CHƯƠNG 3 TÁC ĐỘNG CỦA MỘT SỐ YẾU TỐ KINH TẾ, VĂN HÓA ĐẾN PHÂN CÔNG LAO ĐỘNG THEO GIỚI VÀ ĐỊA VỊ XÃ HỘI CỦA PHỤ NỮ VÀ NAM GIỚI BRU-VÂN KIỀU
3.2. ĐỊA VỊ XÃ HỘI CỦA PHỤ NỮ VÀ NAM GIỚI BRU-VÂN KIỀU
3.2.1. Cơ hội tiếp cận, kiểm soát các nguồn lực và lợi ích của phụ nữ và nam giới
Nguồn lực và lợi ích là hai yếu tố vô cùng quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của con người nói chung và người lao động nói riêng. Trong các nghiên cứu về giới hiện nay, người ta đặc biệt quan tâm đến cơ hội tiếp cận và kiểm soát nguồn lực và lợi ích của phụ nữ và nam giới. Theo quan điểm của họ: "Địa vị thấp kém của người phụ nữ có thể bị giới hạn bởi sự tham gia và điều khiển của họ đối với nguồn lực và lợi ích" [152, tr. 28]. Nhƣ vậy giữa địa vị xã hội của phụ nữ và nam giới và cơ hội tiếp cận và kiểm soát các nguồn lực và lợi ích có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, đặc biệt là trong cơ chế kinh tế thị trường. Nếu coi cơ hội tiếp cận và kiểm soát nguồn lực và lợi ích là một trong những tác nhân quan trọng trong việc nâng cao hoặc làm suy giảm địa vị xã hội của phụ nữ và nam giới thì chúng có tác dụng giải thích cho thực trạng địa vị xã hội hiện nay của phụ nữ và nam giới Bru- Vân Kiều. Nhƣng nếu coi địa vị xã hội là một khái niệm tổng quát nhằm chỉ vị trí xã hội cùng với những quyền lợi và nghĩa vụ tương ứng với các vị thế đó thì việc sử dụng và kiểm soát các nguồn lực và lợi ích là một yếu tố xác định địa vị xã hội của phụ nữ và nam giới Bru-Vân Kiều. Việc kiểm soát nguồn lực hay lợi ích thể hiện ảnh hưởng và uy quyền của con người rất rõ rệt. Vì vậy trong việc xem xét địa vị xã hội của nam - nữ Bru - Vân Kiều chúng tôi cho rằng cần phải xem xét vấn đề này.
Trước hết chúng ta cần hiểu về các khái niệm: nguồn lực, lợi ích, tiếp cận và kiểm soát.
"Nguồn lực có thể bao gồm các yếu tố kinh tế hoặc những tài nguyên cho sản xuất nhƣ đất đai, trang thiết bị, công cụ, lực lƣợng lao động, tiền mặt hoặc tín dụng, khả năng nghề nghiệp, kỹ năng tìm kiếm thu nhập, hoặc các nhân tố chính trị nhƣ đại diện các tổ chức, sự lãnh đạo, giáo dục, thông tin ... thời gian nhƣ một nguồn lực khan hiếm và đặc biệt hệ trọng đối với phụ nữ" [152, tr. 28].
"Lợi ích bao gồm sự cung cấp những nhu cầu cơ bản như lương thực, quần áo, tiền mặt và thu nhập, sở hữu tài sản, giáo dục và đào tạo, quyền lực chính trị, uy tín, địa vị và các cơ hội để vươn tới các lợi ích mới" [152, tr.28].
"Tiếp cận là cơ hội để sử dụng một vài nguồn lực" [152, tr. 28]. Các nguồn lực này có thể là đất đai, mặt nước, vốn tín dụng.v.v... Hoặc "tiếp cận là phương thức hoặc quyền để đƣợc sử dụng vài thứ. Tiêu chuẩn trao quyền của phụ nữ vạch
rõ "tiếp cận" giống nhƣ một trong năm cấp độ của bình đẳng chúng quan trọng trong quá trình phát triển" [156, tr. 100].
