THỰC TRẠNG RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU

Một phần của tài liệu Rủi ro trong hoạt động xuất khẩu của công ty cổ phần nha trang seafoods – f17 (Trang 56 - 57)

2008 – 2010.

Đây là thời kỳ công ty có nhiều đột phá trong hoạt động xuất khẩu của mình, tốc độ tăng trưởng hàng năm có nhiều biến động rõ rệt, kim ngạch xuất khẩu không ngừng tăng lên qua các năm và đạt mức cao nhất vào năm 2010.

Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng trên vẫn chưa phản ánh hết thực lực của Công ty Cổ Phần Nha Trang Seafoods – F17. Các mặt hàng xuất khẩu sơ chế của công ty chiếm tỷ trọng cao hơn so với sản phẩm xuất khẩu tinh chế và thường có giá rẻ hơn hàng hóa cùng chủng loại của các nước trong khu vực. Ngoài ra, do thiếu thông tin, khó khăn về không gian, khoảng cách, địa lý, ngôn ngữ bất đồng nên các công ty đã bỏ qua nhiều cơ hội.

Nhận xét: Qua bảng 4 ta thấy: tốc độ tăng trưởng bình quân của thời kỳ

này khá cao, tăng đột biến từ năm 2008 nhưng sau đó có xu hướng chậm lại, chưa tương xứng với khả năng thực tế. Từ năm 2008 đến nay, kim ngạch xuất khẩu vẫn chưa thể có bước đột phá do xuất khẩu sang các thị trường khu vực và thế giới gặp nhiều khó khăn và rủi ro cao.

Bảng 4: Kim ngạch xuất khẩu của công ty giai đoạn 2008 – 2010

Đvt: 1000USD

Năm Trị giá Tốc độ tăng trưởng(%)

2007 26.267,81 -

2008 42.137,30 60,41

2009 43.705,26 3,72

2010 49.078,87 12,30

(Nguồn: Phòng KD- XNK- C.TY CP Nha Trang Seafoods – F17)

Điều này đặt ra nhiều thách thức cho bản thân công ty trong việc duy trì và nâng cao kim ngạch xuất khẩu. Trong giai đoạn này, hoạt động xuất khẩu thủy sản gặp khá nhiều rủi ro, đặc biệt là rủi ro về nguồn nguyên liệu và rủi ro thị trường tiêu thụ. Thị trường tiêu thụ truyền thống và chiếm tỷ trọng lớn của công ty là Mỹ, EU, Nhật Bản, cũng là các thị trường khó tính như: các tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm, vấn đề an toàn thực phẩm, vấn đề truy xuất nguồn gốc… nên gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình xuất khẩu, làm giảm hiệu quả xuất khẩu. Ngoài ra,

còn phải kể đến những nguyên nhân khách quan như: chính sách chưa ổn định, tỷ giá biến động thất thường, lạm phát không ngừng tăng làm giá cả các mặt hàng tăng theo, giá cả nguyên liệu tăng cao, hay rủi ro xuất phát từ chính năng lực của công ty thể hiện qua cơ cấu sản phẩm sơ chế chiếm tỷ lệ cao hơn rất nhiều so với sản phẩm tinh chế, hoặc do tổ chức khâu kiểm soát nguyên liệu đầu vào chưa tốt dẫn đến không đáp ứng được yêu cầu của thị trường xuất khẩu nên có hiện tượng hàng xuất khẩu bị trả về. Như vậy, rủi ro xuất khẩu đã ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu, đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty và nếu không có giải pháp ngăn ngừa và hạn chế thì nó có thể sẽ trở thành gánh nặng với công ty.

Có thể nghiên cứu về rủi ro trong hoạt động xuất khẩu theo nhiều khía cạnh, nhưng trong phạm vi luận văn này, đề tài sẽ chủ yếu tìm hiểu ở hai khía cạnh chính: Rủi ro khách quan và rủi ro chủ quan.

Một phần của tài liệu Rủi ro trong hoạt động xuất khẩu của công ty cổ phần nha trang seafoods – f17 (Trang 56 - 57)