1.4.1. Tác động của rủi ro đến hoạt động kinh doanh quốc tế nói chung và xuất khẩu nói riêng
Hạn chế rủi ro là nhiệm vụ hàng đầu không chỉ với các doanh nghiệp Việt Nam mà còn với nhiều doanh nghiệp trên thế giới. Bài học của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới 2007 -2008 vừa qua là một ví dụ điển hình của rủi ro với môi trường kinh tế toàn cầu. Nhiều doanh nghiệp do không lường trước được hậu quả của cuộc khủng hoảng nên đã dẫn đến phá sản.
Trong hoạt động xuất khẩu, bên cạnh những khó khăn về không gian, khoảng cách địa lý, ngôn ngữ bất đồng...các doanh nghiệp còn gặp rất nhiều khó khăn và rủi ro khác như biến động chính trị, chiến tranh, thiên tai... Doanh nghiệp Việt Nam có qui mô nhỏ và thiếu vốn nên công nghệ chế biến còn lạc hậu do đó gặp rất nhiều bất lợi về giá. Trong khi đó sự đầu tư của Nhà nước lại thiếu quy hoạch, đầu tư cho xuất khẩu chưa có một chiến lược, chưa có sự liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu và doanh nghiệp kinh doanh hàng xuất khẩu.
Trước đây phần lớn các doanh nghiệp được phép xuất khẩu trực tiếp là những doanh nghiệp kinh doanh hàng xuất khẩu. Do đó, doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu phụ thuộc rất nhiều vào doanh nghiệp kinh doanh hàng xuất khẩu. Nếu doanh nghiệp kinh doanh hàng xuất khẩu không ký được hợp đồng thì doanh nghiệp làm hàng xuất khẩu bị động. Ngược lại doanh nghiệp kinh doanh hàng xuất khẩu ký được hợp đồng thì nhiều khi không đủ hàng để giao. Các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu là xuất FOB, nhập CIF: Nguyên nhân một phần là do các nhân viên xuất
nhập khẩu chưa thông thạo về các nghiệp vụ xuất khẩu, đặc biệt là nghiệp vụ thuê tàu. Các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay rất thiếu thông tin về thị trường thế giới và khả năng thanh toán của khách hàng, đặc biệt là đối với thị trường tiềm năng đang ở giai đoạn thâm nhập thì các doanh nghiệp này lại càng thiếu thông tin.
1.4.2. Lợi ích của việc hạn chế rủi ro trong hoạt động xuất khẩu
Hạn chế rủi ro trong xuất khẩu có vai trò rất quan trọng và quyết định đối với một thương vụ xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam. Hạn chế rủi ro trong xuất khẩu góp phần nâng cao kim ngạch xuất khẩu và giúp doanh nghiệp có nhiều tích luỹ hơn để có thể tái đầu tư, thay đổi công nghệ chế biến và có thể nâng cao được chất lượng hàng xuất khẩu.
Hạn chế rủi ro trong xuất khẩu góp phần giảm thiểu những thiệt hại mà doanh nghiệp không lường trước được, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trong các thương vụ giao dịch, đấu thầu và cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam trên thị trường thế giới.
Hạn chế rủi ro trong xuất khẩu giúp cho doanh nghiệp nâng cao được doanh số và lợi nhuận, có điều kiện trả lương cao cho công nhân của mình, góp phần thúc đẩy hoạt động sản xuất phát triển.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương 1 của luận văn giúp người đọc hiểu được những kiến thức cơ bản về rủi ro và rủi ro xuất khẩu; tính chất của rủi ro và ảnh hưởng của rủi ro đến hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp; phân loại rủi ro từ đó là cơ sở để phân tích các rủi ro trong hoạt động xuất khẩu của công ty NTSF. Chương này cũng đề cập đến vai trò của hoạt động xuất khẩu đối với nền kinh tế thế giới, đối với nền kinh tế quốc gia và đối với bản thân các doanh nghiệp.
Những kiến thức cơ bản này sẽ được vận dụng để phân tích rủi ro trong hoạt động xuất khẩu của Công ty Cổ Phần Nha Trang Seafoods – F17, tìm ra các rủi ro chính tác động đến hoạt động xuất khẩu của công ty và nguyên nhân của các rủi ro này từ đó đưa ra các giải pháp phòng ngừa và hạn chế các rủi ro này nhằm mang lại hiệu quả xuất khẩu cao hơn cho công ty.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG RỦI RO TRONG
HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
2.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN NHA TRANG SEAFOODS – F17 SEAFOODS – F17
Tên Công ty: Công ty Cổ Phần Nha Trang Seafoods - F17. NHA TRANG SEAPRODUCT COMPANY
Vốn điều lệ: 33.330.000.000 đồng.