Kiểm soát nguồn lực "là năng lực xác định nguồn lực và áp dụng cách sử dụng nguồn lực ấy lên người khác" [152, tr. 28]. Ví dụ trong đất đai, kiểm soát là
"khả năng quyết định sử dụng đất nhƣ thế nào, sử dụng sản phẩm của nó nhƣ thế nào, có thể cho thuê, thế chấp, cho kế thừa, bán..." [1, tr. 30].
Ở cộng đồng Bru-Vân Kiều cũng có những thành tố của nguồn lực và lợi ích nói trên nhƣng trong khuôn khổ công trình này chúng tôi chỉ xem xét một số yếu tố cơ bản nhất.
Đối với người Bru-Vân Kiều, nguồn lực quan trọng nhất của họ là đất đai.
Đây cũng là một trong những tài sản quý giá nhất của họ. Trong đó bao gồm: đất để sản xuất, đất để xây dựng nhà ở, đất dự trữ... Đặc biệt, với một cƣ dân sống gần nhƣ dựa hoàn toàn vào nông- lâm nghiệp thì đất đai trở nên cực kỳ quan trọng và có ý nghĩa đối với kế sinh nhai của họ. Về mặt nguyên tắc, đất đai là sở hữu của toàn dân do Nhà nước đại diện đứng ra quản lý. Nhưng về phương diện quản lý việc sử dụng đất thì có sự phân cấp: Đất do cộng đồng (làng) quản lý và đất giao cho hộ quản lý để sử dụng. Trong nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rằng: kể cả đất do cộng đồng quản lý (đất có rừng, bãi chăn thả...) hay đất do hộ quản lý thì phụ nữ và nam giới đều có quyền sử dụng bình đẳng nhƣ nhau. Nam giới và phụ nữ đều có quyền trồng trọt và thu hái các sản phẩm trên đất để phục vụ cuộc sống.
Điều này kể cả mặt pháp luật, tập tục và thực thi đều nhất quán với nhau.
"Nam và nữ không phân biệt trong dùng đất để sản xuất. Ai muốn cuốc, phát, trồng lúa, trồng rau đều được. Rừng sản xuất do Xuất Vel quản lý nhưng phụ nữ và nam giới đều có quyền thu hái củi, rau, cây thuốc trên đất rừng" [Nam, 60 tuổi, thôn Ruộng, xã Hướng Hiệp].
Nhưng cần lưu ý rằng nếu ở các vùng khác "sự sẵn có đất công đã giảm đi nhanh chóng cả về số lƣợng lẫn chất lƣợng" [1, tr. 31], thì ở Đakông cũng diễn ra tương tự do xu hướng tách hộ và mua bán quyền sử dụng đất của những người có khả năng về kinh tế (đặc biệt là người Kinh). Không những thế hiện nay trước xu hướng đô thị hóa, một phần đất đai nông - lâm nghiệp ở vùng Đakrông đã dùng vào việc xây dựng các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng và xây nhà ở cho công nhân.
Mặt khác, việc sử dụng đất nhƣ thế nào hoặc khi có bất kỳ sự thay đổi nào liên
quan đến đất đai nhƣ đổi đất, chuyển nhƣợng đất, kế thừa đất, tranh chấp đất đai thì không phải "nam và nữ không phân biệt". Trong một nghiên cứu về vấn đề giới trong quản lý đất đai đã cho thấy một thực trạng chung là: "Phụ nữ thường không đƣợc đối xử bình đẳng với nam giới trong việc tiếp cận và kiểm soát đất đai... Các phong tục, tập quán truyền thống đã ngăn trở người phụ nữ sử dụng quyền hạn của mình nhƣ đã đƣợc tuyên bố trong các điều khoản luật" [41, tr. 18]. Nếu đất do cộng đồng quản lý thì sự tham gia của phụ nữ trong việc kiểm soát đất đai rất hạn chế. Vì phần lớn chủ đất, trưởng làng, Hội đồng già làng và cán bộ xã, thôn đều là nam giới. Trên thực tế phụ nữ không biết làng của mình có bao nhiêu đất đai và việc sử dụng nó như thế nào. Ở cấp hộ, vào thời điểm chúng tôi nghiên cứu người Bru-Vân Kiều vẫn chƣa đƣợc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ). Vì vậy theo thông lệ người ta vẫn giao dịch với chủ hộ mỗi khi có vấn đề về đất đai (phần lớn chủ hộ là nam giới). Khi cần phải đổi đất, chuyển nhƣợng đất thì nam giới là người đưa ra ý tưởng, người quyết định và thực hiện công việc này. Đối với người Cơ Tu, "tập tục truyền thống về thừa kế đất đai... đã luôn dành sự ƣu tiên cho con trai" [15, tr. 32]. Người Bru-Vân Kiều cũng vậy, họ cho con trai được kế thừa đất rẫy hoặc đất ở chứ không truyền lại cho con gái.
