Phân công lao động theo giới trong công việc cộng đồng

Một phần của tài liệu Phân công lao động theo giới trong cộng đồng dân tộc bru vân kiều (Trang 107 - 119)

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÂN CÔNG LAO ĐỘNG THEO GIỚI

2.2. PHÂN CÔNG LAO ĐỘNG THEO GIỚI TRONG CỘNG ĐỒNG DÂN TỘC BRU - VÂN KIỀU

2.2.3. Phân công lao động theo giới trong công việc cộng đồng

Sam Landon đã đưa ra cách hiểu tương tự Moser về công việc cộng đồng.

Tác giả viết: "Công việc này liên quan đến tổ chức tập thể của các sở, ngành hoặc liên kết xã hội nhƣ hội hè, ma chay... các hoạt động cải thiện công đồng. Sự tham gia vào các nhóm và các tổ chức, các hoạt động chính trị địa phương.v.v..." [152, tr. 26].

Công việc cộng đồng ở dân tộc Bru-Vân Kiều thường bao gồm: Tham gia vào các tổ chức chính trị - xã hội của cộng đồng, hội họp, sinh hoạt tín ngƣỡng, làm nhà Gươn, nhà mồ, làm đường, làm thủy lợi, sửa chữa trường học, phòng chống bão lụt, giúp đỡ hàng xóm khi sinh đẻ, ma chay cưới xin. v.v... Các công việc này vừa liên quan trực tiếp đến đời sống của phụ nữ và nam giới vừa nối liền cuộc sống của họ với xã hội rộng lớn thông qua uy tín và ảnh hưởng xã hội của họ cũng như thông qua vị thế trong cộng đồng. Kết quả thăm dò ý kiến của 300 lao động nam và nữ về sự PCLĐTG trên một số hoạt động chính của công việc cộng đồng đã cho thấy: phần lớn họ đều khẳng định rằng phụ nữ và nam giới tham gia trong lĩnh vực công việc này, nhưng phụ nữ chỉ là người đóng vai trò phụ trong khi đó nam giới là người đóng vai trò hết sức quan trọng ở mọi lĩnh vực. Thực trạng này đƣợc thể hiện ở bảng 2.9.

Nhƣ vậy, trong 9 loại công việc cộng đồng mà chúng tôi khảo sát thì nam giới đóng vai trò đảm nhận chính trong tất cả các công việc này. Đặc biệt là làm nhà Xu, tham gia tổ chức cộng đồng, phòng chống bão lụt, v.v... Ngay cả cộng đồng người Kinh ở Cam Lộ (Quảng Trị) vai trò giới trong công việc cộng đồng cũng tương tự: "nam giới tham gia công việc cộng đồng nhiều hơn nữ. Phụ nữ ít khi tham gia các cuộc họp thôn ngoại trừ chồng đi vắng" [58, tr. 57].

Bảng 2.9. Mức độ đảm nhận chính của nam và nữ trong công việc cộng đồng (%)

Loại công việc Phụ nữ Nam giới Cả hai

Phân công lao động 3,3 68,7 28,0

Tham gia các tổ chức cộng đồng 3,33 81,0 15,67

Họp thôn 8,3 58,3 33,4

Làm thuỷ lợi 2,0 69,0 29,0

Làm đường 15,0 40,7 44,3

Làm nhà Xu1 0,0 100,0 0,0

Phòng chống bão lụt 1,7 88,0 10,3

Giúp đỡ hàng xóm 5,0 63,7 31,3

Sinh hoạt tín ngƣỡng cộng đồng 0,0 91,6 8,4

Ở dân tộc Bahy (Quảng Trị), trong công việc cộng đồng "nam giới đóng vai trò chính, đặc biệt là tham gia vào các tổ chức của cộng đồng, hoặc họp thôn, bản"

[58, tr. 30].

