Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện

Một phần của tài liệu BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG DỰ ÁN HẠ TẦNG KHU CỤM CÔNG NGHIỆP LÀNG NGHỀ HỮU BẰNG (Trang 134 - 162)

3.2. Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong

3.2.2. Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện

La chọn nhà đầu tư

Lựa chọn các nhà đầu tư ưu tiên những tiêu chuẩn:

- Công nghệ sản xuất tiên tiến, thiết bị mới

- Thuộc các ngành công nghiệp nhẹ, ít gây ô nhiễm

- Khuyến khích các nhà máy, xí nghiệp sử dụng công nghệ tiên tiến, sạch về môi trường, dây truyền sản xuất khép kín, ít chất thải, đảm bảo thực hiện nguyên tắc chung, lựa chọn ngành nghề sản xuất ít ô nhiễm của CCN.

- CCN khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện tiêu chuẩn ISO 14000 nhằm bảo đảm vệ môi trường và hội nhập kinh tế Quốc tế thuận lợi.

Xây dng tiêu chí v bo v môi trường

- Căn cứ vào mục tiêu và quy hoạch xây dựng Dự án, phương hướng chung về bảo vệ môi trường. Chủ đầu tư chủ động đưa ra các quy định về bảo vệ môi trường đối với nhà đầu tư thứ phát dưới dạng các điều khoản trong hợp đồng dân sự, cụ thể là:

- Tiêu chuẩn áp dụng đối với tiếp nhận nước thải sản xuất của các nhà máy thứ cấp khi thải vào hệ thống cống chung trước khi vào trạm xử lý nước thải tại dự án. Nước thải phát sinh tại các nhà máy thứ phát phải xử lý đạt cột B, QCTĐHN 02:2014/BTNMT trước khi xả thải vào hệ thống thoát nước thải chung (tiền xử lý HTXLNT tập trung) của CCN. Nước thải sinh hoạt sau xử lý qua bể tự hoại được phép xả vào hệ thống thoát nước chung của CCN.

- Lập và được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt bảo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc bản cam kết bảo vệ môi trường.

- Các nhà máy thứ cấp cần xử lý khí thải, bụi đạt tiêu chuẩn trước khi thải ra môi trường xung quanh.

- Các nhà máy thứ cấp tự trang bị thiết bị thu gom, vị trí lưu giữ chất thải và ký hợp đồng vận chuyển chất thải nguy hại, chất thải thông thường cho nhà máy,

- Các nhà máy trước khi xây dựng và đưa vào hoạt động phải làm hồ sơ về PCCC và được thẩm duyệt trước khi hoạt động. Tự trang bị thiết bị PCCC và đảm bảo khoảng cách lối đi an toàn cho các phương tiện chữa cháy theo đúng quy định.

- Chăm sóc và bảo vệ hệ thống cây xanh, thảm cỏ, đường giao thông bộ.

- Tổ chức đội ngũ quản lý môi trường tại CCN và các doanh nghiệp (có ít nhất 01 cán bộ phụ trách/nhà máy thứ cấp).

Xây dng quy chế phi hp phòng chng thiên tai, cu ha

- Các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong khu vực dự án bắt buộc phải tham gia và ký cam kết thực hiện quy chế phối hợp trong phòng chống thiên tai và cứu hỏa.

Quy chế này phải được xây dựng dựa trên các tài liệu quản lý, tài liệu chuyên ngành và có ý kiến thỏa thuận của cơ quan quản lý nhà nước địa phương. Chủ đầu tư sẽ là đầu mối thường trực và tổng chỉ huy khi có sự cố xảy ra.

- Biện pháp nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ, công nhân viên trong CCN về bảo vệ môi trường.

- Tuyên truyền vận động, khuyến khích các cơ sở sản xuất áp dụng các chương trình sản xuất sạch hơn và tiết kiệm năng lượng, đồng thời nâng cao ý thức, trách nhiễm của từng cá nhân trong CCN về bảo vệ môi trường.

