Phân tích định lượng

Một phần của tài liệu Dạy học hình học không gian ở lớp 12 theo định hướng gắn với các tình huống thực nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh (Trang 106 - 110)

3.5. Đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm

3.5.2. Phân tích định lượng

Để đánh giá định lượng, chúng tôi cho cả 2 lớp làm cùng một bài kiểm tra trong cùng một thời gian. (Xem chi tiết trong Phụ lục 4).

a) Đề kiểm tra:

Kiểm tra Chương “MẶT TRÒN XOAY”

Hình học lớp 12, chương trình chuẩn. (Thời gian: 45 phút) I. Trắc nghiệm khách quan (5 điểm)

Câu 1. Nếu cắt mặt tròn xoay bởi một mặt phẳng vuông góc với trục của nó ta được giao tuyến là:

A. Một đường tròn. B. Một đường thẳng.

C. Một tam giác. D. Một hình chữ nhật.

Câu 2. Cho hình nón đỉnh S và đáy của hình nón là hình tròn tâm O bán kính r. Biết SOh. Đường sinh của hình nón bằng:

A. r2  h2. B. rh. C. r2 h2 . D. r2 h2 .

Câu 3. Cho hình nón có bán kính đáy r 2 và độ dài đường sinh l 7. Diện tích xung quanh của hình nón đã cho bằng:

A. 28 . B. 14. C. 14 3

 . D.2 45.

Câu 4. Cho hình nón có bán kính đáy r 2 và chiều cao h5. Diện tích xung quanh của hình nón đã cho bằng:

A. 10. B. 2 21 . C. 29 . D.2 29.

Câu 5. Một hình nón có đường cao bằng 12cm, bán kính đáy bằng 16cm. Độ dài đường sinh của hình nón đó bằng:

A. 10cm. B. 20cm. C. 28cm. D. 4cm.

Câu 6. Diện tích toàn phần của hình nón có chiều cao và bán kính đáy đều bằng a

98

A. a2 . B. ( 21)a2 . C. 2a2. D. 2 3 4

a .

Câu 7. Một bể nước hình lập phương có độ dài cạnh là 96 cm. Thể tích của bể nước lập phương đó là:

A. 884736 cm3. B. 9216 cm3. C. 848436cm3. D. 96 cm3. Câu 8. Cho hình trụ có bán kính đáy r và chiều cao h. Diện tích xung quanh của hình trụ đã cho bằng:

A. 2rh. B. rh. C. r h2 . D.2r2.

Câu 9. Cho hình trụ có bán kính đáy r12 và chiều cao h5. Diện tích xung quanh của hình trụ đã cho bằng:

A. 60 . B. 30 . C. 120. D.200 .

Câu 10. Cho khối trụ có bán kính đáy r 2 và chiều cao h5. Thể tích khối trụ đã cho bằng:

A. 60 . B. 30 . C. 20 . D.200 . II. Tự luận (5 điểm)

Câu 11. Trình bày lại quá trình đo thể tích của một vật dụng thực tế, trong đó sử dụng công thức tính thể tích đã học?

Câu 12.

Một công ty du lịch đầu tư xây dựng 24 nhà chòi trong khu du lịch sinh thái. Mô hình thiết kế như hình vẽ, mái nhà có hình dạng là mặt xung quanh của hình nón với bán kính đáy là 3 m và chiều cao của mái là 4 m. Chi phí làm mái là 2 triệu đồng/m2, chi phí làm hệ thống cột, khung nhà và nền nhà là 100 triệu đồng/nhà chòi. Hỏi tổng số chi phí công ty cần có để làm 24 nhà chòi đó (gồm các chi phí làm mái, hệ thống cột, khung nhà và nền nhà)?

99 Những dụng ý sư phạm của đề kiểm tra:

- Đề sử dụng kết hợp hình thức trắc nghiệm khách quan và tự luận với các mức độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp, vận dụng cao. Lồng ghép các câu hỏi có nội dung thực tế. Đề phù hợp với HS ban cơ bản, có tính phân loại và đánh giá được năng lực HS sau giờ học. Tuy nhiên do thời gian hạn chế nên chưa có điều kiện thực hiện các bài kiểm tra có nội dung thực hành, trải nghiệm và chấm sản phẩm thực tế.