Địa chỉ: Số 58 B đường 2/4 - Vĩnh Hải - Nha Trang - Khánh Hòa. Điện thoại: (+84-583) 831033, (+84-583) 831040
Fax: (+84-583) 831034.
Email: ntsf@dng.vnn.vn và nhatrangseafoods@.vnn.vn Website: http://www.nhatrangseafoods.com.vn
Logo:
Giấy CNĐKKD: số 3703000107 do Phòng đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Khánh Hòa cấp lần đầu ngày 06 tháng 08 năm 2004, đăng ký thay đổi lần thứ 1 ngày 01 tháng 02 năm 2005, đăng ký thay đổi lần thứ 2 ngày 10 tháng 07 năm 2006 và đăng ký thay đổi lần thứ 3 ngày 16 tháng 4 năm 2007.
2.1.1. Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển
Công ty Cổ Phần Nha Trang Seafoods – F17 trực thuộc sở Thủy Sản Khánh Hòa, là một trong những lá cờ đầu của ngành thủy sản Khánh Hòa nói riêng và ngành thủy sản Việt Nam nói chung. Khi thành lập công ty tiếp nhận cơ sở của một xưởng tư nhân người Nam Triều Tiên, chuyên sản xuất hàng đông lạnh từ trước năm 1975 tại 51- 53 Lý Thánh Tôn, Nha Trang. Sau đó, công ty được Nhà nước tiếp nhận quản lý từ sau 30/04/1975 với tên Xí nghiệp Đông lạnh Nha Trang. Năm 1978, được Ủy ban nhân dân Tỉnh Khánh Hòa giao thêm cơ sở chế biến đông lạnh tại địa điểm 58B đường 2/4, Vĩnh Hải, Nha Trang; Xí nghiệp đông lạnh Nha Trang đã chuyển toàn bộ nhân sự và máy móc thiết bị sang địa điểm mới và hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng phát triển. Tháng 12/1993, Xí nghiệp Đông lạnh đổi tên thành Công ty Chế biến thủy sản xuất khẩu, được cấp giấy phép xuất khẩu trực tiếp, đến tháng 12/2004, chuyển đổi hình thức sở hữu cổ phần với tên gọi Công ty Cổ Phần Nha Trang Seafoods – F17, công ty hoạt động với vốn sở hữu tư nhân 100%.
- Với nỗ lực cố gắng không ngừng của ban lãnh đạo và toàn thể công nhân viên chức, công ty đã đạt được một số kết quả sau:
Huân chương Lao động hạng Ba năm 1981.
Hai Huân chương Lao động hạng Nhì năm 1995, 1994 Huân chương Lao động hạng Nhất năm 1996
Năm 1998, được tặng 1 biểu tượng “Đơn vị có uy tín về chất lượng TSXK”. Tháng 10/2001 công ty đạt tiêu chuẩn chất lượng ISO 9001 về quản lý chất lượng và chứng chỉ an toàn thực phẩm HACCP do Surefish USA cấp và là doanh nghiệp thứ hai nhận được chứng nhận này.
Năm 2007, công ty được Bộ Thương Mại tặng danh hiệu đơn vị xuất khẩu uy tín bốn năm liên tục 2004 - 2005 - 2006 - 2007.
- Công ty có ba nhà máy chế biến thuỷ sản đặt tại thành phố Nha Trang (trong đó hai nhà máy F.17 và F.90 đã được cấp code DL17 và DL90 xuất khẩu vào thị trường Châu Âu, Hàn Quốc và một nhà máy đạt tiêu chuẩn ngành đang xin cấp giấy chứng nhận vào Châu Âu, Hàn Quốc), hai siêu thị bán các mặt hàng thực phẩm thủy
sản nội địa, một cửa hàng mua bán thiết bị vật tư thuỷ sản và một nhà hàng Nha Trang Seafoods.
- Ngành nghề kinh doanh chủ yếu :
Đánh bắt, nuôi trồng, chế biến thủy sản; Chế biến thực phẩm. Kinh doanh dịch vụ khách sạn, nhà hàng.
Sản xuất, gia công, lắp đặt máy, thiết bị công nghiệp và thiết bị lạnh. Mua bán máy móc thiết bị và vật tư.
