Giải pháp 4: Tham gia bảo hiểm tín dụng xuất khẩu

Một phần của tài liệu Rủi ro trong hoạt động xuất khẩu của công ty cổ phần nha trang seafoods – f17 (Trang 118 - 121)

3.3.4.1 Sự cần thiết của giải pháp:

Ở Việt Nam, trước đây các doanh nghiệp được hưởng rất nhiều hỗ trợ như thưởng xuất khẩu, kinh phí xúc tiến thương mại, mua dự trữ, cụ thể hơn là: hỗ trợ xuất khẩu, cho vay xuất khẩu hay cấp tín dụng ưu đãi. Tuy nhiên, hiện nay khi Việt Nam đã trở thành thành viên của WTO thì việc tiếp tục thực hiện những ưu đãi trên sẽ không đơn giản. Vì sức ép của các cam kết quốc tế, cụ thể là những quy định của WTO sẽ xử phạt hành vi trực tiếp trợ cấp cho hoạt động xuất khẩu[9], đòi hỏi nước ta phải đổi mới hoạt động hỗ trợ tài chính xuất khẩu. Để đảm bảo an toàn, hạn chế rủi ro và những tác động xấu của nó đến hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như sự ổn định tài chính cho các doanh nghiệp, bảo hiểm tín dụng xuất khẩu ra đời với vai trò là một công cụ hỗ trợ xuất khẩu thông qua việc giúp các doanh nghiệp cũng như ngân hàng cấp tín dụng tránh được các rủi ro xảy ra đối với khoản tín dụng. Có hai loại rủi ro xảy ra đối với khoản tín dụng:

Rủi ro kinh tế (hay còn gọi là rủi ro thương mại): khả năng tài chính của người mua không đủ để thanh toán tín dụng (phá sản, thua lỗ kéo dài…).

Rủi ro chính trị: những sự kiện xảy ra ngoài khả năng tài chính khiến cho người mua không thể thanh toán được khoản tín dụng (chiến tranh, khủng bố, đình công…).

Ngoài vai trò cơ bản là giúp doanh nghiệp xuất khẩu hạn chế được rủi ro kinh tế và rủi ro chính trị. Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu có nhiều lợi ích khác nhau, đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hoạt động xuất khẩu và đầu tư, tuy nhiên phải kể đến những tác dụng quan trọng kể sau:

Giúp doanh nghiệp an tâm hơn trước các rủi ro:

Trước tình hình nền kinh tế Việt Nam hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam rất cần có sự bảo trợ của nhằm giảm

thiểu rủi ro mà họ có thể gặp. Sự xuất hiện của bảo hiểm tín dụng xuất khẩu với ưu điểm là hạn chế rủi ro, đảm bảo tính chủ động và bảo vệ tài chính cho các nhà xuất khẩu đã đáp ứng được các nhu cầu của doanh nghiệp, thúc đẩy hoạt động xuất khẩu và đầu tư, đồng thời bảo hiểm cho các loại rủi ro mà doanh nghiệp gặp phải đặc biệt là những rủi ro về tài chính.

Khuyến khích các doanh nghiệp trong nước tăng cường xuất khẩu và thúc

đẩy sản xuất phát triển:

Nhằm hạn chế những lo lắng, trở ngại cho doanh nghiệp xuất khẩu trong quá trình thâm nhập vào thị trường mới, xuất khẩu chủng loại hàng mới, bảo hiểm tín dụng xuất khẩu là một trong các hình thức giúp doanh nghiệp yên tâm khi bước chân vào một thị trường mới mẻ, được đảm bảo thanh toán và thậm chí được thanh toán nhanh chóng nhờ vào có khoản tín dụng. Từ đó, bảo hiểm tín dụng xuất khẩu cũng sẽ giúp doanh nghiệp mở rộng sản xuất, từng bước nâng cao và hoàn thiện hơn chất lượng, tăng tính cạnh tranh của các mặt hàng xuất khẩu nhằm đáp ứng được những tiêu chí và yêu cầu kỹ thuật, chất lượng tầm quốc tế. Những vai trò của bảo hiểm tín dụng xuất khẩu rõ ràng rất phù hợp với những phương hướng, mục tiêu phát triển của công ty trong thời gian tới như đã đề cập ở phần 3.2).

Với những vai trò này hiện nay thực sự rất cần thiết với NTSF F17, khi mà từ trước đến nay, công ty NTSF mới chỉ tập trung phần lớn vào một vài thị trường truyền thống với những mặt hàng cố định. Điều này hoàn toàn có thể lý giải bởi công ty xuất khẩu những mặt hàng có ưu thế sang những thị trường truyền thống mà công ty đã nghiên cứu và am hiểu lâu năm nhằm tránh những khó khăn trong quá trình thâm nhập những thị trường mới xuất hiện, tiềm ẩn nhiều rủi ro. Tuy nhiên, trước bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang biến động hết sức phức tạp, việc đa dạng hóa thị trường đồng thời đa dạng hóa mặt hàng xuất khẩu nhằm giúp công ty chủ động trước những biến động về ngành hàng, mặt hàng được coi là một trong những biện pháp hết sức cần thiết.

