2.3.2.1. Rủi ro rào cản thương mại từ các thị trường xuất khẩu
Thị trường Mỹ, EU, Nhật Bản là ba thị trường xuất khẩu truyền thống của công ty… Trong 2 năm trở lại đây nổi lên thị trường Hàn Quốc, Úc với kim ngạch xuất khẩu tăng lên qua các năm. Ngoài ra, công ty mở rộng xuất khẩu qua các thị trường khác như: Hồng Kông, Đài Loan, Ai Cập, Canada… Ở mỗi thị trường hoạt động xuất khẩu của công ty đều gặp phải khá nhiều rủi ro từ các rào cản thương mại của các nước này. Một thực tế là, ở tất cả các thị trường càng ngày càng có rất nhiều quy định, rào cản đặt ra đối với các nước xuất khẩu, trong phần này đề tài sẽ chỉ ra
một số rủi ro do các rào cản thương mại từ thị trường nhập khẩu mà bản thân công ty NTSF đã gặp phải và tác động đến hiệu quả sản xuất, kinh doanh xuất khẩu của công ty. Đặc biệt, các rào cản thương mại đến từ các nước nhập khẩu thủy sản được áp dụng mạnh mẽ hơn đối với hàng thủy sản Việt Nam ở ba thị trường lớn là Mỹ, Nhật Bản, EU
Sơ đồ 2: Mạng lưới phân phối thị trường xuất khẩu của công ty
Bảng 11 : Cơ cấu thị trường xuất khẩu giai đoạn 2008 – 2010
Đvt: % Stt Thị trường 2008 2009 2010 1 Mỹ 80,37 77,05 62,37 2 Nhật 4,89 2,87 1,57 3 EU 8,86 9,00 16,56 4 Hàn Quốc 2,16 10,43 13,76 5 Thị trường khác 3,72 0,66 5,75 6 Tổng 100,00 100,00 100,00
Thị trường Mỹ:
Thị trường Mỹ là thị trường tiêu thụ thủy sản trọng điểm của công ty, giá bán cao và tiêu chuẩn khá khắt khe, tỷ trọng hàng năm chiếm trên 50% giá trị xuất khẩu. Tuy nhiên, nhịp độ xuất khẩu sang thị trường này đã chậm lại. Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ có hiệu lực tạo ra sự cạnh tranh gay gắt hơn cho hàng thủy sản của nước ta trên thị trường Hoa Kỳ, khiến cho nhiều doanh nghiệp nhập khẩu nước này đặt ra những yêu cầu khắt khe hơn với hàng thủy sản của Việt Nam.
Khó khăn chủ yếu hiện nay là nước Mỹ đang áp dụng các hành vi bảo hộ thương mại, các hàng rào kỹ thuật, kiểm dịch chặt chẽ và thường xuyên ban hành các tiêu chuẩn mới khắt khe hơn về dư lượng kháng sinh và an toàn vệ sinh thực phẩm. Có thể thấy điều này trong trường hợp Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) đang trong quá trình triển khai dự luật nông nghiệp 2008 (Farmbill), trong đó có điều khoản nhằm hạn chế việc nhập khẩu cá tra của Việt Nam, dựa trên việc mở rộng định nghĩa catfish và đưa cá tra của Việt Nam vào danh sách này để chuyển đối tượng này từ USFDA sang USDA quản lý.
Bảng 12: Mức thuế phá giá doanh nghiệp phải chịu khi nhập hàng vào Mỹ
Stt Công ty Biên phá giá
1 Seaprodex Minh Hải ( Bạc Liêu) 4,3
2 Minh Phú ( Cà Mau) 4,38
3 Camimex ( Cà Mau) 5,24
4 Kim Anh ( Sóc Trăng) 25,76
5 Nha Trang Seafoods - F17( Khánh Hòa)
Và 20 doanh nghiệp khác 4,9
6 Các doanh nghiệp còn lại 25,76
( Nguồn: C.TY CP Nha Trang Seafoods – F17)
Vào năm 2001, Hiệp hội các chủ trại cá nheo Hoa Kỳ - CFA đã đâm đơn kiện các doanh nghiệp Việt Nam bán phá giá cá Ba sa và cá Tra vào thị trường Mỹ (hai loại cá này được mang tên trong danh mục cá lưu thông trên thị trường Mỹ) đã cản trở đáng kể tới xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang Mỹ thời gian sau này.
