2.3. Tổ chức dạy học vận dụng tình huống thực để dạy học hình học không gian lớp
2.3.2. Kế hoạch bài dạy số 2
Ngày soạn:.../…/2020
Ngày dạy : …/.../2020
Tiết dạy: 03 Chương I: KHỐI ĐA DIỆN Bài 2: KHỐI ĐA DIỆN LỒI VÀ KHỐI ĐA DIỆN ĐỀU I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Nêu được định nghĩa khối đa diện lồi, phân biệt khối đa diện lồi và không lồi.
- Liệt kê được các loại khối đa diện đều, tên gọi, loại, số lượng đỉnh, cạnh mặt, mặt đối xứng của từng loại.
2. Kĩ năng:
- Vẽ hình biểu diễn cho các khối đa diện lồi, đa diện đều đơn giản.
- Tạo được mô hình các khối đa diện đều bằng cách cắt ghép trên giấy, dùng đất nặn, gỗ, xốp....
- Tính được diện tích toàn phần của các khối đa diện đều.
- Chứng minh được một khối đa diện là đa diện đều trong một số trường hợp đơn giản.
- Giải quyết một số bài toán thực tế liên quan đến khối đa diện lồi, khối đa diện đều.
3. Tư duy, thái độ:
- Tư duy logic, phát huy tính độc lập, sáng tạo trong học tập.
- Tham gia học tập với thái độ tích cực, hăng hái.
4. Năng lực cần đạt:
- Năng lực tự học: thông qua các nhiệm vụ được giao.
- Năng lực sáng tạo: thông qua thực hành, trải nghiệm.
- Năng lực giải quyết vấn đề: thông qua giải quyết các vấn đề trong các tình huống thực và nhiệm vụ của bài học.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 1. Chuẩn bị của giáo viên
84
- Giáo án, sách giáo khoa, thước kẻ, máy tính, mô hình trực quan một số khối đa diện, các khối đa diện đều, bảng phụ, bút màu, phấn, trình chiếu.
2. Chuẩn bị của học sinh
- Sách giáo khoa, vở ghi, đồ dùng học tập, đọc trước nội dung bài học, kiến thức cũ có liên quan đến bài học.
- Đồ dùng tạo mô hình của các đối tượng hình học trong bài.
III. Phương pháp dạy học
- Vấn đáp gợi mở, thuyết trình, sử dụng mô hình trực quan, sử dụng các tình huống thực trong dạy học, đan xen hoạt động nhóm một cách linh hoạt.
IV. Tiến trình bài học
- Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp.
………
1. Hoạt động khởi động: giới thiệu bài học.
a) Mục tiêu hoạt động:
+ Giúp HS thấy được nhu cầu hình thành khái niệm khối đa diện lồi, khối đa diện đều.
+ Phát triển kĩ năng toán học hóa tình huống thực tiễn.
+ Phát triển năng lực GQVĐ thông qua việc hoàn thành các nhiệm vụ được giao.
b) Nội dung: HS thực hiện nhiệm vụ trong hoạt động khởi động.
c) Biện pháp sư phạm đã áp dụng:
+ Biện pháp 1: Liên hệ các hình không gian trong thực tế cuộc sống, sử dụng các mô hình hình học vào bài học giúp học sinh dễ tiếp cận với các kiến thức về các đối tượng hình học.
+ Biện pháp 2: Tổ chức cho học sinh tăng cường luyện tập kĩ năng sử dụng, chế tạo mô hình học một cách linh hoạt để giải quyết vấn đề.
d) Tổ chức thực hiện:
85
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung - GV yêu cầu HS thực
hiện hoạt động theo các nhóm:
+ Nhóm 1: tạo các mô hình về khối đa diện từ đất nặn.
+ Nhóm 2: tạo các hình đa diện từ các đa giác đều cùng loại và bằng nhau (tam giác, tứ giác).
+ Nhóm 3: tạo các hình đa diện từ các đa giác đều cùng loại và bằng nhau (ngũ giác, lục giác,…).
+ Nhóm 4: ghép các đa giác (đều hoặc không đều, cùng loại hoặc không cùng loại) thành một đồ vật tùy ý.
- GV quan sát, điều chỉnh hoạt động và cho HS nêu lại kết quả của hoạt động.
- GV cho HS quan sát các mô hình khối đa diện đã làm (trong đó có các khối đa diện lồi và không lồi, đều không
- Học sinh chuẩn bị một số nguyên vật liệu cho bài học như: giấy bìa cứng, gỗ mỏng, đất nặn, keo, dao, thước, compa, bút, giấy thủ công,…
- Học sinh cắt sẵn các đa giác đều và bằng nhau theo số lượng giáo viên giao: 50 tam giác đều bằng nhau, 30 hình vuông bằng nhau, 20 ngũ giác đều bằng nhau, 10 lục giác đều bằng nhau,...
Sau đó các nhóm sẽ thuyết trình về đặc điểm hình học của các đối tượng hình học nhóm mình phụ trách.
- HS phân loại các khối đa diện đã có, giải thích sự phân loại của bản thân.
- HS sẽ có những nhận biết ban đầu về các đối
Vật liệu thực hành:
Hình ảnh một số khối đa diện
86 đều) hướng tới sự phân
nhóm theo: khối đa diện lồi, khối đa diện không lồi, khối đa diện đều.
tượng hình học sẽ học trong bài.