"Mình không biết chi về đất, chỉ biết có từng đó cái rẫy, bao nhiêu mét, có giấy tờ gì không thì chỉ hỏi chồng, chồng nó biết vì nó đi làm với xã, xã cho bao nhiêu nó biết. Khi lấy chồng, về nhà chồng mình không có đất. Sau này con gái lớn đi lấy chồng cũng không được cho đất, con trai lấy vợ thì được cho đất" [Nữ, 48 tuổi, thôn AĐu, xã Tà Long].
Trong trường hợp vì một lý do nào đó mà dẫn đến ly hôn người phụ nữ sẽ nhƣ thế nào? Luật đất đai năm 1993 đã khẳng định sự bình đẳng giữa nam và nữ trong sử dụng đất do Nhà nước giao và các quyền của người sử dụng đất.
Tuy nhiên, trong thực tế, nhiều nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước cho rằng: "Quyền của nam và nữ trong việc chia sẻ tài sản, tính cả đất đai, khi ly thân hoặc ly dị đƣợc kèm trong Luật hôn nhân và gia đình chứ không kèm trong Luật đất đai" [41, tr. 10]. Đây cũng là một căn cứ cho thấy rằng phụ nữ Bru-Vân Kiều cũng sẽ chịu sự hạn chế của bản thân luật pháp về vấn đề đất đai.
Không những thế khi thực thi, một số địa phương vẫn không làm đúng điều đã ghi trong luật.
Trong các cuộc TLNTT có hai loại ý kiến. Một số ý kiến cho rằng có những trường hợp khi ra tòa ly hôn, tòa có chia đất cho phụ nữ căn cứ trên tài sản hai vợ chồng có đƣợc trong thời kỳ chung sống. Tuy nhiên có nhiều ý kiến ngƣợc lại. Họ cho rằng sau ly hôn phụ nữ Bru-Vân Kiều chỉ còn tay trắng, dù có ra tòa hay không ra tòa.
"Trường hợp anh nói chỉ có ở Hướng Hiệp. Còn ở nhiều nơi khác thì sao?
Tôi thấy đa số ly hôn là phụ nữ thiệt thòi, vợ không được cái gì. Đất thì họ bảo của nhà chồng, chồng lấy. Vợ về nhà bố mẹ đẻ tay không" [TLNTT, UBND huyện Đakrông].
Qua các cuộc phỏng vấn sâu chúng tôi cũng nhận được những ý kiến tương tự. Mặc dầu họ thừa nhận rằng tỷ lệ ly hôn và khả năng ly hôn ở người Bru-Vân Kiều là rất thấp, nhưng họ vẫn có thể mường tượng ra rằng nếu ly hôn họ sẽ là người gánh chịu thiệt thòi: "Nếu có bỏ nhau chắc tui đi về nhà mẹ đẻ tay không"
(Nữ, 40 tuổi, thôn Xa Lu, xã Hướng Hiệp). "Đây là vấn đề mà Luật đất đai chưa đưa ra cụ thể, đặc biệt là những trường hợp kết hôn ngoài làng sau khi đã chia đất và khi ly hôn chắc chắn người vợ không được chia phần đất từ nhà chồng..." [119, tr.9]. Mặt khác, đất lâm nghiệp để trồng rừng vừa là một nguồn lực quan trọng của phụ nữ và nam giới Bru-Vân Kiều, vừa là cơ hội để cải thiện sinh kế bền vững.
