CHƯƠNG 3 TÁC ĐỘNG CỦA MỘT SỐ YẾU TỐ KINH TẾ, VĂN HÓA ĐẾN PHÂN CÔNG LAO ĐỘNG THEO GIỚI VÀ ĐỊA VỊ XÃ HỘI CỦA PHỤ NỮ VÀ NAM GIỚI BRU-VÂN KIỀU
3.1. TÁC ĐỘNG CỦA MỘT SỐ YẾU TỐ KINH TẾ VÀ VĂN HÓA ĐẾN PHÂN CÔNG LAO ĐỘNG THEO GIỚI
3.1.1. Tác động của một số yếu tố kinh tế và văn hóa đến phân công lao động theo giới trong sản xuất
Trước hết chúng tôi muốn đề cập đến hai khái niệm cơ bản làm cơ sở cho sự phân tích vấn đề, đó là khái niệm "kinh tế" và "văn hóa".
Khái niệm "kinh tế" đƣợc hiểu "là tổng thể những hoạt động của con người nhằm thõa mãn nhu cầu vật chất... kinh tế là tổng thể những quan hệ sản xuất của một hình thái kinh tế - xã hội nhất định" [128, tr. 510, 511]. Hay "nền kinh tế là thể chế xã hội để tổ chức sản xuất, phân phối và tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ" [73, tr. 596].
"Văn hóa" là một khái niệm rất rộng. Giáo sƣ Vũ Khiêu cho rằng: "Văn hóa thể hiện trình độ được vun trồng của con người, của xã hội...Văn hóa là trạng thái của con người ngày càng tách khỏi giới động vật, ngày càng xóa bỏ những đặc tính của động vật, để khẳng định những đặc tính của con nguời" [49, tr. 8]. Edward B.
Tylor cho rằng: "Văn hóa là một tổng thể phức tạp, bao gồm tri thức, tín ngƣỡng, nghệ thuật, đạo đức, pháp luật, phong tục và cả những năng lực, thói quen mà con người đạt được trong xã hội" (dẫn theo Chu Khắc Viện) [143, tr. 310]. Các nhà xã hội học theo trường phái cấu trúc luận coi "văn hóa là một hệ thống giá trị nhằm tạo nên những hình thức của hành vi con người làm thành một bộ phận hữu cơ của hệ thống xã hội nhằm qui định hình thức tổ chức và mục đích của hình thức này"
[90, tr. 27]. Ở đây chúng ta không chỉ bàn đến văn hóa chung chung, mà còn bàn đến văn hóa gắn liền với tộc người cụ thể. Tổ chức UNESCO cho rằng: "Khi nói đến văn hóa tộc người là nói đến những khía cạnh tiêu biểu của tộc người đó tạo
nên những nét khác biệt với văn hóa các tộc người khác" (dẫn theo Ngô Văn Lệ) [61, tr. 16].
Trước hết chúng ta sẽ đi từ sự tác động của yếu tố kinh tế đối với PCLĐTG trong sản xuất. Bởi vì việc thực hiện chức năng xã hội của phụ nữ và nam giới Bru- Vân Kiều trong lao động không thể vƣợt ra khỏi cơ sở kinh tế vốn có của họ nhƣ cách thức tổ chức sản xuất, kỹ thuật, lợi ích.v.v...
Tổ chức và quản lý sản xuất là một trong những vấn đề cơ bản của hoạt động sản xuất. Chúng liên quan trực tiếp đến việc đánh giá và sử dụng lao động cũng như phân phối lợi ích cho các thành viên. Trong lịch sử xã hội loài người đã từng trải qua nhiều loại hình kinh tế khác nhau với những cách thức tổ chức và quản lý sản xuất phù hợp với nó. Trong nền kinh tế tự nhiên hay còn gọi là kinh tế tự cung, tự cấp - cơ sở kinh tế của xã hội truyền thống, cách thức tổ chức và quản lý sản xuất chủ yếu dựa trên sự PCLĐ theo tuổi tác, giới tính và tập quán. Ngƣợc lại trong nền kinh tế thị trường, việc tổ chức và quản lý sản xuất dựa trên trình độ chuyên môn hoá, kỹ năng, tay nghề cũng nhƣ sự năng động và có kế hoạch cao.
