3.1. Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong
3.1.2. Các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện
3.1.2.1 Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các tác động liên quan đến chất thải a. Về nước thải
Nguồn tiếp nhận nước thải và nước mưa chảy tràn của dự án cuối cùng là kênh tiêu Đồng Bùi. Vì vậy, chủ dự án cần có biện pháp xử lý nước thải phát sinh tại công trường đạt tiêu chuẩn trước khi xả thải.
➢ Đối với nước thải sinh hoạt
- Lưu lượng nước thải sinh hoạt lớn nhất phát sinh trong giai đoạn xây dựng dự án khoảng 4,5 m³/ngày đêm. Nước thải này chủ yếu là nước thải vệ sinh của công nhân trong công trường. Chủ dự án sẽ lắp đặt 04 nhà vệ sinh di động loại 2 buồng để xử lý nước thải sinh hoạt phát sinh của công nhân; Chủ dự án thực hiện ký hợp đồng với đơn vị có chức năng, năng lực thu gom, vận chuyển và xử lý theo quy định với tần suất 1 tuần/1 lần.
- Thường xuyên kiểm tra, nạo vét, không để bùn đất, rác thải xâm nhập vào đường thoát nước thải. Phải đảm bảo nguyên tắc không gây trở ngại, làm mất vệ sinh cho các hoạt động xây dựng cũng như không ảnh hưởng mương thoát nước của khu vực và các hoạt động dân sinh bên ngoài khu vực dự án. Tần suất nạo vét 1 tuần/lần vào mùa mưa và 2 tuần/lần vào mùa khô. Bùn đất phát sinh được công nhân thu gom xử lý cùng chất thải rắn xây dựng.
➢ Đối với nước mưa chảy tràn
- Bố trí tuyến cống thoát nước mưa tạm thời xung quanh khu vực thi công, tạo dốc tự chảy 1- 2% về kênh tiêu Đồng Bùi. Trên tuyến mương có bố trí các hố lắng gạn bùn đất. Mương có kích thước 0,4m x 0,4m dài 100m. Số hố ga là 05. Kích thước hố ga 0,75m x 0,75m x 1m. Nước mưa thu gom bằng các rãnh thu nước, dẫn qua hố ga có lưới chắn để thu gom rác sau đó chảy vào mương thoát nước của khu vực.
- Không tập trung các loại nguyên nhiên vật liệu gần, cạnh các tuyến thoát nước để ngăn ngừa thất thoát rò rỉ vào mương thoát nước.
- Các tuyến thoát nước mưa, nước thải thi công được thực hiện phù hợp với quy hoạch thoát nước của khu vực.
- Thường xuyên nạo vét bùn cặn từ hệ thống thoát nước với tần suất 01 lần/2 tuần - Thuê đơn vị chức năng thu gom, vận chuyển và xử lý theo quy định.
➢ Nước thải thi công
Nước thải từ cầu rửa xe và rửa dụng cụ thi công
- Dự án bố trí 01 cầu rửa xe dự kiến có kích thước D x R x C = 4,75 x 2,24 x 0,5m.
Phía sau cầu rửa xe xây 01 bể lắng có kích thước D x R x C = 2,5 x2,5 x1m, dung tích chứa nước 6,25 m³, chia thành 3 ngăn sau đó nước được tái sử dụng tuần hoàn để rửa xe không thải ra môi trường. Đồng thời có lắp đặt vải tách dầu mỡ chuyên dụng tại miệng bể trước khi xả nước ra hệ thống thu gom nước thải nội bộ trong dự án để thu gom dầu mỡ phát sinh. Định kỳ khoảng 01 lần/2 tuần sẽ thay thế loại vải này. Vải nhiễm dầu mỡ này được xử lý như chất thải nguy hại.
Bể lắng và cầu rửa xe được bố trí ngay tại cổng vào khu vực thi công (khu đất phía Bắc của Dự án). Kết cấu bể lắng bằng bê tông, tường xây gạch đặc, nắp đậy bê tông cốt thép.
Bùn lắng được Chủ Dự án thực hiện ký hợp đồng với đơn vị có chức năng, năng
lực đến thu gom, vận chuyển và xử lý theo quy định.
- Thường xuyên nạo vét hố ga, hệ thống thoát nước. Định kỳ 1 lần/2 tuần thực hiện nạo vét hố ga, hệ thống thoát nước hoặc khi bùn cặn lắng từ hố lắng tại cầu rửa xe đầy.