Năm 2004, công ty NTSF là một trong các công ty nằm trong danh sách bị đơn trong vụ kiện các doanh nghiệp Việt Nam bán phá giá cá tra, cá basa của Hiệp Hội các chủ trại cá nheo Hoa Kỳ. Vì thế, kể từ tháng 7 năm 2004 cho đến nay công ty phải chịu thuế bán phá giá 4,9% khi nhập hàng vào Mỹ.
Thị trường EU:
Là thị trường tiêu thụ thủy sản lớn thứ hai của công ty và có nhiều triển vọng cho việc đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản trong thời gian tới. Năm 2008 tỷ trọng xuất khẩu chiếm 8,86%, năm 2009 chiếm 9,00%, năm 2010 chiếm 16,56% tổng giá trị xuất khẩu của toàn công ty. Đây là khu vực kinh tế tương đối ổn định và dành khá nhiều ưu đãi cho Việt Nam. Nhưng do mẫu mã châm đổi mới, giá thành chuyên chở còn cao, đặc biệt vấn đề về chất lượng sản phẩm và truy xuất nguồn gốc sản phẩm đang trở nên khó khăn hơn bao giờ hết vì thế hàng hóa của công ty vẫn bị rủi ro cao và cạnh tranh gay gắt bởi các sản phẩm cùng loại của nước bạn như Trung Quốc, Thái Lan và các doanh nghiệp trong nước, đặc biệt trong tỉnh Khánh Hòa là Công ty TNHH Hải Vương, Công ty Cổ Phần Hải Sản Nha Trang.
Thuận lợi: Các rào cản kỹ thuật đối với thủy sản xuất khẩu của công ty sang thị trường EU mặc dù chưa được xóa bỏ hoàn toàn, nhưng đã thông thoáng hơn, hành lang pháp lý về xuất khẩu tương đối rõ ràng và rộng mở. Việt Nam là một trong số 178 nước được hưởng chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập (GPS), với mức thuế thấp hơn 3,5% so với mức thuế thông thường. Mặt khác, công ty là 1 trong số 61 doanh nghiệp Việt Nam được EU công nhận vào nhóm I các nước xuất khẩu thủy sản và nhuyễn thể hai mảnh vỏ vào EU (01/06/2001). Bên cạnh đó, người tiêu dùng EU ngày càng tiêu dùng nhiều thủy sản hơn, vì họ cho rằng thủy sản là loại thực phẩm sạch và bổ dưỡng. Đây là tiền đề để công ty đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường này.