Trên thực tế (từ sau Nghị quyết 10) có hai kiểu tổ chức và quản lý sản xuất hiện đang tồn tại ở cộng đồng Bru-Vân Kiều: Thứ nhất là kiểu tổ chức quản lý theo khuôn mẫu của nền kinh tế tự nhiên hay tổ chức và quản lý theo truyền thống. Kiểu tổ chức và quản lý sản xuất này rất phổ biến và chiếm ƣu thế trong cộng đồng Bru- Vân Kiều. Kết hợp phỏng vấn các cá nhân đại diện hộ với quan sát 20 hộ ở Hướng Hiệp và Tà Long chúng tôi thấy có 15 hộ có cách thức tổ chức và quản lý sản xuất theo mô hình mới. Kiểu thứ hai là tổ chức và quản lý sản xuất theo kinh tế thị trường dựa trên nhu cầu công việc, sự thành thục về kỹ năng và có tính chuyên môn hóa. Chỉ có 5 hộ/20 hộ khảo sát bắt đầu chuyển hướng theo mô hình này.
Nhƣng dù sao ở các hộ này rất dễ dàng nhìn thấy sự đan xen của cách thức truyền thống trong tổ chức và quản lý sản xuất của họ.
Đối với nhóm hộ thứ nhất, người chịu trách nhiệm cao nhất và gần như duy nhất về tổ chức và quản lý sản xuất là chủ hộ. Thông thường đây cũng là những chủ hộ mang tư tưởng gia trưởng. Chủ hộ là người quyết định mọi thứ từ kế hoạch sản xuất, chỉ đạo triển khai công việc, sử dụng lao động trong gia đình cho đến phân phối lợi ích.v.v... Họ không nhất thiết phải bàn bạc với các thành viên trong nhà, hoặc có trao đổi thì chỉ là mang tính chất thông báo cho các thành viên biết. Cũng
cần phải nói rằng phần lớn chủ hộ là đàn ông chứ không phải là phụ nữ. Trong kết quả khảo sát 200 người trong độ tuổi lao động ở xã Hướng Hiệp có 10 phụ nữ chủ hộ (chiếm 5%); còn lại là nam giới chủ hộ (95%). Ở Tà Long có 11 phụ nữ chủ hộ (11%) còn lại là nam giới chủ hộ (89%).
"Tôi điều hành công việc làm ăn của gia đình dựa trên kinh nghiệm của cha mẹ tôi. Các ông bà làm thế nào thì mình làm theo. Đàn ông đi rừng thì cứ thế mà đi, đàn bà thì lo con cái, trồng cây trên rẫy... trồng cây gì, nuôi con gì là ở tôi.
Thỉnh thoảng có nhắc nhở, đôn đốc mọi người làm việc cho tốt" [Nam chủ hộ, 52 tuổi, thôn XaVi, xã Hướng Hiệp].
Như vậy với vai trò là một người tổ chức và quản lý sản xuất trong gia đình, các chủ hộ này hoàn toàn dựa vào kinh nghiệm truyền thống của các thế hệ đi trước trong đó bao gồm sử dụng lao động theo giới tính, tuổi tác và thói quen mà họ có đƣợc trở thành nguyên tắc cơ bản của việc quản lý và điều hành sản xuất nông hộ.
Bên cạnh đó họ còn chỉ huy công việc sản xuất bởi tư tưởng gia trưởng nền tảng của chế độ phụ quyền còn in đậm ở nơi đây. Chính chế độ phụ quyền "là một hình thức chỉ huy tổ chức công việc gia đình và kiểm soát tài sản nhằm hoàn thiện sự phân chia giới tính trong lao động" [144, tr. 22]. Trong cách thức quản lý ấy, các thành viên tự ý thức về vai trò của mình theo khuôn mẫu từ trước để tham gia lao động sản xuất. Người quản lý đồng thời cũng là chủ hộ chỉ đóng vai trò nhắc nhở họ làm đúng vai trò theo giới tính, tuổi tác của mình mà thôi.
Trong các hộ thuộc nhóm thứ hai, cách thức tổ chức và quản lý sản xuất có khác hơn. Trong các hộ này vai trò chủ hộ cũng rất lớn nhƣng họ phải dựa trên ý kiến bàn bạc của phụ nữ. So với kiểu quản lý truyền thống chúng gần nhƣ mang tính "dân chủ - tập trung" hơn.
"Công việc làm ăn trong nhà chủ yếu do tôi và vợ tôi lo. Tôi ít phân biệt nam - nữ, chỉ có một số trường hợp cần thiết như sức khỏe con gái khác con trai khi bảo làm cái gì phải tính. Còn lại ai làm được cái gì cứ làm, miễn là làm xong việc, làm tốt " [Nam, 34 tuổi, thôn Xa Vi, xã Hướng Hiệp].