- Doanh số xuất khẩu 40 triệu USD với sản lượng 8.000 tấn mỗi năm. - Công suất cấp đông 70 tấn/ngày, công suất kho lạnh 5.700 tấn. - Hệ thống quản lý chất lượng :
Tiêu chuẩn an toàn vệ sinh trong chế biến thủy sản của Bộ thủy sản Việt Nam: Công ty có giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh trong chế biến thủy sản do Cục quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh và thú y thủy sản (Nafiquaved).
Hệ thống phân tích mối nguy và kiểm soát các điểm kiểm soát tới hạn HACCP( Hazard Analysis Critical Control Points).
Tiêu chuẩn an toàn thực phẩm toàn cầu BRC GLOBAL STANDARD FOOD (British Retail Consortium Global Standard Food - Tiêu chuẩn thực phẩm toàn cầu của Hiệp hội bán lẻ Anh quốc) phiên bản năm 2005. Tiêu chuẩn BRC có phạm vi chứng nhận cho quá trình chế biến sản phẩm tôm tươi và tôm hấp chín đông lạnh.
Hệ thống quản lý chất lượng tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001- 2000, quy định các yêu cầu đối với một hệ thống chất lượng trong việc cung cấp sản phẩm, đáp ứng các yêu cầu của khách hàng và các yêu cầu chế định tương ứng nhằm nâng cao sự thỏa mãn của khách hàng.
Hệ thống quản lý chất lượng ACC, chứng nhận cơ sở chế biến sạch.
Công ty đã thiết lập trung tâm KT – KCS có trách nhiệm điều hành hệ thống quản lý chất lượng, xây dựng và giám sát chất lượng sản phẩm trong quá trình sản xuất. Giám sát về mẫu mã, quy cách, thực hiện kiểm tra vi sinh, thực hiện và giám sát thực hiện các hệ thống quản lý chất lượng đang áp dụng.
- Thị trường xuất khẩu chính: Mỹ, Nhật, EU, Hàn Quốc, Hồng Kông, Úc, Canada, Đài Loan, Ai Cập…
- Sản phẩm xuất khẩu chính :Các loại mặt hàng tôm, mực, cá, ghẹ, đông lạnh; các loại hải sản khô và tẩm gia vị.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty
2.1.2.1.Sơ đồ tổ chức quản lý của công ty
Ngày nay, do tính chất xã hội hóa ngày càng cao, trình độ phân công lao động ngày càng sâu sắc nên vai trò quản lý rất được coi trọng. Tổ chức quản lý là sự sắp xếp đội ngũ quản lý của công ty theo những bộ phận đảm nhiệm những chức năng khác nhau nhưng có quan hệ mật thiết với nhau cùng làm việc để đạt mục đích chung. Bộ máy của công ty có một đội ngũ quản lý có kinh nghiệm, năng động, sáng tạo, vững chuyên môn và linh hoạt trước những biến động của thị trường. 2.1.2.2. Nhiệm vụ của từng bộ phận
a. Đại hội đồng cổ đông:gồm tất cả cổ đông của công ty, là cơ quan có thẩm quyền quyết định cao nhất của công ty, có các quyền và nhiệm vụ theo quy định tại điều 13 Điều lệ công ty, trong đó có quyền bầu, miễn nhiệm và bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát.
b. Hội đồng quản trị (HĐQT): là cơ quan quản lý cao nhất của Công ty giữa hai kỳ Đại hội đồng cổ đông, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.
c. Giám đốc (GĐ): là người có quyền điều hành cao nhất trong công ty; trực tiếp chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc tổ chức, quản lý điều hành các hoạt động tác nghiệp hàng ngày của công ty và thi hành các nghị quyết, quyết định của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị theo nhiệm vụ và quyền hạn được giao
d. Phó Giám Đốc (PGĐ): có nhiệm vụ giúp cho GĐ về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, giải quyết các công việc nội bộ. PGĐ gồm 2 người:
PGĐ kinh doanh phụ trách trực tiếp phòng kinh doanh, công tác đối ngoại của công ty, nắm bắt những thông tin biến động thị trường để kịp thời đưa ra định hướng, chiến lược nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty.
PGĐ sản xuất phụ trách trung tâm KCS - kỹ thuật điện lạnh và phân xưởng chế biến.