Để nhìn nhận một cách sâu sắc hơn, chúng tôi sẽ phân tích kết quả trên bằng một cách thức khác. Dựa trên quan điểm của Moser có thể chia công việc cộng đồng làm hai loại: loại thứ nhất là "được trả lương, trực tiếp hay gián tiếp qua tiền hay việc tăng vị thế hay quyền lực". Thứ hai là "cung cấp và duy trì các nguồn khan hiếm trong tiêu dùng tập thể". Nếu xét theo cách nhìn ấy thì trong cộng đồng Bru-Vân Kiều, đối với các công việc liên quan đến cơ cấu chính trị cộng đồng thì chủ yếu là nam giới tham gia. Thậm chí có những công việc phụ nữ không bao giờ có mặt nhƣ tham gia hệ thống tổ chức tự quản. Cho đến ngày nay cộng đồng Bru- Vân Kiều vẫn còn tồn tại hai hệ thống quản lý xã hội: Bên cạnh hệ thống quản lý hành chính nhà nước theo luật pháp hiện hành (Đảng, chính quyền: huyện, xã, thôn, đội sản xuất; đoàn thể,...), người Bru-Vân Kiều còn có một hệ thống tổ chức xã hội theo qui định riêng của họ. Trong tổ chức xã hội truyền thống của người Bru-Vân Kiều, Vil hay Vel (làng) là tổ chức xã hội cơ bản nhất. "Đây là tổ chức xã hội cơ

1 Theo tiến sĩ dân tộc học Nguyễn Xuân Hồng, nhà Xu về hình thức gần giống nhà Gươn của người Cơ Tu.

Nhà Xu vừa là biểu tượng về mặt tín ngưỡng vừa là nơi gặp gỡ, giao lưu của nam nữ trong cộng đồng Bru- Vân Kiều.

bản ... chắc chắn và tồn tại trong các dân tộc miền Tây Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế... là một đơn vị tự quản về mọi mặt. Điều hành đơn vị tự quản ấy là một bộ máy quản lý theo luật tục đã hình thành qua nhiều thế hệ" [43, tr. 21]. Đứng đầu một làng là trưởng làng (Xuất Vel) có thể cha truyền, con nối, nhưng cũng có thể đƣợc bầu ra. Trong làng có nhiều dòng họ (Mu), đứng đầu mỗi dòng họ là các trưởng họ (Xuất Mu). Dòng họ là thiết chế quan trọng trong cộng đồng Bru-Vân Kiều. Dưới họ là nhà - gia đình (Đung), đứng đầu là chủ nhà (Xuất Đung). Để quản lý làng, người ta lập ra Hội đồng già làng.

"Hội đồng già làng có xuất Vel, xuất Mu, xuất Đung (chủ hộ), chủ đất, thầy cúng. Họ đều là nam không có ai là nữ cả" [Nam, 51 tuổi, thôn BaHy, xã Tà Long].

Thành viên Hội đồng già làng thường cũng là người tuổi tác cao của làng.

Hội đồng già làng rất quan trọng, nó có vai trò giúp cho trưởng làng trong việc điều hành công việc. Hội đồng già làng thực chất là một thiết chế xã hội có đầy đủ chức năng điều tiết và kiểm soát các hoạt động kinh tế, văn hóa tín ngƣỡng của cộng đồng. Tất nhiên đây là một công việc quan trọng trong tổ chức và quản lý cộng đồng. Đây là nơi đề ra các quyết định cho cộng đồng. Từ xƣa đến nay, trong lịch sử của 2 địa bàn khảo sát, chưa có trường hợp nào phụ nữ đảm nhiệm các vị trí nói trên mà chỉ có nam giới mới có thể trở thành thành viên của Hội đồng già làng hay trưởng làng, trưởng họ và trưởng nhà. Vị trí Xuất Vel (trưởng làng) thông thường là cha truyền, con nối hoặc đƣợc bầu lên nhƣng cũng chỉ truyền cho con trai không truyền cho con gái.

Đối với hệ thống chính thức, mặc dầu Đảng và Nhà nước ta có chủ trương đào tạo và bổ nhiệm cán bộ nữ, nhƣng do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, hiện nay phụ nữ Bru-Vân Kiều tham gia trong cơ cấu chính trị cấp xã và thôn rất ít. Đơn cử ở xã Hướng Hiệp, theo con số thống kê năm 2005 số phụ nữ tham gia vào UBND xã là 1/9; Hội đồng nhân dân: 7/25; Đảng uỷ: 0/6; Đoàn thanh niên:

2/11; Mặt trận: 1/13; cựu chiến binh: 0/3; Hội nông dân: 0/11; trưởng thôn: 0/12; bí thư chi bộ: 1/8 (so với chỉ tiêu đề ra của Chương trình quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ 2001 - 2005 là 15% phụ nữ vào cấp uỷ các cấp, 20 % phụ nữ vào các cơ quan dân cử [135, tr. 11].

