Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG DỰ ÁN HẠ TẦNG KHU CỤM CÔNG NGHIỆP LÀNG NGHỀ HỮU BẰNG (Trang 82 - 88)

Chương 2: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN

2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

a. Điều kiện địa lý

Địa điểm thực hiện dự án thuộc địa giới hành chính của xã Hữu Bằng, huyện Thạch Thất, Hà Nội có nhiều lợi thế để triển khai do yếu tố:

- Khu vực dự án là nơi tập trung đông các hộ sản xuất kinh doanh nghề truyền thống đang có nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh.

- Giao thông khu vực đã và đang hoàn thiện theo quy hoạch thuận tiện cho các phương tiện vận chuyển hàng hóa, sản phẩm ra vào cụm CCN.

- Hiện trạng cao độ tự nhiên trên cắt ngang tương đối bằng phẳng. Với điều kiện địa lý như trên khá thuận lợi cho việc đào đắp, san lấp khi thực hiện dự án.

- Dự án thu hồi phần lớn là đất nông nghiệp, thuận lợi cho GPMB, đảm bảo tiến độ dự án.

b. Điều kiện địa hình

Khu vực nghiên cứu lập quy hoạch có địa hình tương đối bằng phẳng, cao nhất là tại khu vực phía Bắc và dốc dần về phía Nam. Cao độ nền từ +2,27m đến +4,65m.

Vùng trũng kênh mương có cao độ từ +2,33m đến +3,57m.

c. Điều kiện địa chất, thổ nhưỡng

Điều kiện thổ nhưỡng

Đa số đất đai canh tác của huyện Thạch Thất hiện nay được cải tạo bằng biện pháp thuỷ lợi và nông nghiệp. Từ một vùng đất thấp, trũng hiện tượng lây hóa mạnh trở thành vùng thâm canh lúa có năng suất không cao.

Địa chất vật lý

Theo dự báo của Viện Khoa học Địa cầu: Khu vực Thạch Thất nằm trong vùng Hà Nội có động đất cấp 8, Vì vậy khi xây dựng các công trình cần phải tính đến độ an toàn cho công trình nằm trong vùng dự báo có động đất như trên.

Thủy văn

Mực nước ngầm phong phú, ổn định, có trữ lượng lớn, phân bố ở độ sâu 30 - 60m, có thể khai thác vào mục đích sản xuất và sinh hoạt

Điều kiện địa chất

Trong khu vực dự kiến xây dựng dự án, có xuất hiện các lớp đất theo thứ tự từ trên xuống như sau:

- Lp 1c: Đất lấp: Thành phần là xỉ than lẫn bùn sét đáy kênh, lớp này gặp ở hố khoan GT11. Lớp này có chiều dày 1,40m (GT11).

- Lp 1b: Lớp sét pha màu xám nâu, trạng thái dẻo cứng. Lớp này chúng tôi gặp ở hố khoan GT9, GT12. Lớp này có chiều dày 1,20m (GT9, GT12).

- Lp 1a: Lớp bùn sét màu xám đen, lẫn rác thải. Lớp này chúng tôi bắt gặp ở hố khoan GT7. Lớp này có chiều dày 1,30m (GT7). Lớp này được phân bố ở đáy kênh đất.

- Lp 1: Lớp thổ nhưỡng bùn sét pha màu xám nâu, xám đen, chảy. Lớp này chúng tôi bắt gặp ở tất cả các hố khoan dưới ruộng bao gồm các hố khoan từ GT1-GT6, GT8, GT10, GT13-GT15. Lớp này có chiều dày 0,70m. Lớp này được phân bố ở dưới ruộng.

Đây là lớp mới được thành tạo, chúng tôi không lấy mẫu trong lớp này.

- Lp 2: Lớp sét pha màu nâu vàng, xám nâu, trạng thái dẻo cứng. Lớp này chúng tôi bắt gặp ở tất các các hố khoan từ GT1 tới GT15. Lớp này có chiều dày biến đổi từ 1,00m (GT7) cho tới 2,50m (GT2).

+ Thành phần hạt: Hạt sét: 22,3%; Hạt bụi: 66,3%; Hạt cát: 11,4%;

+ Dung trọng ướt:  = 1,90g/cm³;

+ Dung trọng khô: c = 1,44g/cm³;

+ Tỷ trọng:  = 2,68;

+ Góc ma sát trong:  = 10034’;

+ Lực kết dính: C = 0,151 Kg/cm²;

+ Áp lực tính toán quy ước: R0 = 1,10 (kg/cm²);

+ Mô đun tổng biến dạng: E0 = 63,00 (kg/cm²).

