Chương 1: MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN
1.5. Biện pháp tổ chức thi công
➢ GPMB
GPMB cho các hộ dân bị thu hồi đất có sự phối hợp của 3 tổ chức bao gồm Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Thạch Thất, Công ty Cổ phần Đầu tư và Tư vấn xây dựng Trường An, UBND xã Hữu Bằng. Trách nhiệm của các bên như sau:
Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Thạch Thất sẽ chịu trách nhiệm về việc trích lục nguồn gốc đất đai, kiểm kê lập phương án đền bù giải phòng mặt bằng để trình UBND huyện ra quyết định phê duyệt phương án.
Công ty Cổ phần Đầu tư và Tư vấn xây dựng Trường An chịu trách nhiệm đảm bảo chi phí cho các hộ dân theo phương án đền bù đã được phê duyệt.
UBND xã Hữu Bằng cùng chủ dự án công bố công khai các quyết định thu hồi và bồi thường hỗ trợ tái định cư; tổ chức điều tra hiện trạng xác minh nội dung kê khai đất;
thông báo tới cho các hộ dân bị thu hồi đất ...
Hiện tại, dự án chưa thành lập hội đồng đền bù giải phóng mặt bằng nên các số liệu liên quan đến việc GPMB đưa ra trong báo cáo do chủ đầu tư lấy theo số liệu do Phòng tài nguyên và Môi trường huyện Thạch Thất cung cấp và có thể có sự điều chỉnh khi có số liệu kiểm tra thực tế và tờ khai của hộ dân thu hồi đất.
➢ Chuẩn bị mặt bằng thi công
Công tác chuẩn bị được thực hiện nhằm phục vụ cho hoạt động thi công.
Các nội dung chính bao gồm:
Với diện tích đất nông nghiệp trồng lúa nhưng đã không canh tác nên chủ yếu là thảm thực vật (Cây cỏ phát triển). Lượng sinh khối phát sinh được tính toán dựa vào công thức tính của Ogawa và Kato với hệ số áp dụng khoảng 1,3 tấn/ha. Diện tích đất trồng lúa của dự án khoảng 41,9 ha thì lượng sinh khối phát sinh khoảng 54,6 tấn.
Phá dỡ công trình trên đất: Trên đất không có công trình ngầm, nổi nên không phát sinh CTR từ hoạt động phá dỡ công trình.
Rà phá bom mìn: chủ dự án sẽ tiến hành rà phá bom mìn trên diện tích khoảng 477.838 m2 đất thực hiện đầu tư CCN. Việc rà phá bom mìn sẽ do cơ quan có chức năng thực hiện (sẽ được trình bày tại chương 3 của báo cáo).
Tổ chức công trường thi công xây dựng:
+ Xây dựng hàng rào bảo vệ quanh dự án
+ Cổng ra vào công trường: bố trí 01 cổng vào và 01 cổng ra công trường ở phía Đông Bắc dự án. Tại cổng này sẽ bố trí trạm gác bảo vệ, barie trực 24/24 giờ để kiểm soát tất cả người, xe máy, vật tư ra vào công trường.
+ Cầu rửa xe: xây dựng 01 cầu rửa xe ngay cổng ra công trường. Sau cầu rửa xe cũng bố trí 01 hố ga lắng đất cát và lọc dầu mỡ kích thước hố ga 4 x 4 x 1m, dung tích chứa nước 16 m³
+ Khu phụ trợ thi công: bố trí 01 khu phụ trợ thi công để làm bãi tập kết vật liệu có diện tích khoảng 500 m² và bãi để xe, máy móc thi công khoảng 300 m².
+ Không xây dựng lán trại. Công nhân tự túc chỗ ăn, chỗ nghỉ; lắp đặt 4 nhà vệ sinh di động.
+ Điện thi công: Đấu nối với nguồn điện hiện có trong khu vực thực hiện dự án.
+ Nước cho công tác thi công: Chủ dự án sẽ làm việc với công ty nước sạch xin đấu nối với nguồn nước hiện có trong khu vực.
+ Nước thải từ công trường, nước mưa chảy tràn qua công trường sau xử lý sẽ được thu gom dẫn ra nguồn tiếp nhận cuối cùng là kênh tiêu Đồng Bùi.
Hoạt động chuẩn bị mặt bằng sẽ được hoàn thành trước khi thi công công trình.
b. Biện pháp thi công trong giai đoạn xây dựng
➢ Trình tự thi công + San nền
+ Thi công các công trình: hệ thống cống thoát nước mưa, thoát nước thải, công trình kỹ thuật, hệ thống cấp nước, các ga thu, ga thăm.
+ Thi công nền đường, mặt đường.
+ Thi công hệ thống bó vỉa, hè đường.
+ Trồng cây tạo cảnh quan + Hoàn thiện.
