Đánh giá năng lực giải quyết vấn đề của học sinh

Một phần của tài liệu Dạy học hình học không gian ở lớp 12 theo định hướng gắn với các tình huống thực nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh (Trang 20 - 23)

CHƯƠNG 1. CƠ CỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.1. Năng lực, năng lực giải quyết vấn đề

1.1.5. Đánh giá năng lực giải quyết vấn đề của học sinh

Muốn đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới cách thức tổ chức dạy học, đổi mới chương trình,…thì cần phải tập trung, nỗ lực và đầu tư vào khâu tổ chức kiểm tra đánh giá cho HS. Đối với người GV khi tiến hành quá trình dạy học phải xác định rõ mục tiêu của bài học, nội dung và phương pháp cũng như kỹ thuật tổ chức quá trình dạy học sao cho hiệu quả. Muốn biết quá trình dạy học có hiệu quả hay không, người giáo viên phải thu thập thông tin phản hồi từ học sinh để đánh giá và qua đó điều chỉnh phương pháp, kỹ thuật dạy của mình cũng như giúp HS điều chỉnh phương pháp học tập. Nếu thực hiện được việc kiểm tra đánh giá hướng vào đánh giá quá trình, giúp phát triển năng lực người học thì khi đó quá trình dạy học trở nên tích cực hơn rất nhiều.

Theo chương trình đánh giá HS quốc tế (PISA) của OECD, một cuộc khảo sát quốc tế về kỹ năng và kiến thức của HS 15 tuổi trong ba lĩnh vực toán học, đọc hiểu và khoa học, năm 2012 cho thấy PISA đã bao gồm cả việc đánh giá khả năng giải quyết vấn đề của học sinh. Đánh giá này dựa trên máy tính về khả năng giải quyết vấn đề của học sinh cùng với đánh giá kỹ năng đọc hiểu và toán học. Trong đó NL GQVĐ của HS được đánh giá theo 6 mức độ như sau [25]:

- Mức độ 1: Chỉ khám phá một vấn đề ở một mức độ hạn chế, dựa trên các tình huống quen thuộc tương tự đã từng gặp trước đây, HS này chỉ có thể mô tả một phần của giải pháp GQVĐ. Những HS ở cấp độ này chỉ có thể giải quyết các vần đề đơn giản chỉ có một điều kiện cần thỏa mãn, chỉ có một hoặc hai bước cần thực hiện để đạt được mục tiêu. HS cấp độ 1 có xu hướng không thể lập kế hoạch trước và đặt ra các mục tiêu phụ.

- Mức độ 2: Khám phá được một vấn đề không quen thuộc và hiểu một phần nhỏ của nó. HS có cố gắng nhưng chỉ thành công một phần trong giải quyết vấn đề. Ở cấp độ 2

12

HS có thể kiểm tra một giải thuyết đơn giản được đưa ra và có thể giải quyết một vấn đề có một ràng buộc cụ thể, duy nhất. HS có thể lập kế hoạch và thực hiện từng bước một để đạt được mục tiêu phụ và có một số năng lực để giám sát tổng thể tiến tới một giải pháp cho vấn đề.

- Mức độ 3: Xử lý thông tin được trình bày dưới nhiều dạng khác nhau. Có thể khám phá một vấn đề và suy ra các mối quan hệ đơn giản giữa các thành phần của nó. HS có thể điều khiển các thiết bị kỹ thuật số đơn giản, nhưng gặp sự cố với các thiết bị phức tạp hơn. Ở Cấp độ 3 HS hoàn toàn có thể đối phó với một điều kiện, chẳng hạn như bằng cách tạo ra một số giải pháp và kiểm tra xem liệu những giải pháp này có đáp ứng được tình trạng hay không. HS có thể đưa ra và thực hiện các kiểm tra để xác nhận hoặc bác bỏ một giả thuyết nào đó. HS hiểu sự cần thiết phải lập kế hoạch trước và theo dõi tiến độ, đồng thời có thể thử tùy chọn khác nếu cần thiết.

- Mức độ 4: Khám phá một tình huống vấn đề phức tạp vừa phải một cách tập trung.

HS nắm bắt các liên kết giữa các thành phần của tình huống được yêu cầu để giải quyết vấn đề. HS có thể kiểm soát các thiết bị kỹ thuật số phức tạp vừa phải, nhưng không phải lúc nào chúng cũng hoạt động hiệu quả. Những HS này có thể lập kế hoạch trước một vài bước và theo dõi sự tiến bộ của mình. HS đó thường có thể điều chỉnh các kế hoạch này hoặc định dạng lại mục tiêu dựa trên phản hồi. HS có thể thử một cách có hệ thống các khả năng khác nhau và kiểm tra cho dù nhiều điều kiện đã được thỏa mãn.

HS có thể hình thành một giả thuyết về lý do tại sao một hệ thống bị trục trặc và mô tả cách kiểm tra nó.