"Trong hệ thống chính thức ở 2 xã Tà Long và Hướng Hiệp không có phụ nữ Vân Kiều nào làm chủ tịch, phó chủ tịch xã (ở Tà Long hiện tại có một nữ làm phó chủ tịch xã nhưng là người PaKô), không có phụ nữ giữ chức trưởng thôn hay đội trưởng đội sản xuất" [Nữ, 47 tuổi, cán bộ Hội LHPN huyện Đakrông].

Thực tế này đã góp phần phản ánh bức tranh chung về đội ngũ cán bộ nữ dân tộc thiểu số ở nước ta hiện nay. Tại Sơn La và Lai Châu, "ở cấp thôn bản của cả hai tỉnh, 100% trưởng bản là nam giới. Phụ nữ chỉ lãnh đạo Hội Phụ nữ các cấp"

[94, tr. 45]. Trong cộng đồng dân tộc Châu Mạ, tỉnh Lâm Đồng "tỷ lệ phụ nữ giữ các vị trí quan trọng trong bộ máy chính quyền còn rất thấp so với nam giới... Nhìn chung phụ nữ thường giữ những vị trí kém quan trọng hơn, có ít hoặc không có tính quyết định" [93, tr. 32]. Còn ở các địa bàn miền núi khác thì đội ngũ cán bộ nữ dân tộc thiểu số "phát triển không đồng đều, nhiều nơi có chiều hướng giảm về số lƣợng" [62, tr. 25].

Tuy nhiên, cần phải thấy rõ sự đóng góp của nam giới trong loại công việc này. Bởi vì cộng đồng Bru-Vân Kiều là một cộng đồng dân tộc miền núi. Họ sống chủ yếu phụ thuộc nhiều vào tự nhiên, nên đòi hỏi sự cố kết cộng đồng hết sức mạnh mẽ để vƣợt qua điều kiện sống khắc nghiệt. Nếu cộng đồng có tổ chức và điều hành đƣợc các thành viên hoạt động nhằm thực hiện mục tiêu chung thì sẽ làm cho cộng đồng mạnh lên và đời sống của các thành viên trong cộng đồng đƣợc đảm bảo, kể cả vấn đề tín ngưỡng và an ninh. Với vai trò là người đảm nhận chính trong công việc tổ chức và quản lý cộng đồng, nam giới đã góp phần giúp cộng đồng hoàn thành chức năng đối với cá nhân. Việc nam giới tham gia vào Hội đồng già làng là một ví dụ. Trên đây chúng ta đã nói về vai trò và tầm quan trọng của tổ chức tự quản này đối với cộng đồng Bru-Vân Kiều. Nam giới với vị trí là thành viên của Hội đồng họ phải chịu trách nhiệm trước cộng đồng về những quyết định mà họ đưa ra, bởi vì các quyết định này ảnh hưởng đến toàn bộ các thành viên trong cộng đồng. Không những thế đứng trước những biến cố xảy ra trong cộng đồng, nam giới - thành viên Hội đồng phải là người xông xáo và có mặt trước tiên để giải quyết sự việc. Từ việc tranh chấp đất đai, kiện tụng, các thành viên trong làng phạm tội cho đến việc xung đột với các tộc người khác thì người đầu tiên mà cộng đồng cần đến là các trưởng làng, trưởng họ, thầy cúng, thầy kiện... Họ là

người phải đứng ra chịu trách nhiệm để vừa bảo vệ uy tín, quyền lợi và sự tồn tại của cộng đồng, vừa bảo vệ lợi ích của các cá nhân. Muốn vậy họ phải có sự nỗ lực để có uy tín trong cộng đồng mà uy tín ấy đƣợc đo bằng các tiêu chí nhƣ sự hiểu biết, kinh nghiệm, lòng nhiệt tình và công sức đóng góp vào các công việc cụ thể.

Dĩ nhiên sự đóng góp của nam giới trong lĩnh vực cụ thể này đƣợc đền bù bằng các giá trị vật chất hoặc giá trị tinh thần.

