CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÂN CÔNG LAO ĐỘNG THEO GIỚI
2.1. VÀI NÉT VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA DÂN TỘC BRU - VÂN KIỀU
2.1.1. Vài nét về địa bàn nghiên cứu
Quảng Trị là một tỉnh nằm ở miền Trung nước ta. Xét về cơ cấu dân tộc, tỉnh Quảng Trị có 7 dân tộc cùng chung sống. Bao gồm: Bru-Vân Kiều, Pa Cô, Pa Hy, Cơ Tu, Tà Ôi, Chứt và người Kinh (trong đó có 47.210 người là dân tộc Bru-Vân Kiều).
Theo các nhà dân tộc học, "địa bàn sinh sống lâu đời nhất và tập trung nhất của người Bru-Vân Kiều là ở tỉnh Quảng Trị" [42, tr.15]. Trên địa bàn này, người Bru-Vân Kiều sống "tập trung đông nhất là hai huyện: Hướng Hoá và Đakrông... " [63, tr. 43]. Tỉnh Quảng Trị nói chung và huyện Đakrông nói riêng là một trong những địa phương có tiềm năng nhưng trình độ phát triển thấp hơn so với các địa phương khác ở nước ta.
Đakrông là một huyện miền núi nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Quảng Trị, bao gồm 13 xã và một thị trấn. "Huyện đƣợc thành lập ngày 1 - 1- 1997 trên cơ sở 10 xã của huyện Hướng Hoá và 3 xã của huyện Triệu Phong. Huyện Đakrông nằm ở 16017'55 - 160 49'12 vĩ độ Bắc và 1060 44'01 - 1070 14'15 độ kinh đông. Phía Bắc giáp với huyện Gio Linh, Cam Lộ. Phía Nam giáp với tỉnh Thừa Thiên Huế và nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào. Phía Đông giáp với huyện Triệu Phong và Hải Lăng, phía Tây giáp với huyện Hướng Hoá" [132, tr.1]. Với tổng diện tích 123.332 ha đất tự nhiên toàn huyện có 32.950 nhân khẩu, "trong đó gần 80 % là đồng bào dân tộc thiểu số (Bru- Vân Kiều (15.354 người), Pa Kô, Pa Hy...), còn lại là người Kinh. Lao động trong độ tuổi gần 14.900 người, trong đó lao động nữ là 7.500 người, lao động nông nghiệp chiếm trên 90%. Một bộ phận đáng kể là lao động người Bru- Vân Kiều và Pa Kô. Nhìn chung chất lượng lao động toàn huyện còn thấp, đại bộ phận là lao động phổ thông, số lao động có trình độ trung cấp đến đại học chƣa tới 5%" [132, tr. 5]. Mặc dù huyện Đakrông có thế mạnh về sản xuất nông
- lâm nghiệp nhƣng do tập quán canh tác lạc hậu, trình độ sản xuất thấp kém nên năng suất lao động chƣa cao, đời sống của nhân dân còn gặp rất nhiều khó khăn. Vì vậy, Đakrông đƣợc coi là huyện miền núi nghèo và khó khăn. "Theo đánh giá của Chính phủ trong Chương trình 135 với mục tiêu xóa đói, giảm nghèo thì huyện Đakrông có 5 xã với 1.034 hộ, 6.119 nhân khẩu nằm trong 1.715 xã đặc biệt nghèo trong cả nước" [97, tr. 186].
Tại huyện Đakrông, chúng tôi chọn xã Hướng Hiệp và xã Tà Long để tiến hành khảo sát.
Xã Hướng Hiệp nằm dọc quốc lộ số 9. Phía Bắc giáp xã Hướng Linh (Hướng Hoá), phía Nam giáp xã Ba Lòng, phía Tây giáp xã Đakrông, phía Đông giáp huyện Cam Lộ. Tổng diện tích đất tự nhiên là 15.660, 94 ha, trong đó đất canh tác là 581,81 ha (lúa nước 120 ha, nương rẫy là 219,32 ha, đất trồng cây ăn quả là 15, 2 ha, đất trồng cây lâu năm là 23,7 ha, đất trồng cây hàng năm khác là 99, 53 ha, mặt nước nuôi trồng thủy sản là 31,50 ha). Đất lâm nghiệp có rừng là 7.701,70 ha, đất chuyên dùng là 368 ha, đất thổ cƣ là 31,50 ha. Diện tích bình quân đất canh tác là 0,13 ha/người. Xã Hướng Hiệp có 12 thôn: Khe Xông, A Rồng, Phú An, Xa Rúc, Xa Vi, Ruộng, Xa Lu, Khe Van, Hà Bạc, Khe Hiên, Kreng và Pa Loang. Xã có 789 hộ với 4.348 khẩu (nam chiếm 48,02%, nữ chiếm 51,08%). Về cơ cấu dân tộc:
người Kinh chiếm 10,77%, người Bru - Vân Kiều chiếm 89,23% [134, tr. 3]. Trong đó thôn Xa Lu, Xa Vi, Ruộng và Khe Van là các thôn đƣợc chọn để khảo sát.