Khó khăn: Trước thực trạng nguy cơ sản phẩm thủy sản cung cấp cho con người không đảm bảo chất lượng, EU đã đưa ra quy định IUU (illegal, unreported, unregulated) yêu cầu thủy sản xuất khẩu vào EU phải có giấy chứng nhận thể hiện thông tin nguồn gốc và tính hợp pháp của sản phẩm, nếu không có sẽ không được nhập khẩu, cơ quan chức năng của nước có tàu đánh bắt phải xác nhận thủy sản
đánh bắt được trên tàu là phù hợp với quy định của phát luật và các quy định quốc tế về quản lý và bảo tồn nguồn lợi thủy sản. Đặc biệt, luật nêu rõ các quốc gia thành viên EU phải áp dụng mức xử phạt ở mức tối thiểu gấp 5 lần giá trị của sản phẩm thủy sản sai phạm thu hồi được khi phát hiện vi phạm quy định trên… Quy định này áp dụng bắt buộc từ ngày 01/01/2010 đối với các doanh nghiệp xuất khẩu vào thị trường này. Hiện tại, những quy định nghiêm ngặt đã và đang trở thành rào cản lớn đối với xuất khẩu thủy sản của Việt Nam nói chung và NTSF F17 nói riêng, bởi quy mô sản xuất của công ty vẫn còn nhỏ lẻ, manh mún, công ty chủ yếu thu mua thủy sản qua hệ thống trung gian (chiếm 70%) nên việc thực hiện ghi chép nguồn gốc xuất xứ đầy đủ cho các lô hàng khi xuất đi là điều không thể thực hiện được. Hiện tại, để phòng ngừa rủi ro này, công ty có phòng tổ chức thu mua nguyên liệu, với các hợp đồng thu mua trong tỉnh và ngoài tỉnh như Phú Yên, Bình Định, Kiên Giang…
Đối với mặt hàng xuất khẩu chủ lực của công ty là tôm đông lạnh - là mặt hàng đem lại doanh thu xuất khẩu chính cho công ty đồng thời cũng là mặt hàng có tính rủi ro cao nhất về nguồn nguyên liệu: tình trạng khan hiếm, giá cả nguyên liệu ngày càng tăng cao cộng với việc người tiêu dùng càng ngày càng khắt khe hơn đối với chất lượng sản phẩm trong vấn đề truy xuất nguồn gốc, hàm lượng các chất trong tôm xuất khẩu của công ty. Trên thực tế công ty đã gặp khá nhiều rủi ro trong vấn đề này, để hạn chế những rủi ro này công ty đã xây dựng chuỗi cung ứng mặt hàng tôm xuất khẩu (Xem sơ đồ 3).
Nhận xét: So với chuỗi cung ứng của các công ty thủy sản khác thì chuỗi cung ứng mặt hàng Tôm xuất khẩu của công ty NTSF cũng không có gì khác biệt. Nguyên liệu là tôm thương phẩm được mua từ các đại lý và hộ nông dân nuôi tôm. Cán bộ chuyên trách về chất lượng kiểm tra chất lượng thông qua hình thức cảm quan cộng với sự cam kết về chất lượng của nhà cung cấp. Sau đó, tôm nguyên liệu được đưa vào phân xưởng xử lý và chế biến theo quy trình, công nghệ đặc trưng cho từng sản phẩm. Sản phẩm hoàn chỉnh sẽ được bảo quản trong kho lạnh và phân phối tới nhà nhập khẩu. Công ty hoàn toàn chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm. Nếu sản phẩm xuất khẩu được phát hiện không đạt chất lượng, nhà nhập
khẩu có quyền trả lại hàng và công ty phải chịu mọi phí tổn liên quan đến vấn đề đó. Các đại lý thu mua và người nuôi không chịu bất kỳ một trách nhiệm nào sau khi giao hàng cho công ty. Đây chính là một vấn đề cần xem xét trong chuỗi cung ứng mặt hàng tôm thẻ của công ty.
Sơ đồ 3: Chuỗi cung ứng mặt hàng tôm xuất khẩu của công ty NTSF
(Nguồn: C.Ty CP Nha Trang Seafoods – F17)
Do vậy để kiểm soát được chất lượng là điều không phải dễ. Xuất phát từ thực trạng trên thiết nghĩ tất cả những đối tượng tham gia trong chuỗi cung ứng thủy sản từ nuôi trồng đến chế biến cần phải thiết lập hệ thống truy xuất nguồn gốc nhằm đảm bảo xác định được nguyên nhân nếu sản phẩm gặp vấn đề về chất lượng và có hướng khắc phục. Ta có thể thấy rõ hơn mô hình TXNG qua Sơ đồ 4.