- Lp 3: Lớp sét pha màu xám nâu, xám đen, trạng thái dẻo mềm. Lớp này chúng tôi bắt gặp ở tất cả các hố khoan từ GT1 tới GT15. Lớp này có chiều dày biến đổi từ 1,80m (GT1) cho tới 3,50m (GT7).

+ Thành phần hạt: Hạt sét: 21,60% ; Hạt bụi: 64,0% ; Hạt cát: 14,4%;

+ Dung trọng ướt:  = 1,84g/cm³;

+ Dung trọng khô: c = 1,37g/cm³;

+ Tỷ trọng:  = 2,67;

+ Góc ma sát trong:  = 8035’;

+ Lực kết dính: C = 0,117 Kg/cm²;

+ Áp lực tính toán quy ước: R0 = 0,81 (kg/cm²);

+ Mô đun tổng biến dạng: E0 = 40,00 (kg/cm²).

- Lp 4: Lớp sét pha màu xám đen, nâu hồng, trạng thái dẻo. Lớp này chúng tôi bắt gặp ở tất cả các hố khoan từ GT1 tới GT15. Trong phạm vi chiều sâu hố khoan chúng tôi chưa khoan hết chiều dày của lớp này.

+ Thành phần hạt: Hạt sét: 22,4%; Hạt bụi: 61,6% ; Hạt cát: 15,9%;

+ Dung trọng ướt:  = 1,81g/cm³;

+ Dung trọng khô: c = 1,32g/cm³;

+ Tỷ trọng:  = 2,68;

+ Góc ma sát trong:  = 6019’;

+ Lực kết dính: C = 0,106 Kg/cm²;

+ Áp lực tính toán quy ước: R0 = 0,6 (kg/cm²);

+ Mô đun tổng biến dạng: E0 = 28,00 (kg/cm²).

Nguồn: Báo cáo khảo sát địa chất công trình của dự án do Công ty CP tư vấn xây dựng y tế lập vào tháng 6/2020 Nhận xét:

Theo kết quả khảo sát cho thấy cấu trúc mặt cắt địa chất khu vực dự kiến xây dựng có các lớp đất có sức chịu tải từ yếu tới khá đối với công trình đường giao thông, cống thóat nước. Do đó, khi xây dựng dự án phải có biện pháp bóc bỏ những lớp đất yếu.

d. Điều kiện khí tượng, khí hậu

Nhiệt độ

Nhiệt độ không khí có ảnh hưởng đến sự lan truyền và chuyển hóa các chất ô nhiễm trong không khí gần mặt đất và nguồn nước. Nhiệt độ không khí càng cao thì tác động của các yếu tố càng mạnh, tốc độ lan truyền và chuyển hóa các chất ô nhiễm trong môi trường càng lớn. Nhiệt độ trung bình năm tại khu vực dự xấp xỉ 24,6oC.

Nhiệt độ trung bình của Hà Nội từ năm 2015 tới năm 2020 được thể hiện trong bảng dưới đây:

Bng 2. 1. Nhiệt độ trung bình các tháng Hà Ni t năm 2015 tới năm 2020 (0C) Năm/ Tháng 2015 2016 2017 2018 2019 2020

Tháng 1 14,6 15,3 17,8 16,5 18,1 19,6

Tháng 2 16,2 19,9 17,2 18,6 20,9 19,6

Tháng 3 20,2 24,0 19,9 19,7 21,9 23,2

Tháng 4 26,2 25,0 25,3 24,3 23,5 22,3

Tháng 5 28,9 28,9 29,3 28,8 28,7 29,9

Tháng 6 30,3 30,0 30,1 29,9 30,9 32,1

Tháng 7 29,6 28,7 29,5 29,6 30,7 31,6

Tháng 8 29,3 29,1 29,0 28,9 28,6 29,3

Tháng 9 28,0 27,0 29,2 28,0 28,7 29,2

Tháng 10 26,8 25,6 27,0 26,4 25,7 24,8

Tháng 11 23,4 22,8 22,9 22,6 22,1 23,9

Tháng 12 18,7 16,3 17,6 17,9 19,4 18,6

Trung bình 24,4 24,4 24,6 24,3 24,9 25,3

Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Hà Nội

Độ ẩm

Theo số liệu của Trung tâm Tư liệu khí tượng Thủy văn trạm Láng (Hà Nội), từ năm 2015 tới năm 2020, độ ẩm không khí trung bình năm là 77,9%, lớn nhất 79% (năm 2015, 2016, 2017), nhỏ nhất 75% (năm 2020). Độ ẩm lớn nhất thường vào tháng 2,3,4 và hanh khô nhất vào tháng 10,11,12.