- Các câu trắc nghiệm kết hợp kiểm tra các kiến thức cơ bản trong bài học:

Câu 1, câu 2 ở mức độ nhận biết, HS sẽ thấy được ngay đáp án qua kiến thức có ngay trong bài học.

Câu 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10 đòi hỏi HS phải ghi nhớ được các công thức sau khi đã học và áp dụng tính toán vào từng trường hợp cụ thể, có lồng ghép tình huống thực tế trong Câu 7. HS cũng cần phải tư duy bằng các vẽ hình, sử dụng các hình biểu diễn trong quá trình giải bài.

Câu 11 là phần tự luận ở mức độ vận dụng thấp với thời gian giải tương ứng đối ngắn, HS có thể dễ dàng thực hiện. HS có thể lấy những ví dụ gần gũi, đơn giản để hoàn thành. Theo khung đánh giá mức độ GQVĐ thì câu này thuộc mức độ 3, HS tạo ra một giải pháp giải quyết vấn đề, hiểu được sự cần thiết phải lập kế hoạch trước và theo dõi tiến độ giải quyết.

Câu 12 là phần tự luận ở mức độ vận dụng cao (so với HS lớp cơ bản). Để giải quyết bài toán đòi hỏi HS phải hiểu được vấn đề bài toán đưa ra, vận dụng một số kiến thức trong bài học, những kiến thức trước đó và thực tế để giải quyết bài toán. Theo khung đánh giá mức độ GQVĐ thì câu này thuộc mức độ 4, HS khám phá tình huống, vấn đề có mức độ vừa phải; biết liên kết giữa các thành phần của tình huống.

- Qua sự phân tích sơ bộ trên có thể thấy rằng, đề kiểm tra trên đã thể hiện dụng ý: Khảo sát năng lực giải quyết vấn đề của HS, có gắn nội dung các bài toán thực tế trong chủ đề hình học không gian ở lớp 12.

b) Kết quả kiểm tra:

100

Bảng 3.2. Thống kê kết quả điểm kiểm tra của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng:

Điểm

Lớp thực nghiệm 12A12 Lớp đối chứng 12A14 Mẫu khảo sát

(n=46)

Tỉ lệ (%)

Mẫu khảo sát (n=44)

Tỉ lệ (%)

0 0 0 0 0

1 0 0 0 0

2 0 0 0 0

3 0 0 3 6,8

4 2 4,3 3 6,8

5 2 4,3 7 16

6 11 24 15 34,1

7 15 32,6 13 29,5

8 12 26,1 3 6,8

9 3 6,5 2 0

10 1 2,2 0 0

Điểm trung bình 7 5,9

Biểu đồ 3.1. Thống kê kết quả điểm kiểm tra của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng:

0 10 20 30 40 50 60

Yếu Trung bình Khá Giỏi

4.3

28.3

32.6 34.8

13.6

50.1

29.5

6.8

Tỉ lệ %

Điểm

Lớp thực nghiệm 12A12 Lớp đối chứng 12A14

101 Kết luận sơ bộ:

Tỷ lệ HS lớp thực nghiệm đạt trung bình trở lên cao hơn so với lớp đối chứng, chênh lệch là 9,3%.

Tỷ lệ HS lớp thực nghiệm đạt khá, giỏi cao hơn so với lớp đối chứng, chênh lệch là 31,1%.

Điểm trung bình của lớp đối chứng (5,9 điểm) thấp hơn 1,1 điểm so với điểm trung bình của lớp thực nghiệm (7 điểm).

Tuy kích thước mẫu còn nhỏ, sức thuyết phục chưa cao, song kết quả thu được từ lớp thực nghiệm so với lớp đối chứng phần nào cho thấy, nếu sử dụng các biện pháp mà tác giả nêu lên trong luận văn một cách phù hợp để bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trong các tình huống thực khi dạy học hình học không gian lớp 12, sẽ góp phần nâng cao hiệu quả học tập nội dung hình học không gian lớp 12 và tăng cường năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh.

Một phần của tài liệu Dạy học hình học không gian ở lớp 12 theo định hướng gắn với các tình huống thực nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh (Trang 106 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)