Nhưng trong thực tế cả phụ nữ và nam giới địa phương đều bị hạn chế về cơ hội sử dụng loại đất này, đặc biệt là phụ nữ.
"Trung ương và tỉnh Quảng Trị có chủ trương giao đất, giao rừng cho các cá nhân và hộ gia đình có nhu cầu sử dụng... nhưng hiện nay chủ trương không phân biệt và ưu tiên người Kinh hay người thiểu số. Người Bru-Vân Kiều ít nhận được loại đất này do họ không có khả năng về vốn và vật tư" [Nam, 38 tuổi, cán bộ Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Quảng Trị].
Nói đến sản xuất nông nghiệp không thể không nói đến nguồn nước. Người Bru-Vân Kiều không chỉ cần nước cho sản xuất mà họ còn cần nước cho sinh hoạt và đôi khi nguồn nước còn liên quan đến tín ngưỡng của họ. Việc làm chủ nguồn nước và sử dụng nước là hai vấn đề khác nhau. Trong sử dụng nước, nam và nữ đều có quyền như nhau. Đối với việc lấy nước và sử dụng nó cho sinh hoạt thường gắn liền với phụ nữ. Còn lấy nước cho sản xuất thường gắn liền với nam giới. Nói như vậy không có nghĩa là phụ nữ không thể lấy nước cho sản xuất khi họ cần đến.
"Nước ở khe suối không ai cấm. Mình muốn thì mình xuống lấy. Thứ thì nấu ăn, thứ thì nấu cho heo, thứ thì tắm giặt hoặc tưới cho cây" [Nữ 32 tuổi, thôn Xa Lu, xã Hướng Hiệp].
Tuy nhiên trong thực tế người Bru-Vân Kiều luôn luôn tìm kiếm các nguồn nước tốt hơn, hoặc tìm kiếm một nguồn nước mới nếu họ chuyển đến nơi ở khác. Ở những nơi như ở Tà Long, việc tìm kiếm nguồn nước hết sức khó khăn và để đưa nước về nhà phải đầu tư mất 10-15 triệu đồng. Trong trường hợp đó lại liên quan đến việc phân phối nguồn nước hoặc cho các hộ khác cùng sử dụng chung để giảm chi phí. Mỗi lúc như vậy nam giới thường thể hiện như một người chủ của các nguồn nước. Với vai trò là người tìm kiếm nguồn nước, đưa nguồn về thôn, phân phối nguồn nước, nam giới thực sự là người kiểm soát việc sử dụng nước trong gia đình và trong cộng đồng.
"Nhà tôi chia lại nguồn nước cho hàng xóm. Chồng tôi đi rừng thấy nguồn nước tốt, chảy mạnh thế là ông ấy về đặt đường ống đưa nước từ trên núi xuống.
Từ ngày có nguồn nước này nhiều nhà không phải đi xa để lấy nước nữa... Tôi không biết rõ về các nguồn nước, phụ nữ chỉ đi lấy về còn nước ở đâu thì thường là nam giới tìm kiếm" [Nữ, 46 tuổi, thôn Vôi, xã Tà Long].
Người Bru-Vân Kiều sản xuất theo qui mô nhỏ và chủ yếu là tự cung tự cấp.
Trong những năm gần đây nhiều chương trình phát triển đã có sự hỗ trợ để cải thiện năng lực sản xuất cho cộng đồng Bru-Vân Kiều. Cùng với việc cải tiến kỹ thuật, phương thức canh tác là vấn đề đầu tƣ để cải tiến công cụ, thay thế giống cũ bằng giống mới, phát triển ngành nghề mới nhƣ trồng rừng, nuôi cá... Vì vậy họ bắt đầu quan tâm đến vấn đề vốn sản xuất. Mặc dầu nam và nữ đều có quyền được vay vốn nhưng người biết rõ thông tin về nguồn vốn vay thường là nam giới, họ cũng là người đứng ra vay chứ không phải là phụ nữ. Do nam giới có những lợi thế nhƣ họ biết tiếng phổ thông, biết đọc biết viết lại có thể đi xa bằng nhiều loại phương tiện điều mà phụ nữ Bru-Vân Kiều không có đƣợc. Trong việc sử dụng đồng vốn, nam giới và phụ nữ đều có quyền nhƣ nhau nhƣng nam giới quản lý việc sử dụng đồng vốn cho sản xuất. Họ nắm toàn bộ tiền vốn và điều khiển việc sử dụng nó mà nhiều khi phụ nữ không hay biết.