- Tuyên truyền giáo dục lối sống lành mạnh cho cán bộ, công nhân viên bằng nhiều hình thức như lồng ghép vào các chương trình đạo tạo, tổ chức các buổi giao lưu...

- Thường xuyên mở các lớp tập huấn cách xử lý sự cố môi trường đồng thời dạy, đào tạo và tuyên truyền rộng rãi những vấn đề môi trường tại CCN nói riêng và môi trường khu vực nói chung để mọi người hiểu và có ý thức trong việc bảo vệ môi trường nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của bản thân trong công tác bảo vệ môi trường.

3.2.2.2. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm liên quan đến chất thải trong giai đoạn vận hành của dự án

3.2.2.2.1. Công trình, biện pháp giảm thiểu các tác động đến môi trường không khí

Đối vi bi và khí thi

(i) Yêu cầu đối vi các doanh nghip hoạt động trong CCN

Dự án đi vào hoạt động, biện pháp phù hợp nhất để khống chế ô nhiễm do khí thải công nghiệp là khống chế ô nhiễm ngay tại nguồn phát sinh ra chất thải. Nội dung tổng quát là coi vận hành và quản lý các thiết bị, máy móc cũng như quá trình công nghệ sản xuất tại các cơ sở sản xuất tại đây là một biện pháp để khống chế ô nhiễm môi trường không khí.

- Khí thải phát sinh từ các cơ sở trong cụm công nghiệp sẽ do các Chủ cơ sở tự thu gom và xử lý theo quy định. Yêu cầu các cơ sở hoạt động tại đây lập báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc kế hoạch bảo vệ môi trường với từng nhà máy sản xuất trong khu, đảm bảo khoảng cách ly và vành đai cây xanh theo quy chuẩn xây dựng.

- Thực hiện các giải pháp kỹ thuật nhằm hạn chế ô nhiễm tại các nhà máy sản xuất.

Thực hiện các quy trình công nghệ sản xuất sạch hơn cũng như quy trình xử lý khí thải trước khi thoát ra không khí.

- Thực hiện các quy trình công nghệ sản xuất sạch hơn cũng như quy trình xử lý khí thải trước khi thoát ra không khí. Biện pháp này không những tiết kiệm chi phí cho sản xuất, giảm giá thành sản phẩm mà còn góp phần BVMT:

+ Thay thế nguyên liệu, nhiên liệu: Sử dụng các loại nguyên vật liệu sạch, ít gây ô nhiễm không khí.

+ Thay đổi công nghệ sản xuất: Thay thế bằng công nghệ phát sinh ít bụi, khói thải hơn hoặc không phát sinh bụi, khí thải.

+ Sử dụng các dây chuyền sản xuất khép kín: Sử dụng tuần hoàn toàn bộ hoặc một phần chất thải làm nguyên liệu đầu vào cho sản xuất,….

- Thực hiện giám sát môi trường không khí CCN định kỳ theo quy định của pháp

luật. Thực hiện việc kiểm tra, giám sát các nguồn thải khí, các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm khí thải, bụi, tiếng ồn của các nhà máy, xí nghiệp trong CCN trong phạm vi chức năng theo quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam.

- Áp dụng chặt chẽ biện pháp an toàn phòng chống sự cố (cháy, nổ...) tại các khu vực sản xuất.

- Nhà xưởng được thiết kế có chiều cao hợp lý, có cửa trời để chiếu sáng tự nhiên và thông gió. Các điểm phát sinh nhiệt và bụi được thu bắt, xử lý và thải vào không khí qua các ống khói có chiều cao vượt đỉnh mái nhà tối thiểu 3m.

- Thiết kế hệ thống thông gió cưỡng bức tại các khu vực có bức xạ nhiệt lớn để giảm bớt ô nhiễm nhiệt cho người lao động.

- Xây dựng hệ thống cây xanh và đường giao thông trong khuôn viên nhà máy.