Đối với các chủ hộ này, cơ sở của việc tổ chức và sử dụng lao động trong hộ của họ cơ bản lấy hiệu quả công việc làm chính để phân công lao động. Dĩ nhiên các yếu tố về sinh học và truyền thống cũng đƣợc cân nhắc. Chính vì vậy
mà mô hình PCLĐTG trong nhóm hộ này đã thay đổi khá nhiều so với mô hình truyền thống. Sự chuyển đối vai trò giữa nam và nữ đã diễn ra một cách khá mềm dẻo dưới kinh nghiệm, kỹ năng điều hành của những người chủ hộ có tư tưởng đổi mới này.
"Không phải khi nào phụ nữ cũng phải làm rẫy, nuôi heo. Có lúc phụ nữ khỏe mạnh, thông thạo thì đi rừng, mua bán cho chồng; chồng ở nhà làm rẫy, nuôi heo. Không có gì phải thắc mắc cả" [Nữ, 42 tuổi, thôn Ruộng, xã Hướng Hiệp].
Tuy nhiên nhƣ vậy không phải cách tổ chức và quản lý sản xuất của các chủ hộ này là hoàn toàn không chứa đựng sự PCLĐ dựa trên yếu tố tuổi tác và giới tính. Các chuẩn mực và qui tắc trong luật tục vẫn đan xen khá đậm nét trong các nguyên tắc quản lý sản xuất. Bởi vì, mặc dầu họ đã có thay đổi trong cách nhìn nhận về tổ chức sản xuất, nhƣng ít nhiều những giá trị, chuẩn mực, qui tắc trong văn hóa và thói quen trong sản xuất truyền thống sẽ ảnh hưởng và chi phối cách tổ chức và điều hành sản xuất của họ. Không nghi ngờ gì nữa, trong các hộ này vẫn tồn tại song song những yếu tố truyền thống bên cạnh những yếu tố mới:
"Trong gieo trồng vai trò phụ nữ rất quan trọng, trước khi cả nhà đi gieo hạt, người ta vẫn để phụ nữ lớn tuổi bỏ giống trước, thu hoạch cũng để phụ nữ làm trước và họ làm là chủ yếu trong khi nam giới có thể chia sẻ các công việc khác như vận chuyển lúa chẳng hạn..." [Nữ, 55 tuổi, thôn Vôi, xã Tà Long].
Thực trạng PCLĐTG trong sản xuất của người Bru-Vân Kiều còn liên quan đến yếu tố kỹ thuật. Trong các cuộc TLNTT ở Hướng Hiệp và Tà Long, nhiều ý kiến đã đồng ý rằng kỹ thuật chi phối mạnh mẽ đến sự PCLĐ giữa phụ nữ và nam giới.
Kỹ thuật "là tổng thể nói chung những phương tiện và tư liệu hoạt động của con người được tạo ra để thực hiện quá trình sản xuất và phục vụ các nhu cầu phi sản xuất của xã hội" [128, tr. 501]. Thực ra, yếu tố kỹ thuật vừa mang tính kinh tế vừa mang tính văn hóa - văn minh. Hay nói đúng hơn, kỹ thuật là một yếu tố nằm ở vùng giao thoa giữa kinh tế và văn hóa - văn minh. Khi kỹ thuật phát triển đƣợc đánh dấu bằng các phát minh khoa học - kỹ thuật góp phần thúc đẩy văn hoá phát triển cao thì hình thành văn minh. Hay nói cách khác "Văn minh là trạng thái tiến bộ về cả hai mặt vật chất và tinh thần của xã hội loài người, tức là trạng thái phát
triển cao của nền văn hóa" [92, tr.7]. Vì vậy khi phân tích vấn đề này, chúng tôi nhìn nhận kỹ thuật là một yếu tố vừa mang tính kinh tế vừa mang tính văn hóa.
Nhƣ chúng ta đã biết, trồng lúa rẫy là một hoạt động kinh tế cơ bản của người Bru-Vân Kiều từ ngàn xưa. Trong đó kỹ thuật gieo trồng gắn liền với sự thuận lợi về mặt sinh học và các công cụ đơn giản nhƣ dao, rựa, nọc bằng gỗ cùng với kỹ năng thao tác của đôi tay người lao động.
"Bắt đầu cho một mùa rẫy mới, người Vân Kiều thường phát rẫy, cốt (chặt các cây to), sau đó đốt và dọn rẫy. Để gieo hạt, họ dùng nọc gỗ tạo ra các lỗ dưới mặt đất theo một khoảng cách nhất định và sâu vừa phải, sau đó cho hạt lúa xuống và lấp đất. Sau khi lúa mọc họ phải dặm, phải làm cỏ và bắt sâu. Khi lúa chín họ sử dụng dao nhỏ cắt lấy các bông lúa tốt để làm giống sau đó mới cắt hoặc dùng tay tuốt hạt mang về nhà" [Nữ, 51 tuổi, thôn Ruộng, xã Hướng Hiệp].