Độ ẩm trung bình các tháng từ năm 2015 tới năm 2020 được thể hiện tại bảng 2.2 dưới đây:

Bng 2. 2. Độ m trung bình các tháng t năm 2015 đến năm 2020 (%)

Năm/ Tháng 2015 2016 2017 2018 2019 2020

Tháng 1 83 82 74 80 81 79

Tháng 2 83 86 79 82 79 80

Tháng 3 83 80 87 83 78 82

Tháng 4 80 81 88 81 84 79

Tháng 5 79 80 77 78 80 74

Tháng 6 75 74 80 79 73 67

Tháng 7 79 83 82 80 74 70

Tháng 8 79 81 82 80 82 81

Tháng 9 77 82 78 78 79 78

Tháng 10 76 73 73 74 70 73

Tháng 11 79 73 79 76 71 70

Tháng 12 79 68 67 71 76 67

Trung bình 79 79 79 78,5 77 75

Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Hà Nội

Lượng mưa

Lượng mưa phân bố không đều, 87 – 89% lượng mưa tập trung vào các tháng mùa mưa. Tổng lượng mưa lớn nhất là 1934,8 mm (năm 2016), lượng mưa nhỏ nhất là 1239,2 mm (năm 2013).

Lượng mưa trung bình đo được ở Hà Nội từ năm 2015 đến năm 2020 được trình bày tại bảng dưới đây:

Bng 2. 3. Lượng mưa trung bình các tháng tại Hà Ni t năm 2015 2020 (mm) Năm/ Tháng 2015 2016 2017 2018 2019 2020

Tháng 1 20,3 13,9 0,7 18,6 80,9 57

Tháng 2 16,5 17,6 16,1 17,7 8,1 27,5

Tháng 3 16,9 46,1 68,6 72,5 5,8 200,1

Tháng 4 31,8 23,3 170,4 110,6 55,6 88,1

Tháng 5 386,7 242,5 105,5 189,9 149,7 128,1

Tháng 6 268,9 216,7 221,7 220,4 175,4 171,4

Tháng 7 388,3 305,9 357,3 300,5 280,4 121,1

Tháng 8 487,8 541,4 314,7 386,7 274,4 389

Tháng 9 54,7 374,3 237,3 127,6 171,8 204,1

Tháng 10 77,5 61,2 119,4 115,2 24,9 224,7

Tháng 11 34,8 69,6 36,6 62,4 0,6 34,1

Tháng 12 25,7 22,3 11,9 34,1 11,6 1,2

Cả năm 1809,9 1934,8 1660,2 1656,2 1239,2 1646,4 Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Hà Nội

Số giờ nắng

Số giờ nắng các tháng của thành phố Hà Nội đo được trình bày tại bảng dưới đây:

Bng 2. 4. S gi nng các tháng Hà Ni t năm 2015 đến năm 2020 (giờ) Năm/ Tháng 2015 2016 2017 2018 2019 2020

Tháng 1 4,5 12,2 118,4 80,5 32,8 9,8

Tháng 2 21,0 38,2 32,1 45,3 93,6 48,6

Tháng 3 23,8 74,3 14,0 48,2 50,7 42,8

Tháng 4 88,7 69,4 11,4 75,1 48,3 57,3

Tháng 5 146,2 156,3 179,6 150,3 130,8 179,9

Tháng 6 106,9 158,7 120,1 134,7 159,2 214,8

Tháng 7 142,2 118,8 133,2 121,1 180,1 195,8

Tháng 8 159,2 139,0 107,5 114,4 120,8 118,9

Tháng 9 109,6 92,8 135,0 95,2 145,0 111,2

Tháng 10 98,2 140,1 150,1 98,7 102,3 88,9

Tháng 11 92,2 76,0 86,4 80,6 103,1 119,6

Tháng 12 40,4 156,3 87,5 46,1 78,6 81,9

Trung bình 1032,9 1232,1 1175,3 1090,2 1245,3 105,8 Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Hà NộiChế độ gió Hướng gió thịnh hành tại Hà Nội trong mùa hè là gió Nam và gió Đông Nam, mùa đông thường có gió Bắc và gió Đông Bắc. Từ tháng 6 đến tháng 8 là những tháng có nhiều bão nhất, bão đổ bộ vào vùng này thường gây ra mưa lớn kéo dài trong vài ba ngày. Tốc độ gió trung bình tại trạm láng từ năm 2016-2020 như sau:

