2.3.1.1. Rủi ro kinh tế
Rủi ro tăng trưởng:
Thực trạng và xu hướng phát triển của nền kinh tế trong nước luôn ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Khi nền kinh tế ở giai đoạn tăng trưởng cao sẽ tạo nhiều cơ hội cho doanh nghiệp phát triển. Ngược lại khi nền kinh tế sa sút suy thoái sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực cho các doanh nghiệp.
Kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây đạt tốc độ tăng trưởng khá cao, năm 2003 đạt 7,3%; năm 2004 đạt 7,7%; năm 2005 8,4%; năm 2006 đạt 8,14%; năm 2007 đạt 8,48%. Tuy nhiên, khủng hoảng kinh tế của một số nền kinh tế lớn trong năm 2008 đã đẩy nền kinh tế thế giới vào tình trạng suy thoái, làm hẹp thị trường xuất khẩu, thị trường vốn, thị trường lao động và tác động tới nhiều lĩnh vực kinh tế xã hội khác của nước ta. Năm 2008 chỉ đạt 6,18%, và con số này sau nhiều nỗ lực của Chính Phủ năm 2009 cũng chỉ đạt 5,32%, năm 2010 tăng lên 6,78%.
Về phía công ty, sự suy thoái của nền kinh tế thế giới và nền kinh tế trong nước đã ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh của công ty. Cụ thể là tỷ giá ngoại tệ lên xuống thất thường đã ảnh hưởng đến giá nguyên liệu nhập khẩu, ngoài
ra tình trạng khó khăn trong nuôi tôm giống, bệnh tật, giá cả tăng cao, nhiều đầm nuôi bỏ trắng khiến cho nguyên liệu đầu vào ngày càng khan hiếm trầm trọng. Bên cạnh đó, thị trường xuất khẩu thủy sản lớn của Việt Nam như: Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản chịu ảnh hưởng nặng nề từ cuộc khủng hoảng và suy thoái kinh tế nên giảm sức cầu tiêu dùng thủy sản, kim ngạch xuất khẩu thủy sản giảm nên ảnh hưởng lớn đến thị trường đầu ra của công ty.
Rủi ro lạm phát:
Theo số liệu công bố của Tổng cục thống kê, chỉ số giá tiêu dùng của Việt Nam năm 2010 là 11,75% vượt so với chỉ tiêu Quốc Hội đề ra hồi đầu năm gần 5%. Như vậy mức lạm phát 2 con số của Việt Nam trong năm 2010 đã chính thức được khẳng định. Trong đó, tháng 12/2010 mức giá tiêu dùng của cả nước tăng 1,98% so với tháng trước, là mức tăng cao nhất trong năm. Xét trong tình hình chung trong cả năm 2010, đến quý 3/2010 mức lạm phát vẫn được kiềm chế, nhưng sang quý 4/2010 lạm phát tăng cao nằm ngoài khả năng dự đoán. Nguyên nhân chủ yếu không phải do sai lầm của chính sách và điều hành kinh tế vĩ mô, chính sách tiền tệ trong năm cũng không phải là nhân tố làm cho lạm phát tăng cao. Nguyên nhân chính là do xuất phát từ một số yếu tố khách quan như sự bất ổn kinh tế, giá cả thế giới và một số yếu tố chủ quan nội tại của nền kinh tế.
Trong năm 2010 giá cả của một số hàng hóa trên thế giới tiếp tục tăng cao (giá dầu thô, giá xăng – gas tăng, sắt thép, nguyên vật liệu nhập khẩu tăng do do kinh tế thế giới phục hồi, giá cả nguyên vật liệu tăng trên 10%), giá vàng biến động mạnh.