Với thực trạng về kỹ thuật và công cụ lao động nhƣ vậy, sự PCLĐ giữa phụ nữ và nam giới đã diễn ra một cách tự nhiên.
"Lúc bấy giờ với các công cụ và kinh nghiệm của ông bà để lại, nam giới khỏe mạnh hơn thì phải phát rẫy, chọc lỗ để gieo hạt, bảo vệ rẫy kẻo con chim, con thú nó ăn mất. Phụ nữ phát bụi nhỏ, gieo hạt, sau đó chăm sóc, thu hoạch. Hồi đó không biết đến liềm mà có cây dao nhỏ, hoặc dùng tay để tuốt lúa. " [TLNTT, UBND xã Hướng Hiệp].
Có thể nói canh tác trên nương rẫy đã sử dụng các công cụ và kỹ thuật hết sức đơn giản. Lao động cơ bắp và kinh nghiệm, kỹ năng trở thành yếu tố quyết định trong PCLĐ. Vì vậy, trong kỹ thuật canh tác nương rẫy thô sơ hiện nay họ chỉ cần lao động nam giới trong những công việc đòi hỏi cơ bắp mạnh mẽ nhƣ: phát, cốt, chọc lỗ. Còn lại các công việc khác đều do phụ nữ đảm nhận. Tuy nhiên những hiểu biết về kỹ thuật trồng lúa rẫy cũng là một lợi thế cơ bản của phụ nữ để đƣa họ lên vị trí lao động chính. Những kinh nghiệm, kỹ năng sẵn có ấy họ đã đƣợc xã hội hóa từ khi còn là đứa trẻ để đƣợc nhận phần công việc của mình. Cho đến nay, kỹ thuật canh tác lúa rẫy vẫn không thay đổi, vì vậy không có cơ hội cho sự chuyển đổi vai trò giới từ góc độ kỹ thuật như trong trồng lúa nước.
Việc canh tác trên ruộng nước về kỹ thuật cơ bản giống với vùng đồng bằng, chỉ khác là người Bru-Vân Kiều không biết sử dụng máy móc và không có thói quen bón phân cho lúa do ảnh hưởng của luật tục. Đối với họ, trồng lúa nước
là một cuộc cách mạng về phương thức kiếm sống và về kỹ thuật mặc dầu diện tích lúa nước không nhiều. Việc chuyển từ canh tác trên đất dốc sang canh tác trên ruộng nước đòi hỏi phải xét đến yếu tố kỹ thuật và con người lao động. Từ khâu giống, đến khâu làm đất, gieo cấy, thu hoạch... đều mới mẻ.
"Lúa nước không cần phát, cốt và chọc lỗ nhưng phải cày bừa. Hạt giống phải xứ lý trước khi gieo, phải làm thủy lợi. Việc nhổ cỏ lúa bằng tay có thể thay bằng phun thuốc trừ sâu hoặc diệt cỏ. Thu hoạch không thể dùng tay tuốt mà phải dùng liềm để cắt, sau đó đập, tuốt và phơi" [TLNTT, UBND xã Hướng Hiệp].
Kiểu canh tác mới với kỹ thuật mới xuất hiện đã làm cho sự PCLĐ giữa phụ nữ và nam giới trong trồng lúa nước có sự thay đổi so với trồng lúa rẫy. Nếu như trong trồng lúa rẫy "hầu như phụ nữ là người làm tất cả các công việc", thì trong trồng lúa nước họ được "chia sẻ" nhiều hơn. Từ chỗ phụ nữ chọn và cất hạt giống chuyển sang nam chọn và xử lý hạt giống. Khâu làm đất vẫn là nam giới đảm nhận chính nhƣng nay họ dùng trâu để cày bừa, phụ nữ tham gia cuốc đất. Từ chỗ phụ nữ nhổ cỏ bắt đầu chuyển sang phun thuốc do nam giới làm (hiện nay việc sử dụng thuốc vẫn chƣa nhiều); từ tuốt lúa bằng tay do phụ nữ làm chuyển sang cắt lúa bằng liềm do cả hai cùng làm,v.v... Chúng tôi đã từng thấy sự tác động này thể hiện rất rõ ở các cộng đồng người Kinh ở Cam Lộ nơi mà người nông dân dùng kỹ thuật sạ và các loại thuốc bảo vệ thực vật trở nên phổ biến: "Trong trồng lúa nước nam giới là lao động chính. Nhiều công việc nặng nhọc, mất nhiều thời gian và công sức mà phụ nữ làm trước đây đã chuyển sang nam giới do tiến bộ của khoa học kỹ thuật"
[58, tr. 55]. Tác động của sự tiến bộ về công cụ lên sự PCLĐ giữa đàn ông và đàn bà đã đƣợc Engels phát hiện ra khi phân tích sự tác động của yếu tố công cụ lao động trong sản xuất nông nghiệp ngoài gia đình trong bước chuyển từ chế độ mẫu hệ sang chế độ phụ hệ. Simone De Beauvoir đã khẳng định lại cách nhìn của ông khi cho rằng với sự xuất hiện của các công cụ mới, "nó đã bị đảo lộn so với việc phân công lao động kiểu cũ do có sự phát minh ra các công cụ mới" [6, tr. 2].