Bng 2. 5. Thông tin tốc độ gió trung bình ti Hà Ni (m/s)

Năm/ Tháng 2016 2017 2018 2019 2020

Tháng 1 1,7 2,1 2,1 2,0 1,4

Tháng 2 1,8 1,9 2 1,9 1,3

Tháng 3 1,9 2 1,9 2 1,6

Năm/ Tháng 2016 2017 2018 2019 2020

Tháng 4 1,8 1,7 1,8 1,7 1,5

Tháng 5 1,7 1,8 1,7 1,8 1,7

Tháng 6 1,5 1,6 1,6 2 1,4

Tháng 7 1,6 1,7 1,8 1,7 1,3

Tháng 8 1,7 1,8 1,7 1,9 1,4

Tháng 9 1,4 1,6 1,8 1,6 1,3

Tháng 10 1,5 1,5 1,6 1,3 1,3

Tháng 11 1,7 1,7 1,8 1,6 1,1

Tháng 12 1.8 1,8 1,9 1,7 1,6

Trung bình 1,7 1,9 1,7 1,8 1,5

Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Hà Nội Gió là yếu tố khí tượng có ảnh hưởng đến sự lan truyền các chất ô nhiễm trong không khí và làm xáo trộn các chất ô nhiễm trong nước. Tốc độ gió càng lớn thì chất ô nhiễm trong không khí lan tỏa càng xa nguồn ô nhiễm và nồng độ chất ô nhiễm được pha loãng tốt hơn. Ngược lại, tốc độ gió càng nhỏ thì chất ô nhiễm bao trùm xuống mặt đất ngay cạnh chân các điểm nguồn thải, làm cho chất ô nhiễm trong không khí đạt giá trị cực đại.

Một số hiện tượng thời tiết đặc biệt trong những năm gần đây

Dự án nằm trong thành phố Hà Nội nên chịu tác động của thời tiết chung của Hà Nội. Trong những năm gần đây, Hà Nội chịu tác động của những hiện tượng thời tiết đặc biệt sau:

Giông sét, lốc xoáy: Hệ quả khí tượng gắn với hiện tượng Giông là sét, lốc xoáy, mưa cường độ lớn, mưa đá. Hàng năm ở Bắc Bộ có khoảng 40 - 70 ngày giông, trong đó các vùng ở vùng ở sâu trong nội địa: 60 - 70 ngày. Thời kỳ xuất hiện Giông nhiều (mùa đông) tập trung vào các tháng IV-IX sớm hơn mùa mưa khoảng 1 tháng trong đó cao điểm cũng tập trung vào tháng VII-VIII. Đặc biệt, trong năm 2015 vào chiều ngày 13/06/2015, tại Hà Nội đã xảy ra 1 trận giông lốc vô cùng nguy hiểm. Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia, cơn giông kèm gió giật mạnh tại Hà Nội chiều tối ngày 13/6/2015 có mức gió giật trong cơn giông này đạt từ cập 6, 7 đến cấp 8. Cơn giông đặc biệt nguy hiểm này làm 2 người chết, hàng chục người bị thương và đã phá hủy nhiều cây xanh, công trình cũng như nhiều thiệt hại khác cho nhân dân thành phố Hà Nội.

Sương mù, mưa phùn: Cả 2 dạng sương mù bức xạ và sương mù bình lưu đều đã xuất hiện trên vùng này. Sương mù xuất hiện trong vùng tập trung chủ yếu vào thời kỳ mùa đông và rất khác thường giữa các khu vực.