Xã Tà Long nằm dọc đường Hồ Chí Minh. Phía Bắc giáp xã Đakrông, phía Nam giáp xã Húc Nghì, phía Tây giáp xã Ba Nang, phía Đông giáp Ba Lòng và Hải Phúc. Xã có tổng diện tích đất tự nhiên là 18.615,71 ha. Trong đó đất canh tác là 422,20 ha (ruộng nước chỉ chiếm 28,10 ha, nương rẫy chiếm 265 ha, đất trồng cây lâu năm là 34 ha, đất vườn tạp là 42,50 ha, còn lại là đất trồng các loại cây khác), đất lâm nghiệp có rừng là 10.065,08 ha, đất chuyên dùng là 45,10 ha, đất thổ cƣ là 15,4 ha.
Diện tích bình quân đất canh tác đầu người là 0,17 ha. Xã Tà Long có 9 thôn: Kè, Vôi, Tà Lao, Pahy, Li tôn, Ba Ngày, A Đu, Xa Ta và Chai. Xã có 420 hộ với 2.530 khẩu, trong đó nam chiếm 49,08%, nữ chiếm 50,92%. Tổng số lao động của xã là 1098 (nam chiếm 49,04%, nữ chiếm 50,91%). Trong xã có 4 dân tộc: Người Bru- Vân Kiều 368 hộ với 2260 khẩu (87,62%), người Pahy 41 hộ với 220 khẩu (9,77%), người Pa Kô 2
hộ với 10 khẩu (0,47%) và người Kinh 9 hộ với 40 khẩu (2,14%) [133, tr. 2]. Trong đó thôn A Đu, Vôi và Bahy là các thôn đƣợc chọn để khảo sát.
2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội của cộng đồng dân tộc Bru - Vân Kiều
Không biết tự bao giờ người Bru-Vân Kiều đã có mặt với tư cách là một cộng đồng người. Chỉ biết sử cũ nước ta đã ghi lại rằng: "Người Vân Kiều ở địa phận huyện Hải Lăng, chỗ gần đầu nguồn có trang sách của Châu Thuận Bình ở"
[43, tr. 9]. Về mặt nhân chủng học, người ta khẳng định rằng: "Nguyên xưa tộc người Bru-Vân Kiều có chung một tên gọi là "Sộ" nhưng trong quá trình phát triển cộng đồng đã tách ra các nhóm nhỏ khác nhau nhƣ Bru-Vân Kiều (hay Vân Kiều);
Trì, Khùa, Mang Koong (phân bố ở Quảng Bình)" [43, tr. 8 - 9].
Có rất nhiều cách lý giải khác nhau về tên gọi của cộng đồng dân tộc Bru- Vân Kiều. Theo giáo sư Vương Hoàng Tuyên, "tên gọi Vân Kiều có thể là từ tên gọi của một địa phương (Tổng Vân Kiều) sau đó trở thành tên gọi dân tộc". Hoặc
"có nguồn gốc từ tên ngọn núi (nằm trong vùng từ Rào Quán đến Lao Bảo"- ý kiến của giáo sư Mạc Đường. Các ý kiến này trùng lặp với những phát hiện trước đây của Dương Văn An và Lê Quý Đôn. Theo một quan điểm khác thì tên gọi của cộng đồng dân tộc Bru-Vân Kiều bắt nguồn từ tên người. Vậy tại sao có người gọi là Bru-Vân Kiều, có người gọi là Vân Kiều? Theo PGS. Nguyễn Quốc Lộc, "từ Bru là một từ dùng để chỉ chung cho những người ở miền núi" [42, tr.16]. Vì vậy có người đã không gọi là Bru-Vân Kiều mà chỉ gọi Vân Kiều là đủ.