Bùn lắng sau khi được nạo vét sẽ thuê đơn vị có chức năng thu gom và vận chuyển đi đổ bỏ theo đúng quy định.
- Khi kết thúc hoạt động thi công, toàn bộ nước thải, bùn lắng được Chủ đầu tư dự án thực hiện ký Hợp đồng với đơn vị có chức năng thường xuyên đến thu gom, vận chuyển và xử lý theo quy định.
- Ngoài ra, để giảm thiểu bùn đất ra ngoài môi trường, các xe vận tải cần bổ sung tấm chắn bùn cho xe.
- Đối với hố lắng, hệ thống thoát nước tạm thời trên công trường sau khi xây dựng sẽ được trám lấp và cầu rửa xe sẽ được phá dỡ để hoàn trả lại mặt bằng.
b. Về rác thải sinh hoạt, chất thải xây dựng, CTNH
Các loại CTR phát sinh tại dự án sẽ được quản lý theo từng loại theo đúng quy định tại Nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 và Thông tư số: 08/2017/TT-BXD ngày 16 tháng 05 năm 2017 của Bộ Xây dựng về Quản lý chất thải rắn xây dựng. Chi tiết như sau:
➢ Đối với chất thải rắn sinh hoạt
- Khối lượng CTR sinh hoạt phát sinh toàn dự án khoảng 50 kg/ngày đêm. Vì vậy, chủ dự án hoặc nhà thầu bố trí 02 thùng chứa rác tại khu vực nhà điều hành công trường để lưu chứa tạm rác thải phát sinh trong ngày. Thùng rác có dung tích 120 lit.
- Chủ đầu tư dự án thực hiện ký hợp đồng với đơn vị có chức năng hàng ngày thu gom và vận chuyển xử lý lượng chất thải theo quy định.
➢ Đối với chất thải rắn xây dựng
- Trong giai đoạn thi công bố trí 5 bãi chứa đất bóc hữu cơ để tận dụng trồng cây xanh sau này. Bãi chứa có diện tích khoảng 300 m²/bãi. Vị trí bãi thải tạm thời đặt ở vị trí sẽ trồng cây xanh. Tại bãi tập kết có đóng cọc, sử dụng bạt quây, che phủ kín nhằm tránh tán tán bụi và bùn chảy tràn ra khu vực xung quanh. Vị trí các điểm tập kết đất hữu cơ trên công trường dự kiến như hình sau
- Đối với thực vật phát quang: chủ yếu là cây bụi: sẽ được cắt gọn và thuê đơn vị vận chuyển đi xử lý theo quy định.
- Đối với xà bần trong quá trình xây dựng các hạng mục công trình sẽ bố trí thùng ben 10 tấn để lưu chứa tạm thời tại công trường, khi thùng xe đầy sẽ vận chuyển đến bãi thải theo quy định.
- Không đổ phế thải xây dựng bừa bãi hoặc đổ tại nơi không được phép. Chủ dự án sẽ ký hợp đồng vận chuyển chất thải xây dựng về bãi thải đúng nơi quy định. Dự kiến bãi đổ chất thải tại Khu tiếp nhận 6,5ha - Nút giao Pháp Vân - Cầu Giẽ, phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội. Khoảng cách từ dự án đến bãi rác khoảng 26km. Xe vận chuyển chất thải có tải trọng khoảng 10 tấn. Thời gian vận chuyển từ 21h đến 6h sáng hôm sau.
- Bố trí công nhân dọn vệ sinh tại công trường. Dự án bố trí 5 công nhân dọn dẹp
đất cát rơi vãi trong công trường đồng thời nhà thầu thi công ký kết hợp đồng trực tiếp với các đơn vị có chức năng thu gom các loại CTR phát sinh và vận chuyển đi xử lý theo quy định. Chủ đầu tư sẽ cử 01 nhân viên có trách nhiệm giám sát vệ sinh môi trường tại công trường.
- Đối với bùn cặn nạo vét từ hệ thống thoát nước mưa, nước thải, bùn từ bể chứa chứa nước cầu rửa xe, hố ga, nhà thầu bố trí công nhân nạo vét thường xuyên. Tần suất nạo vét 1lần/2 tuần. Toàn bộ lượng bùn cặn này sẽ được các công ty ký hợp đồng với đơn vị có chức năng vận chuyển xử lý theo quy định. Đối với hố thu lắng tại công trình sau sử dụng (khi thi công xong) sẽ được trám lấp, hoàn trả mặt bằng.
