Dựa vào kết quả hoạt động SXKD, ta chưa thể đánh giá được hiệu quả hoạt động của công ty NTSF. Tuy nhiên, nó cũng cho ta thấy được tổng quan về tình hình hoạt động SXKD của công ty trong những năm vừa qua.
Từ bảng báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh cho thấy:
- Về khoản doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: Trong cả ba năm 2008, 2009, 2010 đều có xu hướng tăng lên. Năm 2008 doanh thu đạt 850 tỷ, so với năm 2008 tăng 91,32 tỷ tương ứng với 12,04%. Sang năm 2010 thì doanh thu đạt 926,5 tỷ tăng 76,49 tỷ tương ứng 9% so với năm 2009. Kết quả này đạt được là nhờ vào
sự chủ động của công ty trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình. Tuy nhiên, tốc độ tăng doanh thu của năm 2010 có thấp hơn so với tốc độ tăng của năm 2009 đó là do ảnh hưởng bởi khó khăn chung của thị trường thủy sản trong năm qua.
- Các khoản giảm trừ doanh thu giảm xuống rõ rệt trong cả ba năm. Điều này là biểu hiện tốt chứng tỏ khoản mục hàng bán bị trả lại trong các khoản giảm trừ đã giảm xuống rõ rệt, cho thấy chất lượng sản phẩm, hàng hóa xuất khẩu của công ty ngày càng được chú trọng hơn, khoản mục này giảm xuống góp phần làm tăng tổng doanh thu cho công ty.
- Giá vốn hàng bán trong cả hai năm 2009 và 2010 đều tăng lên nguyên nhân là do giá các yếu tố đầu vào tăng cao, đặc biệt là giá nguyên liệu. Năm 2009 tăng 38,809 tỷ đồng tức tăng 6,22% so với năm 2008, sang năm 2010 tốc độ tăng nhanh hơn cụ thể tăng 115,617 tỷ đồng tức tăng 17,44% so với năm 2009. Như vậy, tốc độ tăng nhanh của giá vốn hàng bán năm 2010 làm giảm lợi nhuận gộp năm 2010.
- Các khoản chi phí trong cả 3 năm nhìn chung còn cao. Chi phí tài chính của công ty năm 2009 tăng 17.92% so với năm 2008, năm 2010 chi phí này tăng vọt lên 77.06% so với năm 2009 trong đó chủ yếu là chi phí lãi vay chiếm tỷ trọng lớn. Điều này cho thấy công ty còn đi vay nhiều, chưa sử dụng tốt nguồn vốn vay của mình.
- Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng đều qua các năm. Ta thấy các khoản chi phí của công ty vẫn còn cao, không có sự thuyên giảm đây là một điều bất lợi cho công ty vì nó làm tăng giá thành, giảm sức cạnh tranh của công ty. Trong thời gian tới công ty nên có biện pháp làm giảm chi phí tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty.
- Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế của công ty năm 2009 tăng gần 59 tỷ đồng tức tăng 92,26% so với năm 2008 có được điều này là do:
+ Lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2008 tăng lên 56,129 tỷ đồng tức tăng 99,53% so với năm 2008.
+ Lợi nhuận khác năm 2009 tăng 2,829 tỷ đồng tức tăng 37,68% so với năm 2008. Tuy nhiên, đến năm 2010 lợi nhuận giảm mạnh 50,850 tỷ đồng tương đương với 41,39% so với năm trước. Nguyên nhân là do có sự sụt giảm mạnh mẽ trong lợi nhuận thuần, cụ thể giảm 53,052 tỷ đồng tức giảm 47,15% so với năm 2009.