- Quy định các xe vận chuyển chở đúng trọng tải theo quy định. Định kỳ bảo dưỡng, kiểm tra. Xe vận chuyển phải đảm bảo về tiêu chuẩn khí thải theo quy định tại

“Quyết định số 16/2019/QĐ-TTg ngày 28/03/2019 của Thủ tướng Chính phủ về quy định lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.

- Xây dựng kế hoạch định kỳ kiểm tra, bảo dưỡng, thay thế hoặc đổi mới các máy móc thiết bị sản xuất kịp thời nhằm tránh gây rò rỉ các chất ô nhiễm, các chất độc hại ra môi trường, hạn chế các nguy cơ gây cháy nổ.

- Yêu cầu các doanh nghiệp cơ sở hoạt động tại CCN nếu có phát sinh khí thải phải tự xử lý khí thải đạt tác tiêu chuẩn, quy chuẩn QCTĐHN 01:2014/BTNTM và QCVN 05:2023/BTNMT và QCVN 20:2009/BTNMT.

Các biện pháp do chủ dự án thực hiện Đối với chủ dự án

- Chủ dự án sẽ trồng cây xanh xung quanh CCN để cách ly với khu dân cư góp phần nâng cao chất lượng môi trường và tạo cảnh quan cho toàn CCN. Cây xanh được bố trí xung quanh CCN làm cây xanh cách ly; Trồng cây xanh giữa ranh giới của 2 lô đất, tránh các vị trí lối ra vào và các công trình hạ tầng kỹ thuật trên hè; Trồng xanh dọc theo tuyến đường nội bộ trong CCN. Diện cây xanh của dự án khoảng 47.773 m² chiếm 10,0% diện tích đất dự án). Theo QCVN 01:2021/BXD và Thông tư 31:2016/TT-BTNMT thì diện tích cây xanh tối thiểu đạt 10%. Như vậy, diện tích bố trí cây xanh của dự án đáp ứng được yêu cầu hiện hành.

- Thường xuyên tưới nước làm ẩm tại các tuyến đường xung quanh cụm công nghiệp. Tần suất tưới nước 01 lần/ngày.

- Xây dựng các phương án phân luồng, điều tiết giao thông hợp lý để giảm thiểu khả năng ùn tắc, đảm bảo vận tốc tối ưu khi lưu thông.

Gim thiểu tác động ti cửa hàng xăng dầu

- Cửa hàng xăng dầu thiết kế đường vào, ra cho các phương tiện hợp lý.

- Yêu cầu nhân viên tập trung vào công việc trong quá trình bơm xăng cho khách, tránh tràn xăng dầu ra bên ngoài

- Bố trí quạt công nghiệp và trang bị bảo hộ lao động cho nhân viên.

Gim thiểu tác động tại khu lưu giữ cht thi - Vệ sinh kho lưu giữ rác thải hàng hàng

- Thu gom CTR hàng ngày.

3.2.2.2.2. Công trình, biện pháp giảm thiểu các tác động đến môi trường nước a. Biện pháp thu gom và thoát nước thải.

Hệ thống thoát nước mưa và hệ thống thu gom, xử lý, thoát nước thải phải được tách riêng theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 5 của Thông tư số 31/2016/TT-BTNMT ngày 14/10/2016 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về bảo vệ môi trường cụm công nghiệp, khu kinh doanh, dịch vụ tập trung, làng nghề và cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Lắp đặt ống UPVC (HDPE)-D300 dài 1755m; đường ống UPVC (HDPE)-D400 dài 5003m; Ống có áp (UPVC-HDPE) dài 202m để thu gom toàn bộ nước thải sản xuất, sinh hoạt của các doanh nghiệp về trạm XLNT tập trung.

Chủ đầu tư hạ tầng sẽ quy định tiêu chuẩn thỏa thuận đấu nối nước thải vào Trạm xử lý nước thải tập trung của cụm công nghiệp như sau:

- Đối với nước thải sinh hoạt phát sinh từ các nhà máy thành viên và nước thải sinh hoạt của BQL CCN sẽ được xử lý sơ bộ bằng bể tự hoại, nước thải nhà bếp phải qua bể tách mỡ trước khi thoát vào hệ thống thu gom nước thải của CCN.