➢ Biện pháp thi công san nền
- Độ dốc san nền i = 0,4%, đảm bảo nước tự chảy, chống ngập lụt.
- Trước khi thực hiện san nền, tiến hành bóc bỏ lớp hữu cơ bề mặt 195.692,63 m³.
Toàn bộ lượng đất bóc hữu cơ này sẽ được chủ đầu tư lưu giữ tại các bãi thải tạm thời trên công trường, che phủ kín bạt tránh phát tán và được tận dụng để trồng cây xanh.
- Sử dụng máy lu, máy san để san nền.
➢ Biện pháp thi công đường giao thông - Thi công nền đường
+ Đào khuôn đường, khuôn hè + Đắp cát nền đường, nền hè
+ Sử dụng máy lu để đầm nén nền đường
- Thi công hạ ngầm hệ thống các đường dây cáp điện, thông tin viễn thông hiện có, đấu nối hạ tầng kỹ thuật chung của khu vực.
- Thi công lớp móng mặt đường bằng vật liệu cấp phối đá dăm (CPĐD)
+ Vận chuyển CPĐD đến hiện trường
+ Rải CPĐD: dùng máy rải CPĐD nếu không có máy rải thì có thể đổ thành đống rồi dùng máy san để rải.
+ Dùng máy lu để đầm (lu nhẹ, lu chặt, lu phẳng)
+ Bảo dưỡng và làm lớp nhựa tưới thấm: lớp nhựa tưới thấm là nhựa pha dầu - Thi công lớp áo đường bê tông nhựa (BTN) chặt rải nóng
+ Chuẩn bị lớp móng (làm sạch, khô, bằng phẳng lớp móng) + Vận chuyển hỗn hợp BTN
+ Lu nèn hỗn hợp BTN - Thi công bó vỉa lát hè
+ Bó vỉa sử dụng cấu kiện đúc sẵn trong nhà máy.
+ Thi công bó vỉa + Lát hè
+ Lát gạch tự chèn
- Thi công các hạng mục tổ chức giao thông:
+ Chuẩn bị vật tư, máy phun sơn.
+ Vạch sơn.
+ Lắp dựng biển báo theo bản vẽ thi công đựơc duyệt.
➢ Biện pháp thi công hệ thống thoát nước
- Đào hố móng của hệ thống thoát nước song song với thi công nền đường.
- Xử lý đáy móng và thi công các lớp đệm
- Lắp đặt các cấu kiện đúc sẵn như ống cống, khối lê và thi công các mối nối - Đắp bù mang cống bằng vật liệu thích hợp.
➢ Biện pháp thi công hệ thống cấp nước
- Đào đất bằng máy đào và thủ công đến độ sâu thiết kế sau đó tiến hành lắp đặt đường ống, lấp cát theo hồ sơ thiết kế và dùng đầm cóc đầm chặt đến độ chặt thiết kế, thử áp, kiểm tra các mối nối, hoàn trả mặt phủ theo thiết kế, cuối cùng dọn vệ sinh mặt bằng.
- Lắp đặt ống: ống từ kho vận chuyển đến vị trí thi công, ống được rải dọc theo tuyến chuẩn bị lắp đặt, dùng nhân lực hạ ống vào vị trí lắp đặt bằng thủ công, sau đó mới tiến hành nối ống.
- Kiểm tra độ kín của ống sau lắp đặt: sau mỗi đoạn dùng máy bơm thử áp lực và đồng hồ đo áp lực để kiểm tra độ kín của đoạn ống đã lắp đặt (áp lực thử độ kín của ống là 6kg/cm²).
- Cát lấp ống: cát được vận chuyển và đổ từng đống dọc tuyến thi công, dùng nhân công và xe cải tiến rải dọc theo tuyến ống. Đầm bằng tay theo từng lớp dày 15-20cm đảm bảo độ chặt theo yêu cầu thiết kế.
- Lấp đất hoàn thiện mặt phủ: Đất được lấp bằng thủ công, đầm bằng đầm cóc, đầm bàn hoàn thiện đảm bảo độ chặt theo yêu cầu.
- Vệ sinh dọn dẹp mặt bằng sau khi thi công xong.
➢ Biện pháp thi công hệ thống cấp điện
- Đối với hạng mục thi công lắp đặt hệ thống cáp ngầm:
+ Đoạn đi dọc theo hè phố cáp được chôn trực tiếp dưới đất ở độ sâu 0,8m và phủ lên bằng lớp cát đen hoặc đất mịn. Phía trên lát gạch chỉ bảo vệ chống tác động cơ học vải rải 1 lớp nylon báo hiệu cáp.
+ Đoạn cáp ngầm qua đường giao thông được luồn trong ống thép hoặc ống nhựa siêu bền HDPE có đường kính 200mm, chiều dài ống đảo bảo dài hơn mép đường về mỗi phía là 1m, đầu ống phải đổ đầy bằng nhựa bitum và sợi đay.
