Đánh giá định tính

Một phần của tài liệu Dạy học hình học không gian ở lớp 12 theo định hướng gắn với các tình huống thực nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh (Trang 103 - 106)

3.5. Đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm

3.5.1. Đánh giá định tính

Sau giờ thực nghiệm tác giả tổ chức họp rút kinh nghiệm, sinh hoạt tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học để xin ý kiến đánh giá của các GV dự giờ và phỏng

95

vấn học sinh ở lớp thực nghiệm. Thông qua trao đổi, thảo luận, bàn bạc giữa các GV trong tổ chuyên môn, 100% các GV đều có ý kiến cho rằng: việc áp dụng các biện pháp của tác giả đề xuất là cần thiết, hữu ích và có thể thực hiện được. HS lớp thực nghiệm có hứng thú hơn trong giờ học thực nghiệm, HS hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài, tích cực chủ động tham gia vào các hoạt động học tập, trải nghiệm, bàn luận, trao đổi tích cực để thực hiện tốt những yêu cầu, bài toán mà GV đặt ra. Bước đầu HS được rèn luyện thói quen tự học, có kĩ năng giải quyết vấn đề, chủ động, sáng tạo trong quá trình học tập. Những chuyển biến này được cụ thể như sau:

- HS có hứng thú trong giờ thực nghiệm: giờ học sử dụng nhiều học liệu hấp dẫn, HS được trực tiếp tham gia vào quá trình hình thành kiến thức mới dựa trên các tình huống gần gũi, dễ hiểu.

- Khả năng phân tích, tổng hợp, đánh giá, so sánh, khái quát của HS tiến bộ hơn:

GV thay đổi phương pháp tiếp cận vấn đề, chú ý hơn đến việc phát triển năng lực cho HS đặc biệt là năng lực giải quyết vấn đề, đưa ra các vấn đề phù hợp với kiến thức đã có của HS, lấy người học làm trung tâm, HS được sử dụng các kiến thức đã học, sáng tạo và áp dụng vào thực tế. Các em được chủ động hoạt động, tích cực suy nghĩ, tự do trình bày quan điểm cá nhân, được hoạt động nhóm.

- HS đã tập trung chú ý nghe giảng, thảo luận nhiều hơn, tranh luận để đưa ra kiến thức hoặc lời giải của mình: HS có thể vận dụng kiến thức tổng hợp đã được học và lựa chọn lời giải phù hợp. Những HS khác nhau sẽ có cách giải quyết khác nhau từ đó HS được thảo luận, tranh luận ý kiến của bản thân cũng như tiếp thu ý kiến của bạn bè và GV.

- Việc đánh giá, tự đánh giá của bản thân HS được sát thực hơn: Tương tác giữa HS với HS và GV với HS giúp HS có cơ hội kiểm tra suy luận của bản thân. HS được tham gia vào quá trình kiểm tra đánh giá dưới nhiều hình thức, đặc biệt là đánh giá hướng tới năng lực người học do dó việc đánh giá và tự đánh giá của HS sẽ sát thực hơn rất nhiều.

- HS tự học, tự nghiên cứu thuận lợi hơn: Trong các giờ học HS được rèn luyện khả năng tư duy độc lập, sáng tạo, đồng thời có nhiều nhiệm vụ cá nhân phải hoàn

96

thành để chuẩn bị cho bài học hoặc tổng kết sau khi học. Từ đó, HS rèn luyện được khả năng tự học, tự giác và chủ động trong học tập.

- HS tham gia vào quá trình học tập sôi nổi hơn, tự tin, mạnh dạn hơn trong giao tiếp, trình bày ý tưởng: GV hình thành cho thói quen không suy nghĩ máy móc, phát biểu suy nghĩ của mình về một bài toán, một vấn đề mới, sáng tạo, tự tin khi trả lời.

- Năng lực giải quyết vấn đề của HS được nâng cao: Thông qua một số tình huống được thiết kế trong các tiết dạy, HS dần hình thành năng lực giải quyết vấn đề.

+ Tất cả các HS đều đạt được mức 2 trong 6 mức NLGQVĐ được trình bày trong Chương 1, các em bước đầu biết khám phá được vấn đề mới và hiểu được một số phần trong vấn đề được nêu. HS có thể giải quyết được một số vấn đề có yêu cầu đơn giản.

HS đã có thể giải quyết được một phần yêu cầu trong vấn đề được nêu một cách đơn giản và có thể lập kế hoạch và có năng lực giám sát tiến trình giải quyết vấn đề của mình. Đáp ứng được nhu cầu học tập tối thiểu của bộ môn và giải quyết được một số tình huống thực đơn giản phục vụ nhu cầu cuộc sống hàng ngày.

+ Đa số HS cơ bản đã đạt được NLGQVĐ ở mức độ 3. Đối với các vấn đề được nêu HS đã biết xử lý thông tin dưới nhiều dạng khác nhau, có thể khám phá các vấn đề đơn giản được nêu ra trong bài học và trong các tình huống thực. Sản phẩm thu được đáp ứng được yêu cầu đặt ra. HS đã có kế hoạch trong thực hiện nhiệm vụ và theo dõi, đánh giá được sản phẩm và quá trình giải quyết vấn đề của bản thân và của HS khác.

+ Trong các lớp đã có những HS đạt NLGQVĐ ở mức độ 4 hoặc mức độ 5.

Những HS này đã biết lên kế hoạch, kịch bản cho việc GQVĐ. Khi đối mặt với một vấn đề không quen thuộc HS có thể đáp ứng nhanh để tìm ra giải pháp thực hiện. Những HS này đã biết thử các khả năng khác nhau để GQVĐ và điều chỉnh kế hoạch thực hiện khi cần thiết. Đối với các vấn đề cơ bản trong cuộc sống cần đến những kiến thức toán học cơ bản thì HS đều thực hiện được. Bước đầu có những sáng kiến, giải pháp nâng cao chất lượng cuộc sống cũng như kết quả học tập bộ môn. Tuy nhiên để đạt được mức độ cao nhất trong thang đánh giá NLGQVĐ cần đòi hỏi nhiều yếu tố như: cơ sở vật chất đáp ứng đủ yêu cầu cho các hoạt động trải nghiệm, sáng tạo; hệ thống chương trình và thời lượng cho các giờ dạy; trình độ đầu vào của HS; quá trình học tập thực hành theo lộ trình nhất định,…

97

+ HS đã thấy được toán học và cuộc sống là một chỉnh thể không thể tách rời. HS sẽ có những trải nghiệm thú vị qua đó rèn luyện các kĩ năng, kĩ xảo của mình, bộc lộ được năng khiếu, sở trường của bản thân.

Một phần của tài liệu Dạy học hình học không gian ở lớp 12 theo định hướng gắn với các tình huống thực nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh (Trang 103 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)