➢ Đối với chất thải nguy hại
Chủ dự án sẽ quản lý CTNH phát sinh theo đúng quy định tại Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/1/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Cụ thể:
- Bố trí nhà kho lưu giữ tạm thời CTNH an toàn tại khu vực riêng, có mái che kín, sàn bê tông có khả năng chống thấm, không phát tán, rò rỉ. Diện tích kho chứa khoảng 10m² đặt tại khu điều hành công trường.
- Phân loại CTNH theo qui định, chứa tại các thùng chứa khác nhau, ghi rõ mã CTNH trên thùng chứa, không để lẫn CTNH khác loại với nhau hoặc với chất thải khác, đáp ứng các yêu cầu về an toàn kỹ thuật, bảo đảm không rò rỉ, rơi vãi hoặc phát tán ra môi trường. Cụ thể:
Bảng 3. 14. Mã CTNH, số lượng, dung tích thùng chứa CTNH
TT Loại chất thải nguy hại (CTNH) Mã CTNH Số lượng, dung tích thùng chứa 1 Găng tay, giẻ lau dính dầu mỡ, vải
dính dầu mỡ 18 02 01 01 thùng composit 120 lít
2 Dầu thải của máy móc xây dựng 15 01 07 01 thùng composit 120 lít 3 Bóng đèn huỳnh quang thải 16 01 06 01 thùng composit 120 lít 4 Bao bì cứng thải 18 01 02 01 thùng composit 200 lít
Biện pháp xử lý
CTNH được chủ dự án ký kết hợp đồng với đơn vị có chức năng và Giấy phép xử lý chất thải nguy hại để thu gom, vận chuyển, xử lý toàn bộ lượng chất thải trên theo quy định.
Tần suất thu gom 6-12 tháng/ lần hoặc khi đủ số lượng. Chủ dự án cam kết không vận chuyển, tự xử lý các loại chất thải này.
c. Về bụi và khí thải
❖ Bụi và khí thải trong quá trình thi công
- Các phương tiện vận tải, các máy móc, thiết bị sử dụng cần được kiểm tra sự phát thải khí theo Tiêu chuẩn Việt Nam. Chủ đầu tư cam kết đưa các yêu cầu đảm bảo phát thải khí đối với máy móc/thiết bị thi công vào Hồ sơ mời thầu của Dự án (yêu cầu có giấy chứng nhận của Cục Đăng kiểm Thiết bị xây dựng xác nhận đạt tiêu chuẩn phát thải khí).
- Nhà thầu xây dựng đảm bảo đầu tư 01 xe chở nước phục vụ công tác tưới nước công trường xây dựng có dung tích 5 m³, đặc biệt là trong những ngày hanh khô. Biện pháp tưới nước được thực hiện tại khu chứa đất đá thải, khu tập kết nguyên vật liệu xây dựng và đường giao thông. Tần suất 4 lần/ngày đối với ngày hanh khô và 02 lần/ngày đối với ngày có nhiệt độ và độ ẩm bình thường (01 lần trước giờ thi công buổi sáng và 01 lần trước giờ thi công buổi chiều). Như vậy, lượng nước tưới bụi tại công trường lớn nhất trong những ngày hanh khô là 20 m³/ngày, với những ngày có nhiệt độ và độ ẩm bình thường là 10 m³/ngày đêm. Phương pháp này được Chủ dự án cam kết thực hiện nhằm làm giảm phát thải bụi vào môi trường trong giai đoạn xây dựng.
- Đối với phương tiện vận chuyển nguyên liệu (đất, cát, ximăng, đá…), phế thải xây dựng cần:
+ Trang bị bạt phủ kín khi lưu thông trên các tuyến giao thông ra vào khu vực thi công để ngăn ngừa phát tán bụi vào môi trường.
+ Rửa xe trước khi ra khỏi công trường: bố trí 01 trạm rửa xe tại cổng ra của công trường. Xe vận chuyển đất đá trước khi ra khỏi công trường đều được rửa sạch đất, cát,... bám xung quanh, tránh phát tán bụi tại các tuyến đường vận chuyển, dẫn đến tình trạng ô nhiễm toàn khu vực. Thời gian hoạt động của trạm rửa xe thường từ 21h đến 6h sáng. Vị trí đặt cổng công trình và trạm rửa xe nằm trong khuôn viên đất, phía tây ô đất.