- Chủ đầu tư quy định đối với nước thải sản xuất của các nhà máy thành viên trong CCN sẽ phải xử lý đạt tiêu chuẩn theo QCTĐHN 02:2014/BTNMT quy chuẩn kỹ thuật về nước thải công nghiệp trên địa bàn thủ đô Hà Nội (cột B) trước khi đấu nối vào hệ thống thu gom của CCN. Chủ đầu tư kết hợp cùng cơ quan chức năng thường xuyên kiểm tra việc xả thải của CCN. Nghiêm cấm hành vi xả nước thải chưa xử lý đạt quy chuẩn vào mương. Chủ đầu tư sẽ có quy định cụ thể yêu cầu các đơn vị đầu tư thứ cấp phải nộp kết quả quan trắc môi trường định kỳ của các cơ sở sản xuất hoạt động trong CCN.

Toàn bộ nước thải của CCN sau khi được xử lý sơ bộ đạt tiêu chuẩn thỏa thuận đấu nối nước thải sẽ được thu gom về 01 hệ thống xử lý nước thải tập trung công suất 500 m³/ngày.đêm bằng công nghệ hóa lý, kết hợp vi sinh được xây dựng phía Nam.

Nước thải sau khi xử lý đạt QCTĐHN 02:2014/BTNMT quy chuẩn kỹ thuật về nước thải công nghiệp trên địa bàn thủ đô Hà Nội (cột A; Kq=0,9, Kf=1,0) sẽ được đấu nối vào nguồn tiếp nhận là kênh Đồng Bùi.

Dự án có 01 điểm xả nước thải ra kênh Đồng Bùi b. Công trình xử lý nước thải.

Trạm xử lý nước thải tập trung của CCN Làng nghề Hữu Bằng có công suất 700 m3/ngày đêm được xây dựng tại ô HTKT, có diện tích 3.460 m². Trạm xử lý nước thải tập trung được xây dựng bằng BTCT, modul hóa lý và sinh học chia thành 2 modul, mỗi modul 350 m3/ngđ.

Chất lượng nước thải sau xử lý của CCN Làng nghề Hữu Bằng đạt QCTĐHN 02:2014/BTNMT quy chuẩn kỹ thuật về nước thải công nghiệp trên địa bàn thủ đô Hà Nội (cột A; Kq=0,9, Kf=1,0).

* Cơ sở đề xuất công nghệ trạm XLNT - Tính chất:

+ Nước thải sản xuất từ các nhà máy thành viên trong cụm công nghiệp đã qua xử lý đạt chất lượng mức B: QCTĐHN 02:2014/BTNMT.

+ Đối với nước thải sinh hoạt phát sinh từ các nhà máy thành viên và nước thải sinh hoạt của BQL CCN sẽ được xử lý sơ bộ bằng bể tự hoại trước khi dẫn vào trạm XLNT tập trung.

+ Chất lượng sau xử lý: đạt giá trị C mức A- QCTĐHN 02:2014/BTNMT (Kq

=0,9, Kf= 1,1) (Căn cứ theo QCTĐHN 02:2014/BTNTM : Do lưu lượng nước tại mương khoảng 0,53 m3/s <50 m3/s nên chọn Kq = 0,9; lưu lượng nước thải của dự án nằm trong 500 <F<5000 nên chọn Kf= 1,1)

+ Điều kiện tự nhiên của khu vực: Nằm trong khu vực có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm thích hợp sử dụng công nghệ sinh học.

+ Nguồn tài chính đầu tư xây dựng trạm XLNT của chủ dự án + Dễ dàng vận hành, bảo trì bảo dưỡng, thay thế thiết bị.

+ Chi phí vận hành, chi phí hóa chất hợp lý.