Dù lý giải nhƣ thế nào đi nữa thì chúng ta đều thừa nhận rằng Bru-Vân Kiều là một tộc người trong cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam, trải qua tiến trình phát triển lâu dài, ngày nay Bru-Vân Kiều thuộc nhóm 20 dân tộc có dân số trên 50 ngàn người. Theo số liệu điều tra ngày 1 - 4 - 1999 của Tổng cục Thống kê thì dân tộc Bru-Vân Kiều có 55.559 người [59, tr. 118].
Ngay từ xa xưa, dân tộc Bru-Vân Kiều đã lựa chọn các vùng thấp, dưới chân núi hoặc ven đồi để lập làng. "Làng đƣợc xây dựng bên cạnh các con suối, đảm bảo độ thoáng mát" [43, tr. 18]. Cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội, vào những năm 80, người Bru-Vân Kiều sống tập trung và định cư ở những vùng nhất định, lập nên các bản làng ngày càng mang tính bền vững hơn. Một trong những đặc điểm quan trọng nhất của người Bru-Vân Kiều là nguồn sống của họ chủ yếu dựa vào
kinh tế nương rẫy. Cũng như các dân tộc thiểu số khác ở Quảng Trị như Tà Ôi, Cơ Tu... đối với người Bru-Vân Kiều cây lúa rẫy và hoa màu là nguồn sống chính.
Ngoài kinh tế nương rẫy, người Bru-Vân Kiều còn biết trồng lúa nước (tại xã Tà Long có 28,10 ha, xã Hướng Hiệp có 120 ha đất ruộng để gieo trồng lúa nước). Nếu xét theo cơ cấu ngành nghề thì người Bru-Vân Kiều chủ yếu là trồng trọt, chăn nuôi, trồng rừng và khai thác rừng. Ngoài ra họ còn đan lát các thứ đồ dùng trong nhà và đánh bắt cá tự nhiên ở các khe suối. Các hoạt động buôn bán - dịch vụ hầu như không phát triển. Ngay trung tâm của xã Hướng Hiệp - một xã tiếp giáp với thị trấn Krông Klang và huyện Cam Lộ nhưng cũng chỉ có một vài quán nhỏ do người Kinh lập ra để trao đổi hàng hoá. Các thôn và xã nằm ở vùng sâu hầu nhƣ không có chợ. Người Bru-Vân Kiều chỉ mua bán, trao đổi khi có người Kinh mang hàng lên bán dạo tại nhà hoặc ven đường. Các hoạt động buôn bán ở thị trấn Krông Klang và cửa khẩu Lao Bảo khá nhộn nhịp, nhưng người Bru- Vân Kiều rất ít có mặt trong các hoạt động này. Như vậy về kinh tế, người Bru-Vân Kiều cơ bản sống dựa vào các loại hình kinh tế truyền thống (kinh tế nương rẫy) mang tính chất tự cấp tự túc với các công cụ sản xuất đơn giản nhƣ cày, bừa, cuốc, dao, rựa, nọc gỗ, gùi.v.v...
Do ảnh hưởng của tập quán canh tác truyền thống cùng với những nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nên năng suất lao động của bà con còn thấp, thu nhập từ sản xuất không cao.
Về mặt văn hoá - xã hội, ngày nay bà con Bru-Vân Kiều phần lớn đã sống định canh định cƣ thành bản làng ổn định với tính cố kết cộng đồng mạnh mẽ. Sự cố kết ấy dựa trên một trật tự về giới tính và tuổi tác, các giá trị, chuẩn mực và các qui tắc được hàm chứa trong hệ tư tưởng, trong các luật tục và phong tục tập quán liên quan đến sản xuất và đời sống của đồng bào Bru-Vân Kiều. Chúng đã tạo nên một bản sắc văn hoá riêng, giàu sức sống mà nền văn hoá ấy đã tồn tại lâu đời với dân tộc Bru-Vân Kiều trong suốt chiều dài lịch sử. Điều đó đã đƣợc kiểm chứng không chỉ trong thời kỳ hiện nay mà còn đƣợc kiểm chứng trong cuộc đấu tranh với thiên nhiên để tồn tại và phát triển và trong khói lửa của cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ trước đây. Tuy nhiên, về khía cạnh văn hoá - xã hội cũng cần nhìn thấy một thực tế là đại bộ phận nam và nữ Bru-Vân Kiều đều có trình độ học
vấn thấp, nhiều người không biết tiếng Kinh, đặc biệt là phụ nữ. Một số tập tục lạc hậu vẫn còn ăn sâu trong suy nghĩ và nếp sống của người dân địa phương như tảo hôn, đa thê, chữa bệnh bằng cúng bái,v.v... Đây thực sự là một trở ngại rất lớn trong quá trình phát triển của cộng đồng này.