2009/2008 2010/2009 Chỉ tiêu 2008 2009 2010
± % ± %
Doanh thu bán hàng 758.680.669 850.007.782 926.499.314 91.327.113 12,04 76.491.532 9,00 Các khoản giảm trừ 1.241.940 759.488 546.254 (482.452) (38,85) (213.234) (28,08) Doanh thu thuần 757.438.728 849.248.294 925.953.060 91.809.566 12,12 76.704.766 9,03 Giá vốn hàng bán 624.038.837 662.847.859 778.464.922 38.809.022 6,22 115.617.063 17,44 Lợi nhuận gộp 133.399.890 186.400.435 147.488.138 53.000.545 39,73 (38.912.297) (20,88) Thu nhập từ hoạt động tài chính 7.237.817 13.649.879 18.127.625 6.412.062 88,59 4.477.746 32,80 Chi phí tài chính 21.690.379 16.683.365 29.539.113 (5.007.014) (23,08) 12.855.748 77,06 Chi phí bán hàng 52.108.642 54.219.809 56.023.247 2.111.167 4,05 1.803.438 3,33 Chi phí quản lý DN 10.444.379 16.623.499 20.582.761 6.179.120 59,16 3.959.262 23,82 Lợi nhuận thuần từ HĐSXKD 56.394.306 112.523.640 59.470.642 56.129.334 99,53 (53.052.998) (47,15) Các khoản thu nhập khác 9.284.680 12.265.052 15.736.097 2.980.372 32,10 3.471.045 28,30 Chi phí khác 1.776.037 1.927.270 3.195.773 151.233 8,52 1.268.503 65,82 Lợi nhuận khác 7.508.643 10.337.781 12.540.324 2.829.138 37,68 2.202.543 21,31 Lợi nhuận trước thuế 63.902.951 122.861.421 72.010.967 58.958.470 92,26 (50.850.454) (41,39) Thuế thu nhập DN 4.125.525 10.407.597 5.904.899 6.282.072 152,27 (4.502.698) (43,26) Lợi nhuận sau thuế(LNST) 59.777.425 112.453.823 66.106.068 52.676.398 88,12 (46.347.755) (41,21) Tổng VKD 351.653.003 500.104.780 560.499.417 148.451.777 42 60.394.637 12,0764 Vốn CSH 115.786.184 196.068.261 223.096.067 80.282.077 69 27.027.806 13,7849 LNST / DTT 0,08 0,13 0,07 0,05 67,78 (0,06) (46,08) LNST / Tổng VKD 0,17 0,22 0,12 0,05 32,28 (0,11) (47,55) LNST / VCSH 0,52 0,57 0,30 0,06 11,09 (0,28) (48,34)
- 100.000.000 200.000.000 300.000.000 400.000.000 500.000.000 600.000.000 700.000.000 800.000.000 900.000.000 1.000.000.000 Doanh thu - 20.000.000 40.000.000 60.000.000 80.000.000 100.000.000 120.000.000 Lợi nhuận
Doanh thu bán hàng Lợi nhuận s au thuế Doanh thu bán hàng 758.680.669 850.007.782 926.499.314
Lợi nhuận sau thuế 59.777.425 112.453.823 66.106.068
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Biểu đồ 1: Doanh thu và lợi nhuận của công ty NTSF năm 2008 – 2010
Lợi nhuận sau thuế: Bất kỳ đơn vị kinh doanh nào cũng đều quan tâm đến chỉ tiêu này, đây là chỉ tiêu thể hiện kết quả kinh doanh cuối cùng của đơn vị nên công ty rất quan tâm đến chỉ tiêu này.
Lợi nhuận sau thuế của công ty tăng lên đáng kể trong năm 2009, sau khi nộp các khoản thuế cho nhà nước, khoản còn lại là lợi nhuận sau thuế công ty được hưởng, năm 2009 lợi nhuận này tăng 52,676 tỷ đồng tức tăng 88,12% so với năm 2008. Nhưng đến năm 2010 thì con số này giảm xuống khoảng 46,347 tỷ đồng tức giảm 41,21% so với năm 2009. Nguyên nhân tổng hợp là do năm 2010 được xem là một năm khó khăn chung của ngành thủy sản bởi tình trạng thiếu nguyên liệu trầm trọng và các rào cản thương mại, phi thương mại từ các thị trường xuất khẩu ngày càng nhiều và khắt khe hơn, trong khi đó tại công ty khoản mục giá vốn hàng bán và các khoản chi phí liên tục tăng lên trong khi các khoản lợi nhuận giảm mạnh dẫn đến lợi nhuận sau thuế giảm mạnh. Cuối cùng, tổng lợi nhuận sau thuế năm 2010 đạt khoảng 66 tỷ đồng. Dù so với năm 2009 lợi nhuận đã giảm mạnh tuy nhiên đây cũng là một con số không nhỏ mà công ty có được là do có những chiến lược kinh doanh đúng đắn, chủ động trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh.