Các nhà dân tộc học đã nghiên cứu về khía cạnh này thật là thú vị. Đây cũng là một tƣ liệu tốt có thể sử dụng để phân tích vai trò của nam giới trong tổ chức và quản lý cộng đồng mà chúng tôi sẽ trình bày dưới đây. Rừng là dạng tài nguyên quan trọng đối với cuộc sống của người Bru-Vân Kiều. Có rất nhiều loại rừng theo cách phân chia của người địa phương. Chúng bao gồm: "rừng thiêng, rừng ma, rừng đầu nguồn" [75, tr. 166]. Nhƣng việc sử dụng tài nguyên đó nhƣ thế nào để vừa phục vụ mưu sinh và sinh hoạt tín ngưỡng vừa đảm bảo sự công bằng trong lợi ích và duy trì đƣợc nguồn lợi từ rừng vai trò quan trọng thuộc về các tổ chức quản lý cộng đồng như trưởng làng, chủ đất... Trong vấn đề sử dụng, quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng người Bru-Vân Kiều có những qui định riêng hay "các luật tục". Các luật tục qui định rất rõ loại rừng nào sẽ đƣợc khai thác, loại rừng nào cấm khai thác, cách khai thác và phân phối lợi ích giữa các thành viên. Đặc biệt, trong đó có qui định rằng: "sở hữu tối cao là sở hữu toàn cộng đồng. Mọi tranh chấp, vi phạm quyền sở hữu sẽ giải quyết trên nguyên tắc: chủ làng là người có trách nhiệm xét xử các vi phạm với tƣ cách là đại diện quyền sở hữu cộng đồng, sở hữu tập thể" [75, tr. 171]. Nhƣ vậy, dựa trên cơ sở luật tục đã đƣợc ban hành, các Xuất Vel (vị trí chỉ dành riêng cho nam giới) đại diện đứng ra để điều hành việc thực hiện các qui định nói trên. Ví dụ nhƣ "khi có những hành vi vi phạm đất rừng, chủ làng là người đứng ra tổ chức xử phạt, cúng lễ với tư cách là đại diện dân làng - thay mặt các vị thần quản lý khu rừng đó" [75, tr. 170].

Không những thế, họ còn đóng vai trò quan trọng trong việc tái sản xuất ra cơ cấu cộng đồng, kể cả hệ thống chính thức và phi chính thức nhằm đảm bảo sự kế tục về mặt chức năng của chúng.

"Cha tôi trước đây đã từng làm Xuất Vel, sau khi mất ông giao lại cho tôi.

Trong khi ông còn sống, ông thường nói với tôi những công việc của một Xuất Vel. Có

khi tôi đi với ông để xem ông làm thế nào khi làng có chuyện xảy ra. Vì thế mà khi tôi thay ông tôi cũng biết cách để làm việc với dân làng" [Già làng, 58 tuổi, xã Tà Long].

Phụ nữ Bru-Vân Kiều chiếm hơn 50% dân cƣ và nhƣ đã phân tích ở trên họ là những người tham gia lao động chính trong sản xuất và giữ vai trò quan trọng trong tái sản xuất. Vì vậy họ phải có tiếng nói trong cơ cấu chính trị ấy để đề đạt các ý tưởng, kiến nghị của phụ nữ lên tổ chức cộng đồng và cùng đưa ra các quyết định trên cơ sở đáp ứng nhu cầu của cả hai giới. Nhƣng trên thực tế đã không diễn ra nhƣ vậy, phụ nữ Bru-Vân Kiều có rất ít cơ hội để tham gia vào cơ cấu quyền lực của cộng đồng. Đây là một thiệt thòi lớn cho họ. Nhƣ vậy, phụ nữ Bru-Vân Kiều đứng trước thực tế là phần lớn trong số họ chỉ là người chấp hành và thực thi các quyết định của cộng đồng đƣa ra mà thực tế là các quyết định đó là của nam giới.

"Nam giới giữ hầu hết các chức vụ trong dòng họ cho đến thôn làng. Đây là một thiệt thòi cho phụ nữ. Phụ nữ có mặt trong cuộc họp chỉ để nghe nam giới nói. Có khi phụ nữ không đồng ý nhưng cũng không dám nói" [TLNTT, UBND huyện Đakrông].

Thực trạng này một phần bắt nguồn từ chỗ công tác đào tạo cán bộ nữ là dân tộc thiểu số chƣa đƣợc quan tâm đúng mức.

"Chính sách cán bộ miền núi thì có nhưng chưa quan tâm đúng mức, có chăng thì chỉ đào tạo cán bộ cho Hội phụ nữ" [TLNTT, UBND huyện Đakrông].