Với hệ thống TXNG, yếu tố cốt lõi là thông tin về xuất xứ của sản phẩm (như địa điểm trại nuôi, môi trường nuôi, con giống...); thông tin về tác động (như kỹ thuật nuôi, thu hoạch, vận chuyển, chế biến, bảo quản...) và thông tin tiêu thụ (như nhà phân phối, khách hàng...). Kết nối thông tin từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng sẽ tạo thành hệ thống TXNG sản phẩm hoàn chỉnh. Những thông tin đó được xử lý và lưu trữ khác nhau tuỳ theo yêu cầu và trình độ công nghệ của mỗi doanh nghiệp.
N G Ư Ờ I N U Ô I T Ô M N G Ư Ờ I T I Ê U D Ù N G Đại lý cấp 2 Đại lý cấp 1 Công ty F17 Công ty trung gian Nhà nhập khẩu Siêu thị (Việt Nam) B Á N L Ẻ NUÔI TRỒNG THU MUA CHẾ BIẾN PHÂN PHỐI 70% 30% 85-90% 10-15% 0.001%
Sơ đồ 4: Quá trình cung cấp và truy xuất thông tin theo chuỗi
cho sản phẩm thủy sản nuôi
(Nguồn: Cục quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản tháng 12/2009)
Như vậy, bản thân quy trình TXNG không phải là các điều kiện về chất lượng và VSATTP, nhưng nó quan hệ rất mật thiết với việc quản lý trong suốt chuỗi giá trị sản phẩm và phản ánh đầy đủ các chương trình và tiêu chuẩn như HACCP, Global G.A.P,... Mặt khác, nó cũng cho biết trình độ và thái độ trách nhiệm của người sản xuất ra sản phẩm. Nhờ vậy, khi có hệ thống TXNG hoàn hảo, người sản xuất sẽ có điều kiện tốt hơn để kiểm soát chất lượng, VSATTP của sản phẩm, nâng cao uy tín, sản phẩm có sức cạnh tranh cao hơn, dễ vượt qua các rủi ro từ rào cản kỹ thuật hơn, và từ đó thu được lợi nhuận. Có thể thấy, đối với thị trường EU vấn đề về chất lượng VSATTP và truy xuất nguồn gốc nguyên liệu đang là một rủi ro đáng lưu ý.
Truy xuất Truy xuất Truy xuất Truy xuất
Truy xuất Truy xuất Truy xuất
Mã hóa Mã hóa
Mã hóa Mã hóa Mã hóa Mã hóa Mã hóa
- Thức ăn - Hóa chất, chế phẩm sinh học Cơ sở sản xuất giống Cơ sở ương giống Cơ sở nuôi thủy sản Đại lý nguyê n liệu Cơ sở chế biến Cơ sở đóng gói, bảo quản Cơ sở phân phối Cơ sở bán lẻ Chú thích:
Dòng thông tin trao đổi giữa các cơ sở
Dòng thông tin truy xuất
Truy xuất
Thị trường Nhật:
Đây là thị trường tiêu thụ thủy sản truyền thống của công ty, tuy nhiên đây lại là thị trường tương đối khó tính và dễ gặp rủi ro do người tiêu dùng Nhật Bản đòi hỏi khá cao về chất lượng hàng hóa, mẫu mã, hạn ngạch và vấn đề VSATTP. Rõ nhất là vụ việc công ty bị trả lại 2 lô hàng tôm từ thị trường này do nhiễm kháng sinh và vi sinh, đồng thời Nhật Bản đã ra lệnh cấm nhập khẩu hàng hóa của công ty trong thời gian đó, đã gây thiệt hại về kinh tế, giảm uy tín hàng thủy sản xuất khẩu, làm cho giá trị xuất khẩu sang nước này giảm sút liên tục. Từ năm 2008 trở về trước, tỷ trọng xuất khẩu sang Nhật bản luôn đứng thứ 3 trong tổng tỷ trọng xuất khẩu của công ty, chỉ sau Mỹ và EU tuy nhiên từ 2009 trở lại đây kim ngạch giảm liên tục năm 2010 chỉ còn chiếm 1,57% tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty.
