Công tác thông tin, tuyên truyền: Thường xuyên truyền vận động giáo dục truyền thống cách mạng, đạo đức, lối sống; cổ vũ, động viên cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân phấn đấu thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội - ANQP. Đấu tranh với những quan điểm, hành động sai trái, bảo vệ nền tảng tư tưởng, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; ngăn chặn các biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội.

- Công tác xây dựng đời sống văn hóa: Làm tốt công tác thông tin tuyên truyền hướng dẫn các làng, các thôn hoạt động theo quy ước, thực hiện tốt nếp sống văn hoá, văn minh trong lễ hội, việc cưới, việc tang tỷ lệ hỏa táng người qua đời ngày càng tăng.

- Công tác giáo dục và đào tạo: Công tác giáo dục được quan tâm, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho giáo dục được tăng cường đầu tư. Đảng ủy, UBND xã chỉ đạo các nhà trường thực hiện tốt chương trình, kế hoạch và nhiệm vụ của năm học. Hoàn thành phổ cập cho trẻ Mầm non 5 tuổi, giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập THCS và chống mù chữ. Chất lượng giảng dạy ngày càng được nâng cao, trong năm học 2019- 2020:

+ Trường Mầm non có 3 đồng chí đạt giáo viên giỏi cấp huyện, 04 chiến sĩ thi đua cấp cơ sở, nhà trường đạt danh hiệu “Tập thể lao động tiên tiến”.

+ Trưởng Tiểu học có 02 đồng chí đạt giải 3 và giải khuyến khích giáo viên giỏi cấp thành phố, 01 đồng chí đạt giải khuyến khích cấp Thành phố, 28 đồng chí đạt danh hiệu “Lao động tiên tiến”, 04 chiến sĩ thi đua cấp cơ sở; nhà trường giữ vững danh hiệu trường Chuẩn quốc gia mức độ I và đạt các danh hiệu: “Tập thể lao động tiên tiến cấp cơ sở”, “cơ quan văn hóa năm 2019”,

+ Trường THCS có 03 đồng chí giáo viên giỏi cấp huyện, 04 chiến sĩ thi đua cấp cơ sở và 31 đồng chí đạt danh hiệu “Lao động tiên tiến”.

- Công tác y tế, dân số: Làm tốt công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân, các chương trình y tế cộng đồng như phòng chống sốt xuất huyết, phòng chống dịch sởi,

…Trong năm 2020 đã khám và điều trị cho 3345 lượt người, trong đó chi trả BHYT là 147 triệu đồng. Phối hợp với các Bệnh viện tuyến trên khám bệnh miễn phí cho người cao tuổi. VSATTP trên địa bàn xã được kiểm tra thường xuyên, các hộ SXKD đều phải ký cam kết.

- Công tác Dân số-KHH gia đình: Được nhân dân đa số đồng tình hưởng ứng Pháp lệnh Dân số và các biện pháp kế hoạch hóa gia đình, do đó tỷ lệ sinh con thứ 3 giảm, thu hẹp chênh lệch giới tính. Năm 2020, tỷ suất sinh thô là 10,2% ( đạt chỉ tiêu huyện giao); Tỷ lệ sàng lọc trước sinh đạt 100%; Tỷ lệ sàng lọc sơ sinh đạt 95%. Tổng số sinh năm 2019 là 95 ca (Nam: 48; Nữ: 47).

Nguồn: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị năm 2019 phương hướng nhiệm vụ trọng tâm năm 2020 của Đảng Ủy xã Hữu Bằng.

2.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội huyện Thạch Thất

Huyện Thạch Thất đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. heo Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2022, tổng giá trị sản xuất trên địa bàn ước đạt 31.536.910 triệu đồng, bằng 100,1% kế hoạch năm và tăng 13,6%

so với năm 2021.

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, giá trị sản xuất công nghiệp xây dựng: 69,2%; Thương mại - Dịch vụ: 25%; Nông - Lâm - Thủy sản: 5,8%. Sản xuất công nghiệp duy trì mức tăng trưởng khá, mặc dù ảnh hưởng lạm phát, nhưng trong năm đã có 290 doanh nghiệp, 1.208 hộ kinh doanh được thành lập mới và đăng ký hoạt động.

Chỉ tiêu xây dựng nông thôn mới hoàn thành, tiếp tục được đẩy mạnh và đi vào chiều sâu. Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn năm 2022 ước đạt 1.189.189 triệu đồng, bằng 122% dự toán thành phố giao, bằng 102% dự toán huyện giao. Huyện hoàn thành vượt mức 19/20 chỉ tiêu đề ra với cơ cấu kinh tế bảo đảm chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội đề ra, trong đó, công nghiệp, xây dựng chiếm 69,2%; thương mại, dịch vụ chiếm 25%;

nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản chiếm 5,8%.

Cùng với việc thực hiện Kế hoạch số 254/KH-UBND về kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa huyện Thạch Thất năm 2022 với tổng diện tích 193,7ha của 15 xã, đến nay, 15/15 xã đã ban hành kế hoạch chuyển đổi cấp xã, đạt 100% kế hoạch, tổng diện tích chuyển đổi được 21,6 ha, gồm: Phú Kim, Đồng Trúc và Yên Bình.

Theo đó, huyện đã hình thành được các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung gồm: Vùng sản xuất lúa chất lượng cao quy mô 690 ha tại các xã: Canh Nậu, Dị Nậu, Hương Ngải.

Vùng sản xuất rau an toàn, quy mô 285 ha tại các xã: Tiến Xuân, Hương Ngải, Dị Nậu, Yên Bình, Yên Trung... Vùng sản xuất cây ăn quả giá trị kinh tế cao, quy mô hơn 300ha tại các xã: Bình Yên, Kim Quan, Lại Thượng,... Sau chuyển đổi, đã tạo được các vùng chuyên canh cho giá trị thu nhập cao hơn 5-7 lần so với cấy lúa.

Thạch Thất có 122 sản phẩm làng nghề, sản phẩm nông nghiệp được công nhận đạt chuẩn (One Commune One product - OCOP- mỗi xã phường một sản phẩm) 3 sao và 4 sao. Để bảo đảm "đầu ra" cho sản phẩm, huyện Thạch Thất đã xây dựng chuỗi liên kết các mặt hàng nông sản đặc trưng.

Huyện có tuyến đường 420, đường 419, đường 21 đi qua địa bàn huyện. Đây là điều kiện thuận lợi để thúc đẩy phát triển cho khu vực.

Đánh giá sự phù hợp của địa điểm lựa chọn thực hiện dự án với đặc điểm kinh tế - xã hội khu vực dự án.

Việc đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật đồng bộ để thu hút các hộ gia đình, các doanh nghiệp vào phát triển sản xuất sẽ góp phần tích cực giảm thiểu ô nhiễm môi trường ở xã Hữu Bằng nói riêng và các làng nghề khác trên địa bàn huyện Thạch Thất nói chung.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG DỰ ÁN HẠ TẦNG KHU CỤM CÔNG NGHIỆP LÀNG NGHỀ HỮU BẰNG (Trang 88 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(286 trang)