+ Qua quá trình nghiên cứu và đánh giá nguồn gốc phát sinh, đặc tính các dòng nước thải của nhà máy trong khu công nghiệp theo kinh nghiệm của nhà thầu tư vấn trạm XLNT.

+ Dựa vào kinh nghiệm tích luỹ được trong quá trình xử lý nước thải các nhà máy với rất nhiều ngành nghề khác nhau

+ Nghiên cứu ưu nhược điểm của các biện pháp xử lý nước thải thông thường áp dụng tại Việt Nam

Bng 3. 20. Nồng độ nước thải trước và sau trm XLNT tp trung

TT Thông số Đơn vị

Nồng độ chất ô nhiễm trước khi

vào trạm XLNT

Nồng độ chất ô nhiễm sau khi vào trạm XLNT cột A

1 Nhiệt độ oC 40 40

2 pH Pt/Co 5-9 6-9

3 Màu - 250 50

4 BOD5 mg/l 150 30

5 COD mg/l 300 75

6 Tổng chất rắn lơ lửng

(TSS) mg/l 400 50

7 Asen mg/l 0,1 0,05

8 Thuỷ ngân mg/l 0,01 0,005

9 Chì mg/l 0,5 0,1

10 Cadimi mg/l 0,1 0,05

11 Crom (VI) mg/l 0,1 0,05

12 Crom (III) mg/l 1 0,2

13 Đồng mg/l 2 2

14 Kẽm mg/l 3 3

15 Niken mg/l 0,5 0,2

16 Mangan mg/l 1 0,5

17 Sắt mg/l 5 1

18 Tổng xianua mg/l 0,1 0,07

19 Tổng phenol mg/l 0,5 0,1

20 Tổng dầu mỡ khoáng mg/l 10 5

21 Sunfua mg/l 0,5 0,2

22 Florua mg/l 10 5

23 NH4-N mg/l 40-60 5

24 Tổng N mg/l 60 20

25 Tổng P mg/l 10 4

26 Clorua mg/l 1000 500

27 Clo dư mg/l 2 1

28 Tổng hoá chất bảo vệ thực

vật clo hữu cơ mg/l 0,1 0,05

29 Tổng hoá chất bảo vệ thực

vật phốt pho hữu cơ mg/l 1 0,3

30 Tổng PCB mg/l 0,01 0,003

31 Coliform vi khuẩn/

100 ml

10.000 3.000

Nguồn: Đơn vị tư vấn thiết kế trạm XLNT (dựa trên kinh nghiệm thiết kế và thi công các CCN và KCN trong nước).

* Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải của dự án như sau:

Trạm XLNT được đầu tư xây dựng hoàn chỉnh các bể và trước mắt sẽ Lắp hoàn chỉnh thiết bị trong modul 1. Khi modul 1 chạy hết công suất sẽ tiếp thiết bị trong Modul 2. Công nghệ xử lý nước thải hóa lý kết hợp sinh học (A0 -MBBR).

Hình 3. 1Sơ đồ quy trình x lý nước thi ca CCN Làng ngh Hu Bng Thuyết minh sơ đồ dây chuyền công nghệ

Giai đoạn 1: X lý sơ bộ

Bể chứa bùn hóa lý

Không đạt

Bể sự cố

Nước thải

Bể gom

Bể lắng cát – Tách mỡ

Bể điều hòa

Cụm bể phản ứng trung hòa + keo tụ + tạo bông

Bể lắng hóa lý

Bể thiếu khí

Bể hiếu khí (MBBR)

Bể lắng sinh học

Bể trung gian

Bồn lọc áp lực

Bể khử trùng

Mương quan trắc online

Nguồn tiếp nhận

Bể chứa bùn sinh học Hóa chất trung hòa,

keo tụ, tạo bông

Cơ chất Máy thổi khí

Máy thổi khí Máy khuấy chìm

Nước rửa lọc

- Nước thải từ các nhà máy sau khi được xử lý sơ bộ đảm bảo tiêu chuẩn đầu vào của CCN sẽ theo hệ thống đường ống được dẫn về bể gom. Trước khi về bể gom. nước thải đi qua song chắn rác để loại bỏ các loại rác có kích thước > 10 mm ra khỏi nước thải.