Trong nước, dịch bệnh trong nông nghiệp, bão lũ nặng nề ở Miền Trung làm ảnh hưởng đến cung cầu hàng hóa, giá lương thực, thực phẩm tăng do việc chủ động đưa giá lên để tạo điều kiện cho các nhà sản xuất trong nước và nông dân, tăng lương cơ bản, tăng chi phí giáo dục, y tế do chi tiêu ngân sách và đầu tư công quá lớn những năm qua và cả năm 2010; kết hợp tỷ giá tăng; giá vàng tăng; yếu tố tâm lý kỳ vọng lạm phát trong dân dẫn đến tổng cầu tăng đột biến, làm giá tăng mạnh ở thời điểm quý 4/2010…
4,55 4,27 4,12 3,35 1,36 4,78 4,84 11,75 9,58 7,58 6,46 5,08 0 2 4 6 8 10 12 14 T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12 % chỉ số tiêu dùng (Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam)
Biểu đồ 4: Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Việt Nam năm 2010
Việc lạm phát tăng cao tác động mạnh đến giá cả và sản xuất trong nước trong thời gian tới, và cũng giống như các doanh nghiệp khác, công ty không tránh khỏi được các tác động tiêu cực, lạm phát tăng đã kéo theo giá nguyên liệu tăng dẫn đến giá thành sản phẩm của công ty cao trong khi giá thành sản phẩm không theo kịp tốc độ tăng của chi phí đầu vào. Đứng trước khó khăn này, NTSF F17 đã chủ động thực hiện hàng loạt các giải pháp như tăng cường kiểm soát chi phí đầu vào, hoàn thiện hơn nữa quy trình và môi trường sản xuất… nhằm giảm thiểu những ảnh hưởng của yếu tố lạm phát đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Rủi ro lãi suất:
Để hoạt động kinh doanh xuất khẩu diễn ra suôn sẻ và liên tục, NTSF có một khoản vốn vay khá lớn từ các nguồn trong tổng nguồn vốn kinh doanh (xem bả ng 5). Các khoản vay ngắn hạn và dài hạn chiếm tỷ trọng kh á lớn trong cơ cấu nguồn vốn của công ty (trên 60%), mỗi năm công ty tốn một khoản chi phí lãi vay khá cao từ việc đi vay này: năm 2008 chi phí lãi vay là 21,69 tỷ đồng, năm 2009 là 16,683 tỷ đồng, năm 2010 tăng vọt
lên 29,59 tỷ đồng. Khoản ch i phí lãi vay này làm cho tổng chi phí tăng lên ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh và công ty có thể gặp rủi ro trong vấn đề tài chính.
Bảng 5: Biến động nguồn vốn của công ty giai đoạn 2008 – 2010
Đvt: 1000đ
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
I. Nợ phải trả 235.866.819 304.036.518 337.403.349
1. Nợ ngắn hạn 222.028.969 293.740.098 328.287.731
2. Nợ dài hạn 13.837.850 10.296.419 9.115.618
II. Nguồn vốn chủ sở hữu 115.786.184 196.068.261 223.096.067 1. Vốn chủ sở hữu 112.910.443 195.325.741 222.631.043 2. Nguồn kinh phí và quỹ
khác 2.875.741 742.520 465.024
Tổng nguồn vốn 351.653.003 500.104.780 560.499.417
(Nguồn: Phòng Kế toán – C.TY CP Nha Trang Seafoods – F17)
Mặt khác, mỗi sự điều chỉnh về lãi suất đều ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận cũng như kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Ngày 14/04/2010, Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam đã ban hành thông tư số 12/2010TT – NHNN về việc tổ chức tín dụng cho vay bằng đồng Việt Nam đối với khách hàng theo lãi suất thỏa thuận. Với việc tháo bỏ lãi suất cho vay trần và thay bằng lãi suất cho vay thỏa thuận có thể dẫn đến mặt bằng lãi suất bị đẩy lên cao điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí, lợi nhuận của các doanh nghiệp sử dụng vốn vay đặc biệt là đối với doanh nghiệp có tỷ trọng vốn vay cao như Nha Trang Seafoods – F17. Trong thời gian tới, công ty sẽ thực hiện cân đối lại cơ cấu nguồn vốn với xu hướng giảm vốn vay, một mặt vừa giảm chi phí lãi vay mặt khác sẽ hạn chế những rủi ro từ lãi suất mang lại.
