Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty

Một phần của tài liệu Rủi ro trong hoạt động xuất khẩu của công ty cổ phần nha trang seafoods – f17 (Trang 41 - 44)

2.1.2.1.Sơ đồ tổ chức quản lý của công ty

Ngày nay, do tính chất xã hội hóa ngày càng cao, trình độ phân công lao động ngày càng sâu sắc nên vai trò quản lý rất được coi trọng. Tổ chức quản lý là sự sắp xếp đội ngũ quản lý của công ty theo những bộ phận đảm nhiệm những chức năng khác nhau nhưng có quan hệ mật thiết với nhau cùng làm việc để đạt mục đích chung. Bộ máy của công ty có một đội ngũ quản lý có kinh nghiệm, năng động, sáng tạo, vững chuyên môn và linh hoạt trước những biến động của thị trường. 2.1.2.2. Nhiệm vụ của từng bộ phận

a. Đại hội đồng cổ đông:gồm tất cả cổ đông của công ty, là cơ quan có thẩm quyền quyết định cao nhất của công ty, có các quyền và nhiệm vụ theo quy định tại điều 13 Điều lệ công ty, trong đó có quyền bầu, miễn nhiệm và bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát.

b. Hội đồng quản trị (HĐQT): là cơ quan quản lý cao nhất của Công ty giữa hai kỳ Đại hội đồng cổ đông, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.

c. Giám đốc (GĐ): là người có quyền điều hành cao nhất trong công ty; trực tiếp chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc tổ chức, quản lý điều hành các hoạt động tác nghiệp hàng ngày của công ty và thi hành các nghị quyết, quyết định của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị theo nhiệm vụ và quyền hạn được giao

d. Phó Giám Đốc (PGĐ): có nhiệm vụ giúp cho GĐ về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, giải quyết các công việc nội bộ. PGĐ gồm 2 người:

 PGĐ kinh doanh phụ trách trực tiếp phòng kinh doanh, công tác đối ngoại của công ty, nắm bắt những thông tin biến động thị trường để kịp thời đưa ra định hướng, chiến lược nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty.

 PGĐ sản xuất phụ trách trung tâm KCS - kỹ thuật điện lạnh và phân xưởng chế biến.

đ. Ban kiểm soát: thay mặt cho các cổ đông kiểm soát toàn bộ các hoạt động của công ty. Các thành viên Ban kiểm soát do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, có các quyền và nhiệm vụ quy định tại khoản 3, điều 30 Điều lệ công ty, đồng thời phải

chịu trách nhiệm cá nhân trước pháp luật và Đại hội đồng cổ đông về những sai phạm gây thiệt hại cho công ty trong khi thực hiện nhiệm vụ như điều 91 Luật doanh nghiệp đã quy định.

e. Các phòng nghiệp vụ chuyên môn:

e.1. Phòng kinh doanh - xuất nhập khẩu: có nhiệm vụ tìm kiếm và phát triển thị trường; giao dịch với khách hàng; lập hợp đồng và tham mưu cho GĐ việc ký kết các hợp đồng mua bán; lập các chứng từ thủ tục hải quan để xuất hàng; kinh doanh, quản lý và điều hành các phương tiện đáp ứng nhu cầu bảo quản và vận chuyển hàng hóa như kho lạnh, xe tải lạnh.

e.2. Phòng tổ chức lao động tiền lương: có nhiệm vụ là phụ trách công tác tổ chức, quản lý nhân sự, quản lý lao động tiền lương, tiền thưởng toàn công ty. Gồm có bộ phận văn thư, lao động tiền lương, tiền lương, đội bảo vệ, y tế, nhà ăn, đội vệ sinh.

e.3. Phòng tài vụ: có nhiệm vụ quản lý điều hành công tác thu chi, quyết toán tài chính toàn Công ty theo đúng Luật Kế toán Việt Nam; tập hợp chứng từ của các nhà máy và hạch toán lãi lỗ định kỳ hàng tháng, quý, năm theo quy định chung; thực hiện các công tác quản lý tài chính khác theo yêu cầu của Giám đốc Công ty.

e.4. Trung tâm kỹ thuật KCS – Cơ điện lạnh:là đơn vị trực thuộc công ty có nhiệm vụ quản lý, điều hành toàn bộ hệ thống kiểm tra chất lượng sản phẩm và máy móc thiết bị phục vụ sản xuất trong toàn công ty.

e.5. Nhà máy chế biến thủy sản 17: là phân xưởng sản xuất chính của công ty, đặt tại 58B, 2/4, Nha Trang. Lợi nhuận của phân xưởng chiếm khoảng 80% tổng lợi nhuận công ty, có nhiệm vụ chế biến sản phẩm tươi thành sản phẩm đông lạnh.

e.6. Nhà máy chế biến thủy sản F90: đặt tại Bình Tân, Nha Trang chuyên sản xuất gia công các mặt hàng thủy sản đông lạnh, đặc sản và sản xuất theo đơn đặt hàng.

e.7. Cửa hàng vật tư thủy sản: chuyên mua bán vật tư phục vụ cho công ty nhằm tăng thêm thu nhập hạn chế những chi phí không cần thiết, hạch toán kinh doanh riêng biệt, đây là mảng kinh doanh mở rộng của công ty.

e.8. Nhà hàng Nha Trang Seafoods: nhà hàng có chức năng giới thiệu sản phẩm của công ty với khách hàng trong và ngoài nước thông qua đó tiếp cận, thu thập thông

tin phản hồi, khuếch trương quảng cáo thương hiệu của công ty. Đây cũng là khoản kinh doanh mở rộng góp phần tăng thu nhập cho công ty.

Một phần của tài liệu Rủi ro trong hoạt động xuất khẩu của công ty cổ phần nha trang seafoods – f17 (Trang 41 - 44)