Để thấy rõ hơn kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty F17, đề tài tiếp tục đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty thông qua nhóm chỉ tiêu sinh lợi. Từ bảng 1 ta thấy: các chỉ tiêu sinh lợi đều lớn hơn 1và biến động qua các năm, cụ thể:
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu qua các năm 2008, 2009, 2010 lần lượt là 0,08; 0,13; 0,07. Điều này cho biết trong các năm này cứ tạo ra 100 đồng doanh thu thì thu được tương ứng là 8; 13; 7 đồng lợi nhuận sau thuế.
Tỷ suất lợi nhuận trên tổng vốn kinh doanh của các năm 2008, 2009, 2010 lần lượt là 0,17; 0,22; 0,12 cho biết các năm đó cứ bỏ ra 100 đồng vốn kinh doanh thì thu được 17; 22; 12 đồng lợi nhuận sau thuế.
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu trong các năm 2008, 2009, 2010 lần lượt là 0,52; 0,57; 0,30 có nghĩa là cứ đưa 100 đồng vốn chủ sở hữu vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì thu được 52; 57; 30 đồng lợi nhuận.
Tóm lại, qua bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và bảng đánh giá hiệu quả hoạt động thông qua nhóm tỷ số phản ánh khả năng sinh lời của công ty ta có thể thấy, họat động sản xuất kinh doanh trong 3 năm từ 2008 – 2010 có tốt. Xét trong bối cảnh chung của nền kinh tế thế giới, ta thấy năm 2010 là một năm tuy nền kinh tế đang hồi phục tuy nhiên vẫn còn khá nhiều khó khăn, biến động do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới. Với các công ty sản xuất kinh doanh nói chung và đặc biệt các doanh nghiệp chể biến thủy sản xuất khẩu nói riêng thì đây là một năm khó khăn và hết sức bất lợi do nền kinh tế các nước cũng đang trong tình trạng chật vật nên đã giảm cầu, giảm lượng nhập khẩu, giá nguyên liệu thủy sản không ngừng tăng cao vì vậy có nhiều công ty bị sụt giảm doanh thu và lợi nhuận, thậm chí phải ngừng sản xuất, NTSF cũng vấp phải khó khăn chung này dù lợi nhuận đạt được là 66 tỷ nhưng đã giảm mạnh so với năm 2009. Vì vậy, công ty cần đưa ra các biện pháp để giảm chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và giá vốn hàng bán để đạt được hiệu quả cao cho những năm tiếp theo.
2.2. Tình hình xuất khẩu thủy sản của công ty trong giai đoạn 2008 – 2010 Bảng 2: Sản lượng xuất khẩu thủy sản theo sản phẩm giai đoạn 2008 - 2010
Đvt: tấn Chênh lệch Mặt hàng 2008 2009 2010 2009/2008 2010/2009 Tôm 5.725,57 7.685,50 7.664,12 1.959,93 (21,38) Cá 1.064,88 380,21 208,07 (684,67) (172,14) Ghẹ 180,20 97,07 41,32 (83,13) (55,75) Mực 453,95 52,94 124,00 (401,00) 71,06 Hải sản khác 65,77 62,19 57,00 (3,58) (5,19) Tổng cộng 7.490,37 8.277,92 8.094,51 787,55 (183,41)
(Nguồn: Phòng KD- XNK- C.TY CP Nha Trang Seafoods – F17)
- 1,000.00 2,000.00 3,000.00 4,000.00 5,000.00 6,000.00 7,000.00 8,000.00 tấn 2008 2009 2010 Tôm Cá Ghẹ Mực Hải sản khác 11
Trong cơ cấu xuất khẩu của công ty, ngoài các mặt hàng chủ lực là Tôm, cá, ghẹ, mực còn có các mặt hàng khác như Ruốc, bạch tuộc, bơ xoài…Tuy nhiên, công ty đã xác định cho mình mặt hàng chủ lực là mặt hàng tôm.
Tôm đông lạnh chiếm sản lượng cao nhất vào năm 2009, so với năm 2008 thì sản lượng này tăng lên 1.959,93 tấn, sang năm 2010 sản lượng tôm xuất khẩu giảm xuống 21,38 tấn, do tình hình nuôi tôm ngày càng khó khăn dẫn đến nguồn nguyên liệu tôm khan hiếm, tuy nhiên đây vẫn là sản phẩm chiếm vị trí quan trọng vì nhu cầu tiêu dùng tôm của người tiêu dùng ngày càng tăng.
Mặt hàng cá so với năm 2008 thì đến năm 2009 và 2010 sản lượng đều giảm xuống, đặc biệt năm 2009 giảm 684,67 tấn so với năm 2008, có điều này là do nguồn nguyên liệu cung cấp cạn kiệt và do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu kéo theo kim nghạch xuất khẩu cá của cả nước liên tục sụt giảm.
Vào năm 2009, cả 2 mặt hàng ghẹ và mực đều giảm về số lượng: Cụ thể: sản lượng ghẹ giảm 83,13 tấn, mực giảm 401 tấn so với năm 2008. Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do nguồn cung cấp mặt hàng này chủ yếu từ khai thác mà nguồn này khai thác ngày càng cạn kiệt, trong khi đó nguồn nguyên liệu nuôi trồng rất hạn chế, hầu như chỉ có nuôi tôm nên nguyên liệu ghẹ, mực, ruốc thu mua vào của công ty liên tục sụt giảm dẫn đến sản lượng giảm theo. Đến năm 2010, mặt hàng mực tăng lên 71,06 tấn góp phần tăng doanh thu và lợi nhuận cho công ty.
Đối với các sản phẩm hải sản khác như bạch tuộc, ruốc sản lượng tiêu thụ giảm dần qua các năm.
Nhìn chung, mọi hải sản đều có sự biến động về sản lượng qua các năm, tuy nhiên trong cả 3 năm thì mặt hàng tôm, cá luôn chiếm tỷ trọng lớn và trong đó mặt hàng tôm là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của công ty.
Hiện tại sản phẩm của công ty đã có mặt tại nhiều thị trường nước ngoài như Nhật Bản, Đài Loan, EU, Mỹ, Hàn Quốc, Trung Quốc…, thị trường xuất khẩu truyền thống vẫn hiện nay vẫn là Mỹ với các khách hàng quen thuộc như: Censea Inc, Eastem Fish, H & N Food, Pacific Coral, Fishery Product International…; thị
trường EU với các khách hàng như: Notrade, Binc, Icelandic, Balimoon…; thị trường Nhật Bản với các khách hàng như: Hanwa Osaka, Maruha, Cralay…
Tại thị trường Mỹ chiếm ưu thế hơn cả, giá trị thu được từ thị trường Mỹ luôn dẫn đầu và chiếm trên 50% trong cả ba năm. Cụ thể: năm 2008, công ty xuất sang Mỹ khoảng 5.443,05 tấn sản phẩm với giá trị 33,8 triệuUSD chiếm 80,37%, năm 2009 chiếm 77,05%, năm 2010 là 62,37% giá trị xuất khẩu. Đây là thị trường xuất khẩu chính của công ty và mang lại thu nhập chính cho công ty.
Kế đến là thị trường EU với đặc điểm là có tính ổn định cao, với nhiều nhóm cư dân có nhiều yêu cầu khác nhau trong thói quen tiêu thụ các sản phẩm thuỷ sản vì vậy giá trị xuất khẩu thu được từ thị trường này tăng dần nhưng tăng chậm qua các năm. Năm 2008 sản lượng tiêu thụ là khoảng 948,55 tấn đem lại doanh thu là 3,7 triệu USD chiếm 8,86%, đến năm 2009 tuy sản lượng có giảm so với 2008 nhưng giá trị vẫn tăng nhẹ, cụ thể sản lượng là 741,88 tấn và giá trị là 3,9 triêuUSD chiếm 9%, đến 2010 cả giá trị và sản lượng đều tăng lên đáng kể chiếm 16,56% trong tổng giá trị xuất khẩu theo thị trường.
Đứng thứ ba là thị trường Nhật có nhiều biến động và đang giảm dần qua các năm; năm 2008 tỷ trọng chiếm 4,89% tổng giá trị xuất khẩu trong năm; năm 2009 chiếm 2,87% tổng giá trị xuất khẩu, sang năm 2010 chỉ còn chiếm 1,57% tổng giá trị xuất khẩu trong năm này về mặt giá trị xuất khẩu. Năm 2008, công ty đã mất hẳn thị phần trên thị trường Nhật Bản. Nguyên nhân là cuối năm 2007, Nhật ra quy định khắt khe hơn về dư lượng kháng sinh trong thực phẩm đông lạnh và kiểm tra toàn bộ các lô hàng được nhập khẩu vào Nhật Bản. Do đó, khi có một lô hàng của công ty NTSF bị nhiễm lượng kháng sinh trên mức cho phép, lập tức Nhật trả toàn bộ các lô hàng nhập vào thời điểm đó và ra lệnh cấm nhập khẩu hàng của công ty. Điều này cho thấy công tác quản lý chất lượng của công ty còn nhiều tồn tại.
. Thị trường Hàn Quốc được coi là nhiều tiềm năng đối với hàng thủy sản của Việt Nam, với mức tiêu thụ trung bình khoảng 7.300 tấn tôm/năm của Việt Nam, sản lượng và giá trị xuất khẩu thủy sản qua nước này có xu hướng tăng đều qua các năm. Từ vị trí thứ 4 chỉ chiếm 2,16% năm 2008 và năm 2009 với vị trí
thứ hai sau Mỹ chiếm 10,43%, năm 2010 tăng lên 16,56% tổng giá trị xuất khẩu tương đương với mức sản lượng 1.239 tấn đem về giá trị là 8,1 triệu USD. Đây thực sự là thị trường rất tiềm năng của công ty nên công ty cần tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường này.
Ở năm 2008, 2010 ta thấy có các thị trường mới là thị trường Malaisia, Ai Cập, Úc với kim ngạch xuất khẩu thu được tăng lên qua các năm dù tốc độ tăng khá nhỏ tuy nhiên, đây cũng là tín hiệu đáng mừng với công ty trong quá trình thực hiện chiến lược phát triển là mở rộng thị trường xuất khẩu.
Nhìn chung, kim ngạch xuất khẩu của công ty tăng lên qua các năm dù có sự giảm sút trong số lượng xuất khẩu, điều này cho thấy tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty đang diễn ra thuận lợi và có hiệu quả, tuy nhiên mức tăng ở đây không nhiều do tác động từ nhiều phía vì vậy công ty cần phải có những chiến lược kịp thời, đúng đắn đối phó với những biến động thị trường, duy trì và phát triển thị trường xuất khẩu truyền thống bên cạnh đó công ty nên đầu tư và phát triển thêm các thị trường mới.
2008 2009 2010 Thị trường
Sản lượng Giá trị % Giá trị Sản lượng Giá trị % Giá trị Sản lượng Giá trị % Giá trị
Mỹ 5.443,05 33.866,78 80,37 6.401,12 33.673,71 77,05 4.737,25 30.610,19 62,37 Nhật 467,80 2.060,10 4,89 261,83 1.254,53 2,87 150,89 769,62 1,57 EU 948,55 3.732,44 8,86 741,88 3.931,46 9,00 1.545,71 8.125,91 16,56 Hàn Quốc 217,22 909,46 2,16 825,94 4.557,12 10,43 1.239,94 6.753,08 13,76 Thị trường khác 413,75 1.568,52 3,72 47,16 288,44 0,66 420,73 2.820,07 5,75 Tổng 7.490,37 42.137,30 100,00 8.277,92 43.705,26 100,00 8.094,51 49.078,87 100,00
(Nguồn: Phòng KD-XNK- C.TY CP Nha Trang Seafoods – F17)
- 10.00 20.00 30.00 40.00 50.00 60.00 70.00 80.00 90.00 2008 2009 2010 % giá trị Mỹ Nhật EU Hàn Quốc Thị trường khác