2.3.1.2. Rủi ro tỷ giá
Công ty Cổ Phần Nha Trang Seafoods F17 là một trong những công ty hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, vì vậy các biến động về chính sách tỷ giá hối đoái có thể ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của NTSF. Trong trường hợp Chính Phủ điều hành tỷ giá theo hướng hỗ trợ xuất khẩu, NTSF sẽ có cơ hội gia tăng lợi nhuận và ngược lại, nếu Chính Phủ điều hành tỷ giá theo hướng hỗ trợ nhập khẩu NTSF có thể bị ảnh hưởng.
Trong giai đoạn 2008 - 2010 tỷ giá hối đoái thay đổi thất thường với biên độ dao động lớn. Năm 2008 đựợc coi là “năm bất ổn của tỷ giá” với những biến động rất phức tạp, biên độ tỷ giá đã được điều chỉnh 5 lần, một mật độ chưa từng có trong lịch sử. Tỷ giá USD/VND trong quý 1/2008 liên tục sụt giảm từ 16.112 VND xuống 15.560 VND/USD, quý II/ 2008 tỷ giá tăng mạnh lên 19.400 VND/USD, cuối năm giảm còn 17.440 VND/USD; sang năm 2009: đầu năm dao động trong khoảng 17.450 – 17.700 VND/USD cuối năm 2009 tỷ giá xoay quanh mức 18.500 VND/USD; sang năm 2010 tỷ giá tiếp tục tăng lên quanh mức 19.500 VND/USD; gần đây nhất trong tháng 5/ 2011 tỷ giá xoay quanh mức 20.700 VND/USD.
Việc tỷ giá biến động lên xuống thất thường có tác động lớn đến các công ty xuất nhập khẩu, trong đó công ty F17 cũng bị tác động làm giảm giá trị xuất khẩu, cộng với việc công ty chưa sát sao theo dõi, dự đoán chính xác tình hình tỷ giá nên đã gây ra những thiệt hại về kinh tế, đặc biệt trong năm 2008 vào những thời điểm tỷ giá giảm mạnh làm cho doanh thu xuất khẩu giảm sút.
Vào cuối tháng 6/2008 công ty dự đoán tình hình tỷ giá hối đoái ổn định quanh mức 19.000 VND/USD và có ký hợp đồng xuất khẩu mặt hàng Tôm thẻ với giá trị xuất khẩu là 500.000 USD vào ngày 28/06/2008, hợp đồng được thanh toán sau 6 tháng kể từ ngày ký.thanh toán – 28/12/2008 với khách hàng Mỹ là Fishery Product International. Tại thời điểm ký kết tỷ giá USD/VND = 19.000. Tuy nhiên vào ngày thanh toán tỷ giá giảm đột ngột USD/VND = 17.440, như vậy mỗi USD xuất khẩu công ty bị thiệt 1.560 VND. Toàn bộ hợp đồng trị giá 500.000 USD, công ty bị mất tổng số tiền là (19.000 * 0,5 triệu USD) – (17.440 * 0,5 triệu USD) = 78
triệu VND. Khoản tiền này không phải là lớn với một hợp đồng nhưng nếu tính chung cho toàn bộ hợp đồng xuất khẩu của toàn công ty với vài ba trăm hợp đồng thì đó là một con số không hề nhỏ.
Từ hệ lụy trên cho thấy sự tác động mạnh mẽ của tỷ giá hối đoái đến hoạt động xuất khẩu của công ty. Vì vậy, để đảm bảo hiệu quả sản xuất kinh doanh, đòi hỏi công ty phải nâng cao khả năng phòng ngừa biến động tỷ giá.