Mở ra nhiều cơ hội đầu tư cho doanh nghiệp trong nước:

Từ trước đến nay, vốn luôn là một trong những trở ngại, cản trở các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế. Thực tế cho thấy, không ít doanh nghiệp có nguồn vốn lớn nhưng lại không biết tận dụng trong khi không ít trường hợp các nhà xuất khẩu Việt Nam phải từ chối những hợp đồng quý giá chỉ vì không đủ vốn. Trong khi đó, áp dụng bảo hiểm tín dụng xuất khẩu, các nhà xuất khẩu sẽ không chỉ được tiếp cận với nguồn vốn tín dụng hết sức phong phú từ nước ngoài thông qua những hợp đồng có giá trị ký kết với đối tác nước ngoài, mà còn có thể tăng nhanh vòng quay vốn, qua đó nắm bắt những cơ hội đầu tư cũng như tăng cường khả năng tiếp cận những thị trường thương mại tiềm năng lớn đang trên đà phát triển trong khu vực cũng như trên thế giới. Điều này cũng có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của NTSF trong tương lai.

Như vậy, bảo hiểm tín dụng xuất khẩu còn là phương tiện quan trọng giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường tiêu thụ, tăng khả năng tiếp cận thị trường quốc tế. Những vai trò này đã phần nào khắc phục những khó khăn công ty đang gặp phải đồng thời đáp ứng được mục tiêu, phương hướng phát triển của công ty trong thời gian tới.

3.3.4.2 Nội dung thực hiện:

 Muốn tham gia sử dụng bảo hiểm tín dụng xuất khẩu, trước hết công ty cần nhận thức được những cơ hội cũng như những lợi ích mà bảo hiểm tín dụng xuất khẩu mang lại trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới. Có như vậy, công ty sẽ chủ động, tích cực nắm bắt các thông tin, tìm hiểu sâu về cách thức sử dụng loại hình bảo hiểm này.

 Công ty phải có bộ phận chuyên trách về vấn đề bảo hiểm tín dụng cho doanh nghiệp khi kí kết các hợp đồng xuất khẩu với đối tác nước ngoài. Các cán bộ này phải được đào tạo nghiệp vụ ngoại thương, am hiểu Luật và các văn bản pháp lý điều chỉnh thương mại quốc tế, đặc biệt về hoạt động tín dụng xuất khẩu. Bên cạnh đó, công ty phải không ngừng nâng cao kiến thức của các cán bộ quản lý hoạt động trong lĩnh vực tín dụng xuất khẩu thông qua các khóa đào tạo hợp tác với các trường đại học, các tổ

chức trong và ngoài nước, đồng thời mở các lớp chuyên đề hỗ trợ kĩ năng sử dụng thành thạo và tăng cường khả năng ứng phó với các rủi ro cho cán bộ tín dụng.

 Cần mở rộng mạng lưới đại diện thương mại ở nhiều nước nhằm thực hiện các chương trình xúc tiến thương mại có hiệu quả, hỗ trợ tốt cho hoạt động kinh doanh, xuất khẩu hàng hóa ra thị trường thế giới của công ty mình.

 Công ty cần phải tìm hiểu kỹ đối tác của mình, nắm đầy đủ thông tin để lựa chọn đối tác có uy tín trên thương trường, cân nhắc, xem xét và tìm hiểu thật kỹ các hợp đồng ký kết tránh trường hợp bị gian lận, lừa đảo do không hiểu hết các điều khoản trong hợp đồng xuất nhập khẩu cũng như các quyền lợi được hưởng khi tham gia bảo hiểm tín dụng xuất khẩu.

 Cần phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa công ty NTSF F17 (khách hàng sử dụng) và Ngân hàng (Người cho vay) cũng như các công ty bảo hiểm trong nước (đối tượng kinh doanh bảo hiểm tín dụng xuất khẩu). Qua đó, công ty có thể được tư vấn và đưa vào hợp đồng những điều khoản có lợi cho mình, mà vẫn phù hợp với tập quán mua bán quốc tế.

Có thể nói, việc đa dạng hóa các hình thức hỗ trợ, thúc đẩy tăng trưởng phát triển kinh tế, đẩy mạnh xuất khẩu ở nước ta có ý nghĩa quan trọng trong giai đoạn hiện nay. Vì vậy, bảo hiểm tín dụng đang hứa hẹn những cơ hội mới, là công cụ để hỗ trợ và thúc đẩy phát triển kinh tế, tăng kim ngạch xuất khẩu … đòi hỏi phải được tiến hành khẩn trương đồng bộ và cần có những bước đi thích hợp.

Một phần của tài liệu Rủi ro trong hoạt động xuất khẩu của công ty cổ phần nha trang seafoods – f17 (Trang 118 - 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)