2. Hoạt động hình thành kiến thức: khái niệm khối đa diện lồi, khối đa diện đều a) Mục tiêu hoạt động:
+ Giúp HS khám phá khái niệm khối đa diện lồi, khối đa diện đều.
+ Phát triển kĩ năng toán học hóa tình huống thực tiễn.
+ Phát triển năng lực GQVĐ thông qua việc hoàn thành các nhiệm vụ được giao.
b) Nội dung: HS thực hiện nhiệm vụ trong hoạt động.
c) Biện pháp sư phạm đã áp dụng:
+ Biện pháp 2: Tổ chức cho học sinh tăng cường luyện tập kĩ năng sử dụng, chế tạo mô hình học một cách linh hoạt để giải quyết vấn đề.
d) Nội dung thực hiện:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung - GV cho HS quan sát,
nhận xét, từ đó giới thiệu khái niệm khối đa diện lồi.
- Cho VD về khối đa diện lồi, không lồi?
- HS quan sát, nhận xét, rút ra khái niệm khối đa diện lồi.
Khối đa diện lồi
I. KHỐI ĐA DIỆN LỒI Khối đa diện (H) đgl khối đa diện lồi nếu đoạn thẳng nối hai điểm bất kì của (H). Khi đó đa diện xác định (H)được gọi là đa diện lồi.
Nhận xét: Một khối đa diện là khối đa diện lồi khi và chỉ khi miền trong của nó luôn nằm về một phía đối với mỗi mặt phẳng chứa một mặt của nó.
87
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung
Khối đa diện không lồi - HS nêu ví dụ: khối lăng trụ, khối chóp, …
- Qua hoạt động trên học sinh sẽ thấy để ghép thành một hình đa diện từ các đa giác giống nhau sẽ có hữu hạn các cách ghép (không giống việc tạo thành một khối đa diện lồi ở hoạt động trước đó). Nếu có thể học sinh sẽ thấy được chỉ có 5 hình đa diện có thể tạo thành bằng cách ghép các đa giác đều cùng loại, điều này khiến học sinh được trải nghiệm cách thức nào đó trong việc chứng minh định lý về việc chỉ có năm loại khối đa diện đều.
- Từ sự phân loại ở hoạt động khởi động cho HS quan sát các khối đa diện Từ đó giới thiệu khái niệm khối đa diện đều.
- HS quan sát, rút ra khái niệm khối đa diện đều.
- HS ghép các đa diện đã chuẩn bị và rút ra kết luận chỉ ghép được số lượng nhất định (5 loại) khối đa diện đều.
- HS chia làm 5 nhóm quan sát, tìm hiểu, trình bày đặc điểm về một trong 5 loại khối đa diện đều.
II. KHỐI ĐA DIỆN ĐỀU
Khối đa diện đều là khối đa diện lồi có các tính chất sau:
a) Mỗi mặt của nó là một đa giác đều p cạnh.
b) Mỗi đỉnh của nó là đỉnh chung của đúng q mặt.
Khối đa diện đều như vậy đgl khối đa diện đều loại (p; q).
Định lí: Chỉ có 5 loại khối đa diện. Đó là các loại [3;
3], [4; 3], [3; 4], [5; 3], [3; 5].
88
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung - GV chia nhóm cho HS
giới thiệu về 5 loại khối đa diện đều.
- Cho HS: Đếm số đỉnh, số cạnh, số mặt của các khối đa diện đều?
- Các nhóm đếm và điền vào bảng.
Bảng tóm tắt của 5 loại khối đa diện đều
3. Hoạt động luyện tập, củng cố: chứng minh khối đa diện đều.
a) Mục tiêu hoạt động:
+ Giúp HS luyện tập một số bài toán liên quan đến khối đa diện đều.
+ Phát triển năng lực GQVĐ toán học.
+ Kĩ năng sử dụng hình biểu diễn và ngôn ngữ toán học trong trình bày.
b) Nội dung: HS thực hiện ví dụ.
c) Biện pháp sư phạm đã áp dụng:
+ Sử dụng hình biểu diễn, lập luận chứng minh bằng ngôn ngữ toán học.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung - Nêu các bước chứng
minh VD1?
– Chứng minh các mặt đều là những đa giác đều.
– Xác định loại khối đa diện đều.
VD1: Chứng minh rằng:
a) Trung điểm các cạnh của một tứ diện đều là các đỉnh của một hình bát diện đều.
89
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung
b) Tâm các mặt của một hình lập phương là các đỉnh của một hình bát diện đều.
Chứng minh:
a) Xác định các mặt: 8 mặt.
Xác định các cạnh: 12 cạnh bằng nhau.
b) Xác định các mặt: 8 mặt.
Xác định các cạnh: 12 cạnh bằng nhau.
V. Củng cố, hướng dẫn bài về nhà
- GV hướng dẫn hoạt động làm đồ vật trang trí, đồ dùng học tập sau tiết học: “Khối đa diện lồi, khối đa diện đều” có hình dạng là các khối đa diện, hộp bút, giá sách, đồ trang trí góc học tập, đồ chơi, mô hình phục vụ cho việc học, đồ trang trí trong gia đình,…
90
Hình ảnh một số sản phẩm tự làm của học sinh sau các tiết học - GV lưu ý các vấn đề trong bài học: khối đa diện lồi, khối đa diện đều.
- HS ôn bài và làm Bài 1, 2, 3, 4/sgk-tr39, đọc trước bài tiếp theo.
VI. Rút kinh nghiệm
...
...