Bởi vì "việc cải tiến kỹ thuật có thể dẫn đến việc thay đổi sự phân công lao động..." [127, tr. 3].
Việc áp dụng kỹ thuật mới trong chăn nuôi cũng là một ví dụ tốt cho vấn đề này. Chăn nuôi là một trong những hoạt động kinh tế có từ lâu đời của dân tộc Bru- Vân Kiều. Về mặt truyền thống, người Bru-Vân Kiều chăn nuôi gia súc gia cầm
theo phương pháp thả rông. "Chủ yếu là nuôi ở dạng chăn thả, dựa vào điều kiện tự nhiên nhiều hơn là đầu tƣ vốn và các biện pháp kỹ thuật " [57, tr. 53]. Đây cũng là hình thức chăn nuôi thường thấy ở các dân tộc vùng cao. Đối với các hộ giữ nguyên cách thức chăn nuôi này thì phụ nữ đảm nhận gần nhƣ toàn bộ công việc của chăn nuôi lợn, gia cầm (trừ khâu con giống), nam giới đảm nhiệm toàn bộ khâu chăn nuôi trâu, bò dê. Vai trò này đƣợc ấn định từ xa xƣa.
"Từ ngày xưa người ta đã làm thế: đàn bà chăn dắt con heo, con gà; đàn ông chăn dắt con trâu vào rừng, ít khi thấy ngược lại" [Nam, 58 tuổi, thôn BaHy, xã Tà Long].
Nhƣng từ năm 2000 trở lại đây, một số hộ cùng với sự hỗ trợ của chính quyền, các dự án phát triển nông thôn, các biện pháp kỹ thuật chăn nuôi mới đã được chuyển tải cho người Bru-Vân Kiều. Nhiều hộ đã bắt đầu cải tiến kỹ thuật chăn nuôi của họ. Họ được hướng dẫn sử dụng giống gia súc mới, làm chuồng, thay đổi cách chăm sóc, phòng bệnh, sử dụng các loại thuốc phòng và chữa bệnh. Đây cũng là một sự thay đổi rất lớn về kỹ thuật đối với bà con, mặc dầu khuynh hướng này chỉ mới thu hút một bộ phận nhỏ dân cƣ, nhƣng đây là xu thế tất yếu để cải thiện đời sống của người Bru-Vân Kiều. Khi áp dụng các biện pháp kỹ thuật mới, vai trò của phụ nữ và nam giới trong chăn nuôi đƣợc thể hiện rõ hơn do sự phụ thuộc vào tự nhiên giảm đi thay vào đó là lao động có kỹ thuật của con người.
Nhiều công việc mới xuất hiện gắn với kỹ thuật do phụ nữ và nam giới đảm nhiệm mà trước đây không có. Không những thế đã có sự thay đổi vai trò giữa phụ nữ và nam giới. Vai trò của nam giới trong chăn nuôi lợn, gia cầm tăng lên.
"Nam giới có vai trò trong mua giống, làm chuồng, phòng trị bệnh và bán sản phẩm. Họ phải đi mua con giống (nhất là giống lợn) ở các nơi khác về nuôi.
Họ phải chặt cây làm chuồng, họ phải đi mua thuốc và gọi thú y khi lợn ốm"
[TLNTT, UBND xã Tà Long].
Đặc biệt, khi quan sát trong các nhóm hộ nuôi trâu bò theo mô hình mới (mô hình nuôi nhốt chuồng) chúng tôi nhận ra rằng vai trò trong chăn nuôi trâu bò cải tiến đang chuyển dần từ nam giới sang phụ nữ do sự thay đổi về kỹ thuật. Nếu nuôi trâu bò theo dạng thả rông, người lao động không phải chi phí công sức cho việc tìm kiếm thức ăn cho gia súc, vệ sinh chuồng trại, thì chăn nuôi nhốt