- Mức độ 5: Khám phá một cách có hệ thống một kịch bản vấn đề phức tạp để hiểu được thông tin liên quan được cấu trúc như thế nào. Khi đối mặt với vấn đề không quen thuộc HS đáp ứng nhanh chóng để đạt được một giải pháp. Ở cấp độ 5 HS suy nghĩ trước để tìm ra chiến lược tốt nhất giải quyết tất cả các ràng buộc đã cho. HS có thể ngay lập tức điều chỉnh kế hoạch của mình hoặc lùi thời gian, HS phát hiện ra những khó khăn bất ngờ hoặc khi HS mắc sai lầm khiến HS chệch hướng.

- Mức độ 6: Phát triển các giải pháp hoàn chỉnh, mạch lạc của các tình huống vấn đề đa dạng, cho phép HS giải quyết các vấn đề phức tạp một cách hiệu quả. HS có thể khám phá một kịch bản theo một cách thức chiến lược cao để hiểu tất cả thông tin liên

13

quan đến vấn đề. Thông tin có thể được trình bày ở các định dạng khác nhau, yêu cầu diễn giải và tích hợp các phần liên quan. Khi đối mặt với rất các vấn đề phức tạp hoặc theo cách bất ngờ, HS nhanh chóng điều chỉnh để đạt được mục tiêu một cách tối ưu.

Ở cấp độ 6, HS có thể đặt ra các giả thuyết chung về một hệ thống và kiểm tra kỹ lưỡng chúng. HS có thể theo dõi một tiền đề thông qua một kết luận hợp lý hoặc nhận ra khi không có đủ thông tin để đạt được giải pháp. Những người giải quyết vấn đề rất thành thạo này có thể tạo các kế hoạch phức tạp, linh hoạt, nhiều bước mà vẫn liên tục theo dõi trong quá trình thực hiện. Khi cần thiết, HS có thể sửa đổi chiến lược của mình, sử dụng tất cả ràng buộc.

Khung đánh giá này chỉ rõ bốn quy trình liên quan đến giải quyết vấn đề:

• Khám phá vấn đề, tình huống (quan sát nó, tương tác với nó, tìm kiếm thông tin và tìm ra những hạn chế và chướng ngại vật); hiểu thông tin đã cho và thông tin được phát hiện trong khi tương tác với tình huống vấn đề; thể hiện sự hiểu biết về các khái niệm có liên quan.

• Trình bày và xây dựng mô hình của vấn đề. Để làm được điều này, thông tin liên quan phải được chọn lọc, sắp xếp hợp lý và tích hợp với kiến thức trước đây có liên quan.

Điều này có thể liên quan đến trình bày vấn đề thông qua các biểu diễn dạng bảng, đồ thị, biểu tượng hoặc bằng lời nói, chuyển đổi giữa các định dạng biểu diễn này; hình thành giả thuyết bằng cách xác định các yếu tố liên quan trong vấn đề và mối quan hệ qua lại của chúng; tổ chức và phê bình đánh giá thông tin.

• Lập kế hoạch và thực hiện, bao gồm thiết lập mục tiêu (làm rõ mục tiêu tổng thể, thiết lập các mục tiêu phụ khi cần thiết); đề ra một kế hoạch hoặc chiến lược để đạt được mục tiêu (các bước sẽ được thực hiện); thực hiện giải pháp.

• Giám sát và phản ánh, bao gồm giám sát tiến độ đạt được mục tiêu ở mỗi giai đoạn (kiểm tra kết quả trung gian và cuối cùng, phát hiện các sự kiện bất ngờ, thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả khi được yêu cầu); phản ánh các giải pháp từ các quan điểm, đánh giá phê bình các giả định và giải pháp thay thế, xác định nhu cầu để biết thêm thông tin hoặc làm rõ và truyền đạt tiến độ theo cách phù hợp. Tham gia vào các quá trình giải quyết vấn đề này đòi hỏi phải sử dụng các kỹ năng lập luận. Ví dụ về các

14

kỹ năng lập luận làm nền tảng cho quá trình giải quyết vấn đề bao gồm suy luận, quy nạp, định lượng, lập luận tương quan, loại suy, tổ hợp và đa chiều [25].

Theo chúng tôi cách đánh giá trên có thể áp dụng để đánh giá NLGQVĐ cho HS trung học phổ thông. Để sử dụng chúng để giá NLGQVĐ của HS, giáo viên cần sử dụng tình huống có vấn đề, đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ cho HS thực hiện. Trong quá trình thực hiện GV hướng dẫn HS trả lời các nhiệm vụ theo các thành tố của NLGQVĐ, quan sát quá trình GQVĐ, phân tích và ghi vào sổ nhật kí trong quá trình đánh giá.

Yêu cầu của đổi mới kiểm tra đánh giá là phải áp dụng đa dạng các hình thức đánh giá: đánh giá bằng trắc nghiệm, bằng bài kiểm tra viết kiểu tự luận, vấn đáp, đánh giá thông qua sản phẩm, qua hồ sơ HS, qua thuyết trình, trình bày, thông qua tương tác nhóm, thông qua các sản phẩm của nhóm, đánh giá bằng các tình huống bài tập,…trên đây chỉ là một số cách đánh giá mà tác giả tham khảo để góp phần đánh giá NLGQVĐ của HS.

Một phần của tài liệu Dạy học hình học không gian ở lớp 12 theo định hướng gắn với các tình huống thực nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh (Trang 20 - 23)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)