- Nước thải tiếp tục được đưa sang bể lắng cát nhằm chất lơ lửng ra khỏi nước dưới tác dung của trọng lực lên hạt lơ lửng có tỷ trọng nặng hơn tỷ trọng nước. Cát, cạn lắng đáy bể được thu gom, hút về bể chứa bùn hóa lý.

Tại bể lắng cát có bố trí thiết kế vách chắn giảm sáo động dòng chảy tách dầu mỡ dự phòng, bọt váng có trong nước thải (vì nước thải trước vào hệ thống xử lý nước thải đã được xử lý sơ bộ tại các cơ sở đạt tiêu chuẩn đấu nối của CCN trước khi xả vào hệ thống xử lý nước thải). Định kỳ 2 lần 1 kiểm tra thu vớt dầu mỡ, bọt váng nếu có.

- Nước thải tiếp tục đưa sang bể điều hòa nhằm điều hòa lưu lượng cũng như nồng độ giúp cho qua trình xử lý ở công đoạn tiếp theo đạt hiệu quả cao và ổn định. Bể được lắp đặt hệ thống sục khí để nước thải được xáo trộn đồng đều tránh lắng cặn hoặc phát sinh mùi khó chịu trước khi sang công đoạn xử lý tiếp theo.

Giai đoạn 2: X lí hóa lý + sinh hc Bước 1: X lý hóa lý

- Nước thải được đưa sang cụm bể phản ứng trung hòa + keo tụ + tạo bông. Đầu tiên, nước thải được đưa vào bể trung hòa để ổn định pH.

Nếu pH <6 (môi trường nước thải mang tính axit, nhiều ion H+) thì hóa chất kiềm (NaOH) hoặc xút (Ca(OH)2) sẽ được đưa vào. Lúc đó sẽ xảy ra phản ứng trung hòa:

H+ + OH- => H2O

Ngược lại nếu pH > 8 (môi trường nước thải mang tính kiềm, nhiều ion OH-) thì axit (HCl; H2SO4) sẽ được đưa vào để tạo phản ứng trung hòa.

- Nước thải tiếp tục đưa sang bể phản ứng, tạo bông

Thực hiện quá trình phản ứng với hóa chất keo tụ, tạo bông để loại bỏ các chất rắn lơ lửng có kích thước <10-4mm, kim loại nặng có trong nước thải, do tính chất nước thải khu công nghiệp có rất nhiều loại hình sản xuất khác nhau, các nhà máy đã xử lý sơ bộ theo quy định của khu công nghiệp trước khi xả thải vào hệ thống thu gom về hệ thống xử lý nước thải tập trung, nhưng để đảm bảo tính ổn định và an toàn của hệ thống khi có nhà máy trong khu công nghệp có sự cố hoặc đầu ra chưa đạt tiêu chuẩn thì vẫn phải xử lý hóa lý trước khí đưa vào hệ xử lý sinh học phía sau.

Khi cho phèn nhôm vào nước chúng phân ly thành Al3+

Al2(SO4)3 + 6H2O = 2Al(OH)3 + 6 H+ +3SO42-

Phản ứng để tạo các bông keo kết tủa nhằm loại bỏ một số ion kim loại có trong nước thải bằng chất keo tụ xảy ra như sau:

Cr3+ + Al(OH)3 => Cr(OH)3+ Al3+

Fe3+ + Al(OH)3 => Fe(OH)3 + Al3+

Pb2+ + Al(OH)3 => Pb(OH)2 + Al3+

2+ 3+

Một phần của tài liệu BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG DỰ ÁN HẠ TẦNG KHU CỤM CÔNG NGHIỆP LÀNG NGHỀ HỮU BẰNG (Trang 134 - 162)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(286 trang)