Mưa lớn và lũ lụt: Tại Hà Nội, trận mưa cuối tháng 10 đầu tháng 11 năm 2008 kỷ lục trong vòng 100 năm. Theo Đài Khí tượng Thủy văn Đồng bằng Bắc Bộ, lượng mưa đo ở khu vực Láng là 340 mm, theo Đài truyền hình Việt Nam là 420 mm, vượt mức kỉ lục 1984. (mức kỷ lục năm 1984 là 394 mm). Tại khu vực nội thành, mưa lớn đã

dài từ 100 - 300 mét, sâu trên dưới 1 mét. Mưa lớn đã lập tức gây ngập úng các nhiều trạm biến thế và đường dây, mất điện tại hàng loạt khu phố. Chỉ qua một đêm đầu tiên, nhiều tuyến đường và nhiều khu vực nội ngoại thành Hà Nội đã chìm sâu trong nước.

Đến chiều 1 tháng 11 năm 2008, lượng mưa tại quận Hà Đông đã đạt gần 500 mm, vượt xa mức lịch sử năm 1978. Khu vực quận Hà Đông, mưa lớn kéo dài đã khiến toàn thành phố ngập trắng. Lượng mưa đo được là 492 mm (vượt mức kỷ lục năm 1978 là 318 mm).

Hiện tượng nắng nóng bất thường

+ Trung tâm Dự báo Khí tượng thuỷ văn Trung ương ghi nhận, với 3 đợt nắng nóng gay gắt từ tháng 5/2015 đến tháng 7/2015 đã khiến nền nhiệt tại nhiều nơi thuộc Bắc Bộ, trong đó có Hà Nội và ven biển Trung Bộ vượt giá trị lịch sử, trong đó có thủ đô Hà Nội. Tại Hà Nội, nhiệt độ cao nhất từ trước đến nay là 39,6 độ C vào ngày 16/5/2013 đã bị phá vỡ vào ngày 28/5/2015 với mức nhiệt lên tới 40 độ C. Đến ngày 1/7/2015, nhiệt độ tại Láng và Sơn Tây (Hà Nội) tiếp tục tăng lên mức 40,1 độ C. Khu vực vốn mát mẻ như Ba Vì cũng đã tăng nhiệt lên 39,9 độ C. Đáng lưu ý, trong đợt nóng cuối tháng 6, đầu tháng 7/2005, nhiệt độ ban đêm tại Hà Nội thay vì hạ về mức 27 - 29 độ C như thường lệ thì vẫn giữ mức 34 - 35 độ C, khiến cái nóng càng thêm ngột ngạt.

+ Trong năm 2016, tại Hà Nội, lần đầu tiên đỉnh núi Ba Vì tuyết rơi kéo dài, ở trạm Hà Đông chỉ 5,4 độ C; Mùa đông nóng: mặc dù lập đông từ 7/11, nhưng cho tới nửa đầu tháng 12 miền Bắc vẫn ghi nhận mức nhiệt cao, như 13h ngày 12/12 tại trạm Láng (Hà Nội) 30 độ C.

+ Trong năm 2017, tại Hà Nội xuất hiện mưa đá bất thường tại Ba Vì, Sơn Tây vào tháng 4. Vào tháng 6, Hà Nội đã có đợt nắng nóng vượt kỷ lục trong 40 năm qua.

Nhiệt độ trạm Hà Đông đo được vào ngày 3/6/2017 là 41,70 C.

+ Trong năm 2018, tại Hà Nội thời tiết nắng bất thường vào mùa thu, nền nhiệt phổ biến từ 300C - 330C.

+ Trong năm 2019, nắng nóng gay gắt vào đầu tháng 4 và tháng 5, sau đó lại có đợt lạnh vào cuối tháng 5 dưới 30 độ C.

+ Trong năm 2020, vào tháng 4 đã xuất hiện thời tiết rét bất thường.

Nguồn: Trung tâm khí tượng thủy văn Trung Ương e. Điều kiện thủy văn

Nước thải của dự án sau khi xử lý đạt tiêu chuẩn QCTĐHN 02:2014/BTNMT cột A sẽ được xả vào mương hiện trạng và ra nguồn tiếp nhận cuối cùng là kênh Đồng Bùi.

Hiện trạng thoát nước, ngập lụt tại khu vực xung quanh địa điểm thực hiện dự án

Dự án được thực hiện trên đất nông nghiệp được xây dựng hệ thống tưới tiêu hoàn thiện, thường xuyên ngập úng vào mùa mưa.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG DỰ ÁN HẠ TẦNG KHU CỤM CÔNG NGHIỆP LÀNG NGHỀ HỮU BẰNG (Trang 82 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(286 trang)