Kế hoạch trong những năm tiếp theo đối với thị trường Nhật là dần chiếm lĩnh lại thị trường xuất khẩu tôm đông lạnh sang đây. Khi mà Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản đã chính thức có hiệu lực từ ngày 1/10/2009, trong đó, 86% nhóm hàng nông, lâm, thủy sản của Việt Nam vào thị trường Nhật Bản được ưu đãi về thuế (thuế suất nhập khẩu các mặt hàng từ tôm còn 1 - 2%). Dù vậy, điều này vẫn còn là khó khăn khó có thể tháo gỡ và hoạt động xuất khẩu thủy sản sang thị trường này sẽ phải đối mặt với những rủi ro ngày càng gia tăng khi:
Lo ngại nguồn cầu có khả năng bị thu hẹp tiếp tục khi thị trường xuất khẩu thủy sản truyền thống là Nhật Bản đang bị ảnh hưởng nặng nề của động đất và sóng thần. Nguồn cung nguyên vật liệu tôm thiếu hụt đặc biệt trong năm 2010 nguồn cung chỉ đáp ứng được 80% công suất hoạt động của nhà máy. Giá tôm nguyên liệu tăng lên mức cao nhất trong vòng 5 năm trở lại đây. Mặc dù giá nguyên liệu có thể giảm bớt khi bước vào mùa vụ khai thác, tuy nhiên dự báo khó có khả năng giảm giá mạnh khi chi phí giá thức ăn tăng mạnh gấp 3 - 4 lần so với thời gian trước. Do đó, tỷ suất lợi nhuận gộp của công ty sẽ giảm đi.
Các rào cản thương mại, các quy định khá khắt khe về chất lượng, VSATTP, đặc biệt các quy định về kiểm tra hàm lượng chất trifluralin trong tôm đông lạnh. Từ tháng 9/2010, Bộ Y tế lao động và phúc lợi Nhật Bản nâng mức kiểm soát chất
trifluralin trong tôm từ 0% lên 30%. Nhưng ngay sau đó vẫn phát hiện thêm các lô hàng tôm của Việt Nam nhiễm quá mức cho phép. Theo quy định mới nhất của Nhật, kể từ lô hàng thứ hai phát hiện chứa trifluralin sẽ nâng mức kiểm soát lên 100% và nghiêm trọng hơn, nếu những lô hàng này còn triflurian, rất có thể tôm của công ty đó sẽ bị cấm nhập khẩu vào thị trường này.
Như vậy, để thực hiện chiến lược lấy lại thị trường gia tăng sản lượng và kim ngạch xuất khẩu vào thị trường Nhật thì trước mắt công ty cần phải có những biện pháp đúng đắn, phù hợp để hạn chế được các rủi ro trên.
2.3.2.2. Rủi ro do sản phẩm chưa đáp ứng nhu cầu của thị trường
Đối với các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản thì vấn đề về chất lượng, VSATTP, vấn đề truy xuất luôn được người tiêu dùng quan tâm và đòi hỏi khắt khe nhất. Đây cũng là một rủi ro lớn nhất của NTSF. Trong suốt thời gian sản xuất kinh doanh mặt hàng TTCTĐL từ năm 2005 đến nay, công ty cũng đã bị trả lại hàng do không đạt về chất lượng sản phẩm như dư lượng kháng sinh quá mức cho phép, nhiễm vi sinh trong quá trình bảo quản, chế biến.
Bảng 13: Số lượng hàng trả về từ năm 2006 – 2009 2006 2007 2008 2009 Thị trường trả về KL (tấn) GT (USD) KL (tấn) GT (USD) KL (tấn) GT (USD) KL (tấn) GT (USD) Mỹ 14,06 99.510 EU 10,26 87.261 33,12 215.280 2,00 20.022 Nhật 89,21 481.874 Tổng 10,26 87.261 122,33 697.154 - - 16,06 119.532
(Nguồn: Phòng kế toán - Công ty CP Nha Trang Seafoods F17)
Từ bảng 13 cho thấy trong các năm từ 2006 - 2009 công ty đều bị khách