đ. Ban kiểm soát: thay mặt cho các cổ đông kiểm soát toàn bộ các hoạt động của công ty. Các thành viên Ban kiểm soát do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, có các quyền và nhiệm vụ quy định tại khoản 3, điều 30 Điều lệ công ty, đồng thời phải
chịu trách nhiệm cá nhân trước pháp luật và Đại hội đồng cổ đông về những sai phạm gây thiệt hại cho công ty trong khi thực hiện nhiệm vụ như điều 91 Luật doanh nghiệp đã quy định.
e. Các phòng nghiệp vụ chuyên môn:
e.1. Phòng kinh doanh - xuất nhập khẩu: có nhiệm vụ tìm kiếm và phát triển thị trường; giao dịch với khách hàng; lập hợp đồng và tham mưu cho GĐ việc ký kết các hợp đồng mua bán; lập các chứng từ thủ tục hải quan để xuất hàng; kinh doanh, quản lý và điều hành các phương tiện đáp ứng nhu cầu bảo quản và vận chuyển hàng hóa như kho lạnh, xe tải lạnh.
e.2. Phòng tổ chức lao động tiền lương: có nhiệm vụ là phụ trách công tác tổ chức, quản lý nhân sự, quản lý lao động tiền lương, tiền thưởng toàn công ty. Gồm có bộ phận văn thư, lao động tiền lương, tiền lương, đội bảo vệ, y tế, nhà ăn, đội vệ sinh.
e.3. Phòng tài vụ: có nhiệm vụ quản lý điều hành công tác thu chi, quyết toán tài chính toàn Công ty theo đúng Luật Kế toán Việt Nam; tập hợp chứng từ của các nhà máy và hạch toán lãi lỗ định kỳ hàng tháng, quý, năm theo quy định chung; thực hiện các công tác quản lý tài chính khác theo yêu cầu của Giám đốc Công ty.
e.4. Trung tâm kỹ thuật KCS – Cơ điện lạnh:là đơn vị trực thuộc công ty có nhiệm vụ quản lý, điều hành toàn bộ hệ thống kiểm tra chất lượng sản phẩm và máy móc thiết bị phục vụ sản xuất trong toàn công ty.
e.5. Nhà máy chế biến thủy sản 17: là phân xưởng sản xuất chính của công ty, đặt tại 58B, 2/4, Nha Trang. Lợi nhuận của phân xưởng chiếm khoảng 80% tổng lợi nhuận công ty, có nhiệm vụ chế biến sản phẩm tươi thành sản phẩm đông lạnh.
e.6. Nhà máy chế biến thủy sản F90: đặt tại Bình Tân, Nha Trang chuyên sản xuất gia công các mặt hàng thủy sản đông lạnh, đặc sản và sản xuất theo đơn đặt hàng.
e.7. Cửa hàng vật tư thủy sản: chuyên mua bán vật tư phục vụ cho công ty nhằm tăng thêm thu nhập hạn chế những chi phí không cần thiết, hạch toán kinh doanh riêng biệt, đây là mảng kinh doanh mở rộng của công ty.
e.8. Nhà hàng Nha Trang Seafoods: nhà hàng có chức năng giới thiệu sản phẩm của công ty với khách hàng trong và ngoài nước thông qua đó tiếp cận, thu thập thông
tin phản hồi, khuếch trương quảng cáo thương hiệu của công ty. Đây cũng là khoản kinh doanh mở rộng góp phần tăng thu nhập cho công ty.
2.1.3. Những thuận lợi, khó khăn ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty doanh của công ty
Trong năm 2010, tình hình kinh tế thế giới vẫn chưa hoàn toàn hồi phục sau khủng hoảng tài chính, thiên tai tại nhiều nơi trên thế giới. Tình hình kinh tế nước ta vẫn chưa thật ổn định, nguy cơ về lãi suất, tỷ giá, giá hàng hóa leo thang theo hướng bất lợi cho doanh nghiệp đặc biệt tình hình dịch bệnh nguyên liệu thủy sản rất phức tạp, giá nguyên liệu tôm tăng cao ngày càng gây nên những hậu quả tiêu cực cho các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu thủy sản. Có thể xác định những thuận lợi cũng như khó khăn chính ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty như sau:
2.1.3.1. Thuận lợi
Về điều kiện tự nhiên: Nằm trên khu vực Miền Trung là khu vực có tiềm năng phát triển thủy sản cao, nguồn tài nguyên dồi dào, đa dạng thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
– Cơ cấu quản lý gọn nhẹ phù hợp với khả năng và trình độ công nghệ.
– Đội ngũ công nhân là những người có kinh nghiệm, nhiệt tình, có ý thức cao trong công việc và gắn bó lâu dài với công ty.