+ Tuân thủ nghiêm chỉnh QĐ 06/2013/QĐ-UBND về ngày 25/1/2013 của UBND thành phố Hà Nội: Ban hành Quy định về hoạt động của các phương tiện giao thông trên địa bàn Thành phố Hà Nội. Thời gian vận chuyển nguyên vật liệu và chất thải từ 21h đến 6h sáng.
- Xây dựng hàng rào tôn chắn bao quanh khu vực công trường nhằm giảm thiểu phát thải bụi vào không khí và lan truyền bụi ra khu vực xung quanh.
- Trang bị bảo hộ lao động cho công nhân trên công trường trong suốt thời gian thi công.
- Chủ dự án bố trí bãi tập kết nguyên vật liệu, chất thải phù hợp với điều kiện thi công. Chủ dự án sẽ sử dụng bạt che phủ kín bãi tập kết nguyên vật liệu tạm thời; bãi thải tạm thời.
3.1.2.2. Biện pháp giảm thiểu các tác động không liên quan đến chất thải a. Về tiếng ồn, độ rung
- Những máy móc gây ra tiếng ồn và rung lớn như xe lu, máy xúc chỉ được phép làm việc vào ban ngày tại khu vực. Nếu cần phải thi công vào ban đêm để đảm bảo tiến độ của công trình phải được sự đồng ý của chính quyền địa phương và sự đồng tình của nhân dân quanh khu vực dự án.
- Không sử dụng các máy móc thi công đã cũ, hệ thống giảm âm bị hỏng vì chúng sẽ gây ra ô nhiễm tiếng ồn rất lớn.
- Lắp đặt máy móc cân bằng.
- Công nhân thi công sẽ được trang bị các trang thiết bị hạn chế hoặc chống ồn như mũ bảo hiểm, chụp tai.
- Bảo dưỡng thường xuyên các thiết bị theo khuyến cáo của nhà sản xuất.
- Hạn chế bóp còi và giảm tốc độ xe khi đi qua các khu vực đông dân cư và trong phạm vi công trường.
- Bố trí thời gian hoạt động của các thiết bị, nhằm tránh cộng hưởng lớn từ nhiều nguồn phát sinh tiếng ồn, độ rung.
b. Biện pháp giảm thiểu tác động tới kinh tế - xã hội
- Để tránh xảy ra mâu thuẫn giữa công nhân xây dựng và người dân địa phương các biện pháp dưới đây sẽ được nhà thầu xây dựng áp dụng:
+ Giáo dục thường xuyên cho công nhân về quan hệ với địa phương;
+ Gặp gỡ, trao đổi định kỳ các cuộc họp giữa đại diện của Nhà thầu và UBND xã.
- Để phòng tránh lây lan bệnh tật từ công nhân xây dựng đến người dân địa phương và ngược lại, Nhà thầu xây dựng sẽ áp dụng các biện pháp sau:
+ Tuyên truyền các biện pháp phòng ngừa bệnh truyền nhiễm (kể cả HIV/AIDS) cho công nhân xây dựng;
+ Phối hợp với cơ quan y tế địa phương trong phòng chống dịch bệnh và chăm sóc sức khoẻ cho công nhân khi xảy ra trường hợp công nhân mắc bệnh.
- Bên cạnh đó để đảm bảo an ninh tại công trường, chủ đầu tư nhà thầu sẽ thực hiện các biện pháp sau:
+ Người ra vào công trường phải đeo thẻ để kiểm soát.
+ Tuyệt đối không để xảy ra tình trạng cờ bạc, nghiện hút và các tệ nạn xã hội khác trong đội ngũ công nhân.
+ Tổ chức ghi chép nhật ký theo dõi mọi hoạt động trên công trường c. Biện pháp giảm thiểu tác động tới giao thông khu vực
Để hạn chế ảnh hưởng của hoạt động vận chuyển vật liệu, chất thải xây dựng cho công trình xây dựng đến giao thông khu vực và công trường nói riêng, nhà thầu xây dựng sẽ phối hợp với Sở giao thông vận tải, phòng cảnh sát giao thông Hà Nội thực hiện các biện pháp như lắp đặt hệ thống đèn và biển báo trên đường giao thông khu vực.