+ Tại vị trí giao chéo giữa đường cáp lực và đường cáp thông tin phải được luồn trong ống nhựa siêu bền 200mm kéo dài mỗi phái 0,5 khoảng cách giữa tuyến cáp điện và cáp thông tin đảm bảo ≥ 0,25m.
+ Tại vị trí giao chéo giữa đường cáp lực và đường ống nước đảm bảo khoảng cách
≥ 0,5m và cáp điện đặt dưới.
+ Khi rải cáp không làm xây sát vỏ bên ngoài và đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật.
+ Trước khi nghiệm thu đóng điện phải thử nghiệm cáp lần cuối.
+ Dọc theo tuyến cáp, sau khi thi công cong chôn cọc mốc báo hiệu cáp theo quy định.
- Đối với hạng mục xây dựng trạm biến áp:
+ Móng cột trạm: dùng 02 móng bê tông đặc loại M-3, bê tông đúc móng mác M150
+ Các xà đỡ, giàn thao tác, giá đỡ thiết bị đều được chế tạo bằng théo hình CT3 và được bảo vệ bằng mạ kẽm nhúng nóng.
+ Trạm được gia cố bằng trụ đỡ chế tạo thép để tăng khả năng chịu lực.
+ Đấu nối trạm biến áp:
Phía trung thế 22kV sử dụng sơ đồ cáp ngầm đến- RMU 24kV 3 ngăn hoặc 4 ngăn (cầu dao phụ tải lộ - cầu dao phụ tải - cầu chì trung thế)- máy biến áp.
Lắp đặt 01 tủ RMU 24kV sử dụng cách điện khí SF6 hoặc chân không có thiết bị báo cháy sự cố, bộ cảm biến nhiệt độ và điện trở sấy, đồng hồ giám sát áp lực khí với cách điện SF6.
Từ tủ RMU sáng máy biến áp dùng cáp Cu/XLPE/DSTA/PVC 1x50mm² hoặc 1 x 70mm² gồm 3 sợi/3 pha.
Từ đầu cực hạ thế của máy biến áp đến tủ hạ thế dùng cáp hạ thế Cu/XLPE/DSTA/PVC 0,6 1x240mm², số lượng cáp tùy theo dung lượng trạm.
+ Tiếp địa trạm biến áp
Bố trí ở hệ thống tiế địa chung cho cả tiếp địa an toàn và tiếp địa làm việc. Tiếp
dài 2,5m đóng sâu dưới mặt đất 0,8m và cách nhau 5. Dây tiếp địa hàn nối các cọc bằng thép dẹt mạ kẽm 40 x4. Dây tiếp địa nhánh bằng thép dẹt mạ kẽm 25 x 4.
Tiếp địa trung tính máy biến áp được nối vào hệ thống nối đất bằng dây đồng mềm nhiều sợi. Tủ cao thế, hạ thế và các phần kim loại không mang điện khác nối đất băng dây đồng mềm nhiều sợi, chỗ nối tiêp địa cần được mạ kẽm và bắt bằng bu lông thép.
Toàn bộ các chi tiết kim loại mà không mang điện của trạm biến áp Kiosk đều được nối đất.
Điện trở tiếp đất của trạm sau thi công đảm bảo trị số Rz ≤ 4.
- Đối với đường điện 22 kV dài 176m và 02 cột điện hiện trạng:
+ Xây dựng mới 02 cột điện
+ Di chuyển đường điện lên cột điện mới + Di chuyển 02 cột điện hiện trạng lên vỉa hè.
➢ Biện pháp thi công hoàn trả mương - Định vị vị trí thi công hoàn trả mương - Tiến hành đào đất
- Xây gạch, đổ lớp bê tông hoàn trả theo đúng thiết kế.
➢ Biện pháp thi công nhà điều hành, khu dịch vụ - Thi công móng: móng cọc bằng máy ép cọc
- Thi công thân, hoàn thiện: theo tiêu chuẩn hiện hành sử dụng nhân công và máy móc trang thiết bị.
➢ Phương án thi công gia cố mái dốc và tường chắn đá hộc - Đào chân móng và mái ta luy theo thiết kế
- Sử dụng đá hộc kè chân móng
- Xây mái bằng gạch, vữa, xi măng theo độ dốc thiết kế.
➢ Phương án di chuyển khoảng 20 ngôi mộ - Sử dụng nhân công, đào mộ
- Di chuyển mộ bằng xe về vị trí an táng mới.
➢ Phương án khớp nối hạ tầng xung quanh
- Thiết kế vị trí khớp nối theo thỏa thuận chuyên ngành với cơ quan quản lý hạ tầng.
- Thi công theo thiết kế được phê duyệt.