"Nam giới có nhiều thuận lợi hơn phụ nữ. Họ không bận con cái, nấu cơm, giặt giũ. Họ có hiểu biết hơn nên đi đâu, làm gì cũng không ngại. Phụ nữ đi họp cũng ngại không dám nói vì tiếng Kinh không biết nhiều, không hiểu nhiều. Phụ nữ đi họp phải bồng con đi theo, thỉnh thoảng còn phải chạy về đun cám lợn"

[TLNTT, UBND xã Hướng Hiệp].

Trong loại công việc thứ hai, vai trò của phụ nữ thể hiện rõ nét hơn nhiều so với loại thứ nhất. Đặc biệt là trong các công việc nhƣ giúp đỡ hàng xóm, làm vệ sinh, làm đường. Lý do cơ bản như các nhà lý thuyết nữ quyền quan niệm "công việc cộng đồng là sự mở rộng tự nhiên của tái sản xuất". Việc giúp đỡ hàng xóm vừa thể hiện tinh thần tương trợ và cố kết cộng đồng mạnh mẽ của cư dân nông nghiệp nói chung và người Việt Nam nói riêng. "Tình làng nghĩa xóm" vẫn là tinh thần chủ đạo trong quan hệ ứng xử của các cộng đồng dân tộc Việt Nam. Bên cạnh

đó trong công việc hàng ngày nhƣ giã gạo, đỡ đẻ, chăm sóc sản phụ đều cần lực lượng lao động hỗ trợ thêm. Người có khả năng hỗ trợ nhất chính là những người cùng làm những công việc ấy và sống lân cận. Vì vậy phụ nữ có cơ hội nhiều hơn để tham gia vào các công việc cộng đồng trong những trường hợp như vậy.

"Có những việc thì phải nhờ đàn ông giúp, nhưng có những việc phải nhờ đàn bà, đàn ông không làm được. Khi vợ đẻ mà không có bà con ở gần thì phải nhờ chị em hàng xóm giúp sau đó mới nghĩ đến người khác. Họ cũng rất sẵn sàng giúp mình, vì họ cũng từng sinh đẻ, cũng phải nhờ người khác giúp" [Nữ, 39 tuổi, thôn Khe Van, xã Hướng Hiệp].

Lý do thứ hai là các công việc này phụ nữ đƣợc khuyến khích thông qua các chương trình, dự án phát triển được triển khai ở địa phương trong những năm gần đây. Ví dụ trong các cuộc tập huấn về vệ sinh môi trường, kỹ thuật sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng... phụ nữ tham gia đến 50 %.

"Họ được khuyến khích tham gia ngay từ khâu xác định nhu cầu, lập kế hoạch, thực thi và giám sát. Mặc dầu chất lượng chưa tốt nhưng họ đã rất tích cực..." [Nữ, 48 tuổi, cán bộ xã Hướng Hiệp].

Trong loại công việc nhằm cung cấp điều kiện sinh hoạt cho cộng đồng, vai trò nam giới một lần nữa đƣợc khẳng định. Cụ thể nhƣ phòng chống bão lụt, làm thủy lợi, làm đường, sữa chữa trường học, làm nhà Xu, nhà mồ, cúng giỗ của làng nam giới là thành phần không thể thiếu đƣợc. Sự hiện diện của họ rất cao trong các loại công việc này (xem bảng 2.9). Họ không chỉ có lợi thế về sức khỏe, mà họ còn có thời gian để tham gia, có sự ủng hộ của quan niệm truyền thống. Sống trong điều kiện ở vùng miền núi, cơ sở hạ tầng thấp kém, sự đầu tư của Nhà nước chưa đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân địa phương thì nam giới là người thường xuyên có mặt trong việc mở ra các con đường mòn liên thôn, liên bản. Không những thế, họ còn là người chịu trách nhiệm chính ở địa phương trong việc bảo dưỡng hệ thống giao thông.

"Khi triển khai nâng cấp hệ thống giao thông thôn, xã nam giới là lực lượng trụ cột bám suốt để đào đất, xúc đất làm đường, nhất là nam thanh niên tuổi từ 18 đến 35 làm rất khỏe. Nữ thanh niên cũng tham gia nhưng so ra không bằng nam.

Nam họ mạnh hơn, họ không bận con nhỏ nên họ gánh vác phần lớn công việc"

[Nam, 57 tuổi, cán bộ xã Hướng Hiệp].

Một phần của tài liệu Phân công lao động theo giới trong cộng đồng dân tộc bru vân kiều (Trang 107 - 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(206 trang)