Ngoài biển báo, đèn cao áp tại đoạn đường gần điểm rẽ vào công trường cũng được lắp đặt đảm bảo an toàn cho phương tiện qua lại vào ban đêm.
Vận chuyển nguyên vật liệu đúng tải trọng, thiết kế của xe đảm bảo an toàn giao thông và giảm thiểu sụt lún nền đường.
Chủ đầu tư bố trí người hướng dẫn giao thông khi xảy ra tắc nghẽn cục bộ tại khu vực thi công đồng thời thực hiện nghiêm chỉnh thời gian được phép hoạt động của các phương tiện vận tải theo QĐ 06/2013/QĐ-UBND ngày 25/1/2013 của UBND thành phố Hà Nội ban hành quy định hoạt động của các phương tiện giao thông trên địa bàn thành phố Hà Nội nhằm giảm thiểu tắc nghẽn giao thông. Thời gian hoạt động từ 21h đến 6h sáng.
Các phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu sẽ có thùng chuyên chở kín, không được để rơi vãi ra đường, trong trường hợp làm rơi vãi ra đường sẽ tiến hành dọn sạch ngay.
Tuyên truyền, giáo dục lái xe ý thức chấp hành luật giao thông đường bộ, đồng thời, có các biện pháp khen thưởng - kỷ luật đối với lái xe vi phạm luật giao thông đường bộ.
Tránh phương tiện ra vào, vận chuyển, dừng đỗ gần dự án vào giờ cao điểm.
Không để vật liệu, phương tiện lấn chiếm các đường hiện nay. Toàn bộ được bố trí tại phần đất của Dự án.
Phối hợp chặt chẽ với CSGT, thanh tra giao thông để đảm bảo giao thông trong quá trình thi công, đặc biệt là vào các khung giờ cao điểm.
d. Các giải pháp hạn chế gây tắc nghẽn đường thoát nước khu vực lân cận
Để hạn chế hiện tượng tắc nghẽn đường cống thoát nước trong khu vực lân cận dễ gây ra tình trạng ngập úng khi xây dựng dự án. Chủ dự án kết hợp với đơn vị thi công có các biện pháp giảm thiểu như sau:
- Đường ống thoát nước được lắp đặt theo đúng quy cách. Đường cống được bố trí dọc theo các tuyến đường, vỉa hè, mép đường hoặc lòng đường. Cũng có thể bố trí chung với các đường ống khác như (đường cáp, điện). Đường ống đặt ở độ sâu đảm bảo dễ thi công, sửa chữa, không làm xói mòn nền móng công trình.
- Rác thải phải được thu gom và đặt ở vị trí đúng quy định không làm rơi vãi xuống đường ống thoát nước gây tắc nghẽn; Xe chở đúng trọng tải tránh vỡ cống thoát nước nằm bên dưới đường giao thông.
- Thường xuyên kiểm tra, nạo vét và có các biện pháp can thiệp kịp thời khi có sự cố.
➢ Biện pháp giảm thiểu tác động do thu hồi kênh mương
Dự án chỉ thu hội kênh mương nội đồng, không thu hồi đất kênh mương khu vực.
Vì vậy không thực hiện hoàn trả.
➢ Biện pháp giảm thiểu tác động khi thi công các bể trong trạm XLNT
- Sử dụng máy đào đúng công suất, tuyển chọn công nhân có kinh nghiệm lái máy.
- Thi công theo đúng bản vẽ được phê duyệt.
- Cắm biển cảnh báo khu vực thi công có hố sâu.
e. Các biện pháp an toàn đối với dân cư khu vực
- Trong quá trình thi công xây dựng, công nhân sẽ tuân thủ chặt chẽ những biện pháp đã quy định nhằm đảm bảo an toàn cho chính công nhân và cả cộng đồng dân cư xung quanh.
- Có hệ thống cọc tiêu, đèn báo nguy hiểm tại lối ra vào công trường, tại những vị trí dễ xảy ra tai nạn.
- Phun nước làm ẩm công trường thi công, tránh phát tán bụi ra xung quanh.
* Biện pháp giảm thiểu các tác động từ quá trình di chuyển/hạ ngầm tuyến điện hiện có tại khu đất
- Ký hợp đồng với điện lực địa phương thực hiện trọn gói di chuyển - Bố trí máy móc phù hợp