"Nam giới là người giữ tiền nên tiền mua trâu, bò, cày, bừa họ nắm hết.
Phần đa phụ nữ không biết có bao nhiêu tiền vốn, cần gì thì hỏi nam giới sẽ mua về
cho mà dùng, phụ nữ không đi. Nam giới biết chữ, biết đi xa" [Nữ, 41 tuổi, thôn PaHy, xã Tà Long].
Trên thực tế, chính sách xóa đói, giảm nghèo đã có tác dụng rất lớn trong việc tạo cơ hội cho phụ nữ và nam tiếp cận với nguồn vốn. Có những nguồn vốn vay giành riêng cho phụ nữ hoặc cho cả nam và nữ, nhƣng khi đã vay đƣợc thì phụ nữ lại không có quyền hạn gì.
"Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo, huyện đã có chủ trương tuyên truyền, hướng dẫn cách làm ăn và ưu tiên cho người Vân Kiều được vay vốn sản xuất thông qua nhiều kênh khác nhau. Nhưng những gia đình mà đàn ông giữ tiền thường thiếu dân chủ, không bàn bạc với vợ con trong việc sử dụng vốn, hiện có một số trường hợp chồng vay nhưng vợ hoàn toàn không biết, có trường hợp chồng vay xong đi uống rượu. Ví dụ như trường hợp anh H.Y thôn Pa Loang vay vốn của Hội Nông dân sau khi vay xong bỏ nhà đi 4 - 5 ngày chơi bời hết tiền mới về nhà để lại nợ cho vợ con gánh chịu" [TLNTT, UBND huyện Đakrông].
Nam giới kiểm soát vốn và sử dụng vốn là thực trạng chung của nhiều cộng đồng nông thôn ở nước ta hiện nay. Đối với một số địa phương khác các nghiên cứu dẫn chứng rằng: "Chỉ có 32,2% phụ nữ là người đứng tên vay vốn, trong khi đó chỉ số này ở nam là 51,2%... Về người quyết định sử dụng tiền vay (38% do nam và 27,1% do phụ nữ" [12, tr. 34].
Kỹ thuật sản xuất cũng là một nguồn lực quan trọng đối với người Bru-Vân Kiều, đặc biệt trong xu hướng cải thiện sinh kế hiện nay. Bên cạnh đó, trong những năm gần đây, nhiều chương trình và dự án có mục tiêu bình đẳng giới rất rõ khi chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật tại Đakrông. Vì vậy việc tiếp nhận các tiến bộ kỹ thuật đều đƣợc cả phụ nữ và nam giới quan tâm. Tuy nhiên việc sử dụng kỹ thuật lại tuỳ thuộc vào lĩnh vực sản xuất mà họ đảm nhận chính. Ví dụ phụ nữ nắm và áp dụng các kỹ thuật về trồng trọt và chăn nuôi lợn, gia cầm. Nam giới nắm và áp dụng các kỹ thuật về trồng rừng, nuôi cá nước ngọt, chăn nuôi trâu bò. Những tiến bộ kỹ thuật khác họ cũng sử dụng nhƣng mức độ quan tâm ít hơn. Mặc dầu sự bất bình đẳng trong việc sử dụng và kiểm soát nguồn lực này ít hơn so với các nguồn lực khác nhưng nam giới vẫn là người có cơ hội để tiếp cận và kiểm soát hơn phụ nữ, đặc biệt là các biện pháp kỹ thuật mới (chăn nuôi trâu bò, trồng rừng) và các