Là một công ty hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu nên những biến động tỷ giá của các nước bạn hàng cũng có tác động không nhỏ tới hoạt động xuất khẩu của công ty. Trong xu thế kinh tế vĩ mô có chiều hướng xấu đi của toàn khối EU từ 2008 đến nay thị trường xuất khẩu thủy sản truyền thống với kim ngạch lớn của công ty dù tăng lên nhưng không nhiều và có xu hướng bão hòa. Sang năm 2010, tăng trưởng kinh tế của EU gặp trở ngại khi hai nền kinh tế lớn nhất là Đức, Pháp đạt mức tăng trưởng thấp, đồng đô la Mỹ và đồng Yên Nhật tiếp tục đà tăng mạnh so với đồng Euro khiến cho giá cả nhập khẩu vào EU tăng lên, kéo theo nhu cầu nhập khẩu suy giảm, trong đó có thủy sản, chính vì vậy mà triển vọng xuất khẩu vào EU trong trung hạn có thể gặp nhiều rủi ro.
Như vậy, để tránh rủi ro này công ty nên chủ động chuẩn bị và có sự điều chỉnh về chiến lược, chủ động theo dõi sát sao các biến động để tránh rủi ro. Đồng thời, công ty nên đa dạng hóa thị trường xuất khẩu theo hướng tìm kiếm và thâm nhập các thị trường mới nhưng nhiều triển vọng như: Hàn Quốc, Ai Cập, Hồng Kông.
2.3.1.3. Rủi ro do khan hiếm và biến động giá nguyên liệu đầu vào
Yếu tố đầu vào là yếu tố quan trọng đối với bất kỳ đơn vị hoạt động sản xuất kinh doanh nào. Sự biến động của yếu tố đầu vào về số lượng, giá cả, nguồn cung cấp… cũng tác động không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh bình thường của đơn vị. Tuy nhiên, đối với các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực chế biến, xuất khẩu thủy sản như NTSF F17 thì khan hiếm nguyên liệu luôn là một vấn đề không bao giờ cũ. Việc không chủ động nguồn cung đã đẩy công ty vào tình thế bị động, luôn phải phụ thuộc vào nhà cung cấp nguyên liệu. Tình trạng thiếu nguyên liệu xảy ra ở
hầu hết các sản phẩm xuất khẩu của công ty, đặc biệt phải kể đến mặt hàng tôm đông lạnh. Điều này về lâu về dài sẽ khiến cho công ty gặp nhiều khó khăn.
Qua tình hình thu mua của công ty những năm vừa qua như bảng 6 ta thấy:
sản lượng các loại nguyên liệu thủy sản của công ty có sự thay đổi qua từng năm. Xét riêng nguyên liệu tôm ta thấy trong cả ba năm tỷ trọng tôm đều chiếm >50%, đặc biệt năm 2009 tỷ trọng nguyên liệu tôm chiếm đến 91,44%, năm 2010 sản lượng giảm do nguồn nguyên liệu khan hiếm nên việc thu mua trở nên khó khăn hơn, tuy nhiên tỷ trọng tăng lên 93,37% 1 con số rất lớn, do trong 2 năm này mặt hàng xuất khẩu chủ lực của công ty là tôm nên đẩy sản lượng nguyên liệu lên cao như trên, vậy đây là nguyên liệu chủ yếu của công ty.
Bảng 6: Cơ cấu sản lượng thu mua nguyên liệu thủy sản năm 2008- 2010
Đvt:tấn
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Nguyên
liệu Sản lượng % Sản lượng % Sản lượng % Tôm 8.095,03 71,13 11.585,95 91,44 9.350,25 93,37
Cá 2.592,08 22,78 808,22 6,38 330,06 3,30
Ghẹ 409,15 3,60 148,67 1,17 254,24 2,54
Mực 284,52 2,50 127,71 1,01 79,52 0,79
Tổng 11.380,78 100,00 12.670,55 100,00 10.014,07 100,00
(Nguồn: Phòng KD –XNK –C.TY CP Nha Trang Seafoods F17)
Tôm là mặt hàng có ý nghĩa quan trọng nhất và luôn có kim ngạch xuất khẩu dẫn đầu trong giai đoạn 2008 – 2010. Có thể nói tôm đông lạnh là mặt hàng sương sống của công ty đồng thời cũng là mặt hàng chứa yếu tố rủi ro cao nhất. Việc thiếu nguyên liệu thường xảy ra với mặt hàng tôm nhiều nhất từ đó đẩy giá thu mua nguyên liệu tôm lên rất cao vì hiện nay trong chuỗi cung ứng nguyên liệu tôm đầu vào thì công ty vẫn chưa có đầu tư vào vùng nguyên liệu tôm, mà chủ yếu đi mua gom từ các hộ nông dân.
Điểm khó nhất là nguyên liệu thủy sản không thể dự trữ như nhiều loại nguyên liệu khác vì phụ thuộc vào nhu cầu thị trường thường hay biến động. Chỉ
khi có đơn hàng doanh nghiệp mới tính đến việc tìm nguyên liệu chế biến. Do vậy, trong trường hợp tôm nuôi cả nước mấy năm nay bị ảnh hưởng của hiện tượng thời tiết El-Nino hoặc thu mua rơi vào thời điểm giáp hạt, nguyên liệu khan hiếm khiến cho nhà máy chỉ hoạt động 80% công suất, làm doanh số và kim ngạch xuất khẩu của công ty.
Tuy nhiên, vấn đề lớn nhất đối với công ty hiện nay là sự mất cân đối về nhận thức cũng như hành động của các thành phần khác nhau trong chuỗi giá trị. Nghề nuôi trồng và khai thác thủy sản về cơ bản vẫn được đặt trong chế độ “tiếp cận tự do”, nuôi trồng tự phát đã đe dọa đến môi trường và sự phát triển bền vững, thông tin thị trường không thông suốt, thiếu mối liên kết giữa các thành phần trong chuỗi hệ thống, gây nên nhiều trở ngại trong xuất khẩu như: nhiễm bẩn sản phẩm, dư lượng kháng sinh ..., người dân chủ yếu là nuôi tự phát, vùng nuôi chưa có qui hoạch tổng thể, nên người dân luôn phải chạy theo giá, thua lỗ ngày càng nhiều, chưa kể môi trường cũng bị ô nhiễm.
Vì thế, để khắc phục rủi ro này, công ty cần tạo ra một mối quan hệ “đôi bên cùng có lợi” giữa công ty và nhà cung cấp (chủ yếu là các hộ nông dân) để có thể ổn định nguồn cung nguyên liệu cho mình bằng cách xây dựng một chuỗi tích hợp dọc với nhà cung cấp nguyên liệu trong chuỗi cung ứng tôm xuất khẩu.
Có một điểm đáng lưu ý là giá thu mua nguyên liệu của công ty nói riêng và của các đơn vị trong tỉnh nói chung đang có xu hướng tăng. Theo thống kê của VASEP giá tôm nguyên liệu năm 2010 lên cao nhất trong 5 năm trở lại đây. Vào trung tuần tháng 12/2009, tôm sú nguyên liệu cỡ 20 con/kg có giá 180.000 đồng/kg, tăng 21.000 đồng/kg so với đầu tháng; cỡ 30 con/kg có giá 132.000 đồng/kg, tăng 16.000 đồng/kg; và cỡ 40 con/kg có giá 108,000 đồng/kg, tăng 12.000 đồng/kg. Giữa tháng 12/2010, giá tôm sú nguyên liệu đang dao động ở mức 195.000 - 200.000 đồng/kg đối với tôm cỡ 20 con/kg, 170.000 